giải tích ở trường phổ thông và phương pháp giải toán giải tích.
5. Mục tiêu học phần
Về kiến thức, kĩ năng: Môn học giúp cho học viên hiểu được các mạch kiến thức cơ bản
trong chương trình giải tích trường phổ thông nước ta, biết cách dạy học mỗi mạch kiến thức đó và giúp họ hiểu được các phương pháp giải toán giải tích. Từ đó, có thể thiết kế và dạy tốt chủ đề ở trường phổ thông.
Về thái độ: Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong tiếp cận kiến thức, chủ động và độc lập nghiên cứu, khai thác sâu kiến thức.
7. Nội dung học phần
Nội dung Tài liệu tham khảo
Chương 1: Dạy học giới hạn và hàm số liên tục (10 tiết: 7 LT; 3 BT, TL)
1.1. Nội dung chủ đề giới hạn – liên tục trong chương trình môn Toán ở trường phổ thông
1.1.1. Giới hạn của dãy số 1.1.2. Giới hạn của hàm số 1.1.3. Hàm số liên tục 1.2. Phương pháp dạy học
1.2.1. Tạo ra các hoạt động để học sinh hiểu rõ khái niệm giới hạn 1.2.1. Truyền cho học sinh tư tưởng “chuyển qua giới hạn” và kiểu tư duy “vô hạn, liên tục”
1.2.3. Sửa chữa những sai lầm thường mắc phải của học sinh khi học và giải toán về giới hạn và liên tục
1.2.4. Dạy học giải các bài toán điển hình về giới hạn và hàm số liên tục
[1]; [2];[6]
Chương 2. Dạy học đạo hàm và khảo sát hàm số (20 tiết: 15 LT; 5 BT, TL)
2.1. Nội dung chủ đề đào hàm và khảo sát hàm số trong chương trình môn Toán ở trường phổ thông
2.1.1. Đạo hàm
2.1.2. Khảo sát hàm số 2.2. Phương pháp dạy học
2.2.1.Hình thành khái niệm đạo hàm bằng con đường kiến tạo 2.2.2. Tạo ra các hoạt động để học sinh chủ động, tích cực nhận thức 2.2.3. Tăng cường các bài toán thực tiễn về đạo hàm và khảo sát hàm số
2.2.4. Hình thành quy trình tựa thuật toán, phát triển tư duy thuật toán cho học sinh
2.2.5. Sửa chữa những sai lầm thường mắc phải của học sinh khi học và giải các bài toán về đạo hàm và khảo sát hàm số
2.2.6. Dạy học giải các bài toán điển hình về đạo hàm và khảo sát
[2]; [4]; [5]
hàm số
Chương 3. Dạy học nguyên hàm và tích phân (15 tiết: 8 LT; 7 BT, TL)
3.1. Nội dung chủ đề nguyên hàm và tích phân trong chương trình môn Toán ở trường phổ thông
3.1.1. Nguyên hàm 3.1.2. Tích phân
3.2. Phương pháp dạy học
3.2.1. Vận dụng quan điểm hoạt động trong dạy học nguyên hàm và tích phân
3.2.2. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học nguyên hàm và tích phân
3.2.3. Dạy học giải các bài toán điển hình về nguyên hàm và tích phân
[2]; [3]; [4];[5]
7. Tài liệu tham khảo:
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo,Chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học phổ thông (Ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ - BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), NXB Giáo dục, Hà Nội.
[2]. Phan Đức Chính – Phạm Tấn Dương – Lê Đình Thịnh (1976), Tuyển tập những bài
toán sơ cấp, Tập III, Hình học, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp.
[3]. Nguyễn Phú Lộc (2010), Dạy học hiệu quả môn Giải tích trong trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[4]. Bùi Văn Nghị (2008), Giáo trình Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn Toán,
NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
[5]. Sách giáo khoa, sách giáo viên (môn Toán) phổ thông.
8. Phương pháp đánh giá
-Thang điểm 10,0 (lấy đến một chữ số thập phân)
- Điểm 1: 02 bài kiểm tra (lấy trung bình cộng, làm tròn đến một chữ số thập phân), trọng số 0,3.
- Điểm 2: Bài tập lớn (làm tròn đến một chữ số thập phân), trọng số 0,7.
DẠY HỌC ĐẠI SỐ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1. Tên học phần: Dạy học Đại số ở trường phổ thông ; số tín chỉ: 3 (45 tiết: LT: 30; BT,TL: 15) TL: 15)