Tình hình nghiên cứu radon tại Việt Nam 21

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của khí Radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (Trang 30 - 32)

Nhưđã đề cập ở trên, radon đã là vấn đề được quan tâm từ rất lâu trên thế

giới và có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của nó lên sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên ở nước ta các công trình nghiên cứu về radon chưa

được biết đến và còn đang ở bước khởi đầu trong quá trình nghiên cứu về radon. Trong nước có hai chương trình nghiên cứu điển hình liên quan đến khí radon:

1. Chương trình điều tra địa chất 54 đô thị từ năm 1992 đến 2002, trong chương trình Điều tra địa chất đô thị, trên 54 đô thị trong cả nước đã được tiến hành khảo sát bức xạ gamma và trường bức xạ alpha, bao gồm đo nồng độ radon trong không khí ngoài trời và trong nhà ở [1].

Trong Bảng 1.3 trình bày kết quảđo nồng độ radon trong nhà và ngoài trời

ở 12 đô thị. Tổng số 761 điểm khảo sát, nồng độ rađon trong không khí dao động từ 1,0 đến 37,9 Bq/m3, trừ các vị trí gần dị thường phóng xạ rađon, trong nhà ở

dao động từ 5 đến 406 Bq/m3, trong đó 13 ngôi nhà có mức nồng độ radon vượt quá mức giới hạn 150 Bq/m3.

So với các tài liệu trên thế giới đã công bố, nồng độ rađon trong không khí

ở Việt Nam nằm ở mức trung bình, song nồng độ rađon trong nhà tương đối cao. Nguyên nhân chủ yếu là điều kiện nhà ở của nước ta quá chật chội, nhà thấp. Những ngôi nhà có mức nồng độ radon vượt mức giới hạn là loại có kiểu kiến trúc không thông thoáng, xây dựng bằng đá granit, chọn nhà xây dựng trên nền địa chất có cường độ phóng xạ cao như: trên nền đá magma, trên các dị thường sa khoáng ven biển (ilmenit, titan…), trên các đứt gãy địa chất, hoặc vật liệu xây dựng nhà như gạch, ngói đốt bằng những loại than có hoạt độ phóng xạ cao.

Bảng 1.3: Nồng độ radon trong nhà và ngoài trời tại một sốđô thị

Đô thị Radon trong không khí ngoài trời (Bq/m3) Radon trong nhà (Bq/m3) Sốđiểm khảo sát Số vị trí vượt mức 148 Bq/m3 Hà Nội 21.8 38.9 98 1 Đà Nẵng 25.0 48.8 121 2 Điện Biên 5.4 89.5 59 2 Huế 48.7 75.2 68 2 Đồng Hới 38 92.0 39 3 Vinh 19.2 37.7 50 Thanh Hóa 2.2 63.4 60 3 Cao Bằng 1.9 76.0 90 Thái Nguyên 2.2 7.6 20 Hà Giang 2.2 45.9 82 Sơn La 8.5 70.3 50 Hà Đông 17.5 27.5 24

2. Công trình nghiên cứu radon ở Hà Nội: Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm chuyên gia của Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân. Nghiên cứu đo nồng

độ radon trong nhà và ngoài trời [29].

Khảo sát nồng độ khí radon ngoài trời: ở 231 địa điểm khác nhau; sử dụng máy đo alpha trực tiếp. Kết quả xác định được nồng độ Radon trung bình ở Hà Nội là 17 đơn vị Bq/m3. Nơi đo thấp nhất là 4 đơn vị Bq/m3 và nơi đo cao nhất là 58 Bq/m3.

Khảo sát nồng độ khí radon trong nhà: tại 40 căn phòng ở Hà Nội; sử dụng phương pháp detector vết hạt nhân trong 3 tháng liên tục; 2 lần vào năm 2007 và 2008. Kết quả cho thấy nồng độ Radon ở nơi thấp nhất đo được là 7,2 Bq/m3, nơi cao nhất là 138 Bq/m3 và trung bình là 38,3 Bq/m3.

Cần lưu ý đến sự xuất hiện nồng độ radon tương đối cao (138 Bq/m3) của một căn phòng ở Hà Nội. Chắc đây chưa phải là trường hợp có nồng độ radon cao duy nhất, vì chỉ mới có một số lượng rất nhỏ 40 căn phòng ở Hà Nội được khảo sát. Có thể sẽ còn có nhiều căn phòng, ngôi nhà có nồng độ Radon vượt quá con số 138 Bq/m3 nói trên. Điều này đặt ra nhu cầu tiếp tục khảo sát với một mật độ

dày hơn nữa các căn phòng, ngôi nhà xây dựng bằng vật liệu khác nhau, kết cấu khác nhau, cao độ khác nhau, vị trí địa lý khác nhau. Để từđó có những kết luận

đầy đủ hơn, chuẩn xác hơn.

Nhìn chung, tại nước ta hiểu biết radon vẫn còn mới mẻ nếu không muốn nói là xa lạ với cộng đồng dân cư. Các nghiên cứu và khảo sát mới chỉ dừng lại ở

mức đo đạc nồng độ radon, chưa có sự đánh giá những ảnh hưởng của radon lên sức khỏe cộng đồng cũng như chưa đưa ra các chương trình ngăn ngừa, giảm thiểu radon hay tuyên truyền rủi ro, nâng cao nhận thức. “Kẻ giết người thầm lặng – radon” thực sự vẫn chưa được nhìn nhận và đánh giá đúng, dù rằng nó vẫn đang là nguyên nhân quan trọng gây ra tử vong trong cộng đồng. Trong điều kiện nhà ở

nước ta tại các đô thị hiện nay là tương đối hẹp, thiếu không gian, cũng là môi trường thuận lợi tập trung radon cao. Bên cạnh đó mức sống người dân chưa cao cũng là 1 yếu tố làm cho radon không nằm trong những vấn đề môi trường – sức khỏe bức thiết cần được quan tâm.

Ở nước ta, ung thư phổi ở nam là loại ung thư phát sinh với tần số cao nhất (với tỉ lệ 39 trên 100,000 dân số tại Thành phố Hồ Chí Minh) so với tất cả các bệnh ung thư khác [5]. Liệu rằng radon có góp phần vào nguyên nhân của những ca ung thư phổi nêu trên? Đó vẫn còn là một bài toán, dù rằng mọi người đều biết thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phổi nhưng ít ai biết rằng radon cũng nguy hại không kém và nó hiện hữu trong chính ngôi nhà mà chúng ta đang sống.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của khí Radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (Trang 30 - 32)