Thiết bị đo radon 31

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của khí Radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (Trang 40 - 46)

Hiện nay có rất nhiều phương pháp để xác định nồng độ radon trong môi trường. Nghiên cứu này giới thiệu về phương pháp đo radon trong nhà sử dụng detector CR-39. Đây là một trong những phương pháp đo dài hạn, thời gian cho detector phơi nhiễm trung bình là 3 tháng, ta sẽ có được kết quả nồng độ Radon trong thời gian dài, phục vụ cho các nghiên cứu đánh giá rủi ro cho sức khỏe cộng

đồng.

CR-39 (Columbia Resin – 39) là tên thương mại của một vật liệu nhựa rắn chịu nhiệt với cấu trúc cao phân tử là allyl carbonate. Nó có công thức đơn giản là (C12H18O7)n. Có công thức cấu tạo là:

CR-39 là một trong những vật liệu trong hệ thống các vật liệu rắn phát hiện và theo dõi vết hạt nhân (solid state nuclear track detectors – SSTDs). Những vật liệu này được ứng dụng trong các nghiên cứu về hạt nhân, các tia phóng xạ vũ trụ,

đo nồng độ khí radon trong nhà, khoa học trái đất,... Ưu điểm lớn nhất của những vật liệu này là rẻ và dễ sử dụng. Các nhà khoa học có xu hướng sử dụng nó ngày càng nhiều. Ngoài CR-39, SSTDs còn có LR 115, CN 85, Lexan, Makrofol...

CR-39 có khả năng lưu lại vết khi các hạt bức xạ alpha do radon phát ra. Các hạt alpha có thể bắn phá vào bề mặt detector và để lại các vết với kích thước vô cùng nhỏ. Các vết này sẽđược đếm bằng kính hiển vi với độ phóng đại cao.

2.2.2.2 Cách thiết lp holder

Mỗi detetor CR-39 có kích thước 1,5 x 1,5 cm được đặt trên chóp của một holder hình trụ cao 55 mm và đường kính 35 mm với đầu phía dưới của holder để

trống. Để tránh sự tiếp xúc của bụi vào detector thì đầu dưới của holder được bọc lại bằng giấy lọc. Trong quá trình phơi nhiễm không khí sẽ khuếch tán vào holder và hạt alpha từ sự phân rã của radon cũng khuếch tán vào, từđó các hạt alpha đập vào detector và để lại vết. Sau một thời gian khoảng 90 ngày cho phơi nhiễm tự

nhiên, quy trình khắc vết trên CR-39 đã hoàn thành. Nồng độ Radon có thểđược xác định bằng cách đếm những vết trên detector CR-39 này. Sai số riêng lẻ trong quá trình đo lường radon được ước lượng khoảng ít nhất 10%.

Hình 2.2: Mô tả thiết bịđo radon trong nhà

2.2.2.3 Quy cách treo mu

Vị trí các điểm đo trong nhà phải đáp ứng các yêu cầu sau (TCVN 7889 : 2008, 2008):

• Phải cốđịnh trong suốt quá trình đo.

• Không gần các dòng không khí trong nhà gây ra do thiết bị sinh nhiệt, quạt, thiết bị điều hoà không khí, cửa… Tránh gần các vị trí phát nhiệt như bếp, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Tránh các vị trí có độẩm cao.

• Không đo ở bếp, khu vệ sinh hay phòng tắm.

• Cách cửa sổ, cửa ra - vào ít nhất 90 cm, cách tường ít nhất 30 cm.

• Đầu đo phải đặt cách sàn ít nhất 50 cm và cách các vật khác ít nhất 10 cm. Với các thiết bị đo treo (thiết bị đo vết alpha hay theo dõi liên tục nồng độ

khí Radon), độ cao tối ưu đểđo là 2 – 2,5 m cách sàn. • Diện tích đo tối đa là 200 m2 sàn nhà/ điểm đo.

Hình 2.3: Một hũ nhựa gắn CR-39 được đặt tại hộ gia đình

2.2.2.4 Ly mu và x lý mu

Detector sau khi được lấy ra khỏi holder phải được bảo quản trong giấy nhôm để tránh phơi nhiễm trong quá trình vận chuyển.

Mẫu được xử lý bằng cách ngâm detector CR-39 trong dung dịch NaOH 6N, đậy dụng cụ ngâm mẫu bằng đĩa thuỷ tinh cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 700C trong vòng 24 giờđể làm nổi bật các vết bắn phá của tia alpha lên mẫu [28].

Kết thúc quá trình ngâm, detector được rửa sạch cặn NaOH bằng nước cất và giấm (CH3COOH) 2%.

CR-39 sau khi rửa được để khô tự nhiên và bảo quản lại trong giấy nhôm.

2.2.2.5 Đọc mu

Detector sau khi xử lý hóa chất các vết do tia alpha sẽ to hơn bình thường. Các vết này được đọc bằng kính hiển vi với độ phóng đại 400x.

Kết quả cho ra được số vết alpha/cm2 CR-39. Dựa vào đường chuẩn được xây dựng tại phòng thí nghiệm khoa Môi Trường – Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP. Hồ Chí Minh, từđó tính toán nồng độ radon tại vị trí lấy mẫu.

2.3 THU THẬP SỐ LIỆU Y TẾ - HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ Y TẾ TẠI ĐỊA PHƯƠNG.

2.3.1 Thu thập số liệu y tế

Thông tin về y tế là dữ liệu quan trọng trong đánh giá các ảnh hưởng của radon lên sức khỏe. Việc thu thập số liệu tại các cơ quan y tế trên địa bàn thị xã

được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2010. Số liệu y tế được thống kê từ

Trung tâm y tế thị xã Thủ Dầu Một, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, Trạm y tế 12 xã, phường trong 5 năm từ 2005 đến 2009.

Số liệu từ Trạm y tế xã, phường; Trung Tâm Y tế thị xã: • Số ca tử vong do ung thư phổi từ năm 2005 - 2009.

• Số ca tử vong do các ung thư (cụ thể từng loại ung thư) từ năm 2005

đến năm 2009.

Số liệu từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương:

• Tổng thu dung điều trị từng năm, từ 2005 – 2009. • Số bệnh nhân ung thư phổi điều trị tại bệnh viện. • Số bệnh nhân tử vong do ung thư phổi tại bệnh viện.

2.3.2 Nhận xét hiện trạng công tác quản lý y tế Thị xã Thủ Dầu Một

2.3.2.1 Hin trng công tác qun lý y tế

Hiện nay công tác báo cáo thông tin về y tế tại thị xã Thủ Dầu Một cũng như cả nước đều thực hiện theo trình tự như sau: Y tế xã/phường Æ Trung tâm Y

tếÆ Sở Y tếÆ Bộ Y tế. Y tế xã, phường là tuyến y tếđầu tiên trực tiếp phục vụ

nhân dân, chịu sự quản lý của UBND xã, phường trong công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nhiệm vụ chính là quản lý các chỉ số sức khỏe, tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác lên tuyến trên theo quy định. Về vấn đề quản lý thông tin y tế cần cập nhật, bảo quản và lưu trữ trong các loại sổ sách và báo cáo của trạm y tế.

Mạng lưới Y tế cấp Tỉnh, Thị xã và các xã, phường không có hệ thống quản lý dữ liệu theo dõi bệnh tật, ngoài trừ 1 số bệnh như: Lao, HIV… nằm trong chương trình y tế quốc gia. Đa số các cán bộ y tế cấp Sở, Thị xã đến xã, phường

đều không theo dõi tình hình điều trị, số liệu tử vong của địa phương, các căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao trong cộng đồng.

Những thống kê dữ liệu về y tế không đầy đủ, không cập nhật các thông tin quản lý bệnh nhân như: giới tính, độ tuổi mắc bệnh,… Công cụ quản lý hồ sơ

bệnh án thô sơ, nhiều thiếu sót cản trở các nghiên cứu về y tế.

2.3.2.2 Nhn xét v công tác qun lý y tế

Các số liệu sử dụng cho luận văn do các cán bộ trạm y tế lấy từ các hồ sơ

khai tử của các Uỷ ban nhân dân xã, phường; tập hợp số liệu từ y tế thôn. Số liệu tử vong không chính xác do một số gia đình không khai tử theo đúng căn bệnh gây tử vong. Thực trạng này cho thấy các trạm y tếđều không theo dõi được tình hình diễn biến bệnh và tỉ lệ tử vong của xã, phường.

Theo ý kiến cá nhân của tác giả các trạm y tế xã, phường là cấp quản lý y tế cơ sở, cần thực hiện đúng nhiệm vụ được giao trong công tác theo dõi các chỉ

số sức khỏe cũng như thực hiện thống kê theo dõi bệnh nhân các loại bệnh có tầm

ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng. Sự hoàn thiện về dữ liệu sẽ phục vụ tốt hơn cho các nghiên cứu về sức khỏe, dịch tể học.

CHƯƠNG 3: KT QU KHO SÁT ĐIU TRA 3.1 KẾT QUẢ TỔNG HỢP TỪ BẢNG CÂU HỎI.

Đợt khảo sát thu thập số liệu thực hiện vào tháng 1 năm 2010 tại 12 xã phường khu vực thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Bao gồm 117 phiếu điều tra tiến hành khảo sát tại 117 hộ gia đình với 585 nhân khẩu; trong đó có 294 nam, 291 nữ. Kết quả được thống kê dựa trên phần mềm Microsoft Office Excel 2007 và được tổng hợp như sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của khí Radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)