Ước tính rủi ro trung bình tử vong do ung thư phổi với phơi nhiễm suốt đời
ở nồng độ C được tính toán theo công thức EPA đã sử dụng như sau:
ER = w × t × risk estimate
Trong đó:
• w: giá trị tỷ lệ phơi nhiễm trung bình được ước tính trong một năm (WLM/y)
• t: tuổi thọ trung bình của 1 quốc gia. Risk estimate = 5.38×10−4/ WLM cho toàn dân số;
= 9.68×10−4/WLM người đã từng hút thuốc; = 1.67×10−4/WLM cho người không hút thuốc.
Bảng 4.3: Ước tính rủi ro/WLM theo giới tính và tình trạng hút thuốc Giới tính Tình trạng hút thuốc Rủi ro/WLM (10-4) Tuổi thọ trung bình (năm) EPA Tuổi thọ trung bình của Việt Nam a Nam Không hút thuHút thuốc ốc
Toàn thể nam giới 10.6 1.74 6.40 71.5 72.8 72.1 69.4 70.7 70 Nữ Không hút thuHút thuốc ốc
Toàn thể nữ giới 8.51 1.61 4.39 78.0 79.4 78.8 74.2 75.6 75 Dân số chung Hút thuốc Không hút thuốc Toàn thể dân số 9.68 1.67 5.38 74.2 76.4 75.4 70.8 73 72 Nguồn: Trích từ tài liệu [9]
Ví dụ: Một người nam phơi nhiễm suốt đời với nồng độ 2pCi/l thì tỉ lệ phơi nhiễm được ước tính trung bình trong 1 năm là: 0.288 WLM/y.
• Giới tính nam và hút thuốc thì RR/WLM: 10.6 x 10-4/WLM và t = 69.4 ER = 0.288 (WLM/y) x 69.4 (y) x 10.6 x 10-4/WLM = 0.021
(trong 1000 người sẽ có 21 người tử vong do ung thư phổi liên quan đến radon)
• Giới tính nam và không hút thuốc thì RR/WLM: 1.74 x 10-4 và t = 70.7 ER = 0.288 (WLM/y) x 70.7 (y) x 1.74 x 10-4/WLM = 0.0035
(trong 10000 người sẽ có 35 người tử vong do ung thư phổi liên quan đến radon) Kết luận: Rủi ro tử vong do ung thư phổi vì phơi nhiễm radon ở cùng 1 nồng độ C sẽ cao hơn 6 lần ở người hút thuốc so với người không hút thuốc.
4.3.2 Đánh giá rủi ro sức khoẻ do phơi nhiễm radon tại Thủ Dầu Một
Theo kết quả phân tích, nồng độ radon tại các hộ gia đình có nồng độ radon trong nhà cao nhất (53 Bq/m3 = 1.5 pCi/l)
Theo khảo sát, hộ gia đình này có 4 thành viên.
Thành viên Độ tuổi Giới tính Tình trạng hút thuốc
TV01 40 Nam Hút thuốc
TV02 40 Nữ Không hút thuốc TV03 15 Nam Không hút thuốc TV04 14 Nam Không hút thuốc Phơi nhiễm trung bình được ước tính trong 1 năm của các thành viên:
w = 1.5 x 0.144 WLM/y = 0.216 WLM/y
Rủi ro tương đối vượt mức theo mô hình nồng độ khoảng thời gian 10 năm tới • ERRTV01-02 = 0.0768 (0.216 + 0.78 x 0.216 x 10y + 0.51 x 0.216 x 30y) =
0.399
• ERRTV03-04 = 0.0768 (0.216) = 0.0166
Rủi ro trung bình tử vong do ung thư phổi vì phơi nhiễm radon suốt đời • ERTV01 = 0.216 x 69.4 x 10.6 x 10-4 = 0.016
• ERTV02 = 0.216 x 75.6 x 1.61 x 10-4 = 0.0026 • ERTV03-04 = 0.216 x 70.7 x 1.74 x 10-4 = 0.00266
(*giả sử TV03-04 sẽ không hút thuốc)
Trong hình 4.5 biểu diễn rủi ro trung bình tử vong do ung thư phổi liên quan đến radon cho 4 nhóm đối tượng giới tính và tình trạng hút thuốc. Kết quả
cho thấy rủi ro tử vong ở nam hút thuốc cao hơn gấp 6 lần không hút thuốc, tương tựở nữ hút thuốc rủi ro cũng cao hơn nữ không hút thuốc hơn 5 lần.
Bảng 4.4: Mô tả rủi ro trung bình tử vong cho các nhóm đối tượng nghiên cứu Giới tính - tình trạng hút
thuốc ER Min – ER Max ER Trung bình Nam không hút thuốc 0.00047 – 0.00352 0.00105 ± 0.00041 Nam hút thuốc 0.00281 – 0.02105 0.00627 ± 0.00248 Nữ không hút thuốc 0.00046 – 0.00348 0.00104 ± 0.00041 Nữ hút thuốc 0.00241 – 0.01806 0.00538 ± 0.00213
Dân số chung 0.00148 – 0.01108 0.00619 ± 0.00346
Hình 4.5: Rủi ro tử vong do ung thư phổi của người dân Thủ Dầu Một do phơi nhiễm radon suốt đời ở nồng độ khảo sát đối với các nhóm đối tượng.
4.3.3 Đánh giá tỉ lệ tử vong
Đánh giá được dựa trên các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học châu Âu, kết hợp với phương pháp cổđiển được đề xuất bởi Covello và Merkhofer cho tính rủi ro và áp dụng trong các nghiên cứu của Catelinois và các đồng sựđể ước tính tổng thể các rủi ro tử vong tại Pháp [26].
Để tính toán số tử vong do ung thư phổi liên quan đến radon, những kết quả nồng
độ, tổng tử vong do ung thư phổi và mối quan hệ phơi nhiễm và phản ứng theo phương trình
Rn A d A T Rn A d A Rn RR N RR N , , , , , , 1+ × = Trong đó,
• NRn,A,d : số ca tử vong do ung thư phổi liên quan đến radon hằng năm ở độ
tuổi A và trong khu vực d.
• RRA,Rn: rủi ro tương đối suốt đời cho các cá nhân ở độ tuổi A, trong vùng d.
• NT,A,d : tỉ lệ tử vong do ung thư phổi hằng năm cho nhóm độ tuổi A, vùng d.
Theo khảo sát từ các cơ sở y tế tại khu vực nghiên cứu, kết quả tổng kết trong 5 năm từ 2005 – 2009, toàn thị xã Thủ Dầu Một có 32 ca tử vong do ung thư
phổi ở tất cả các độ tuổi. Rủi ro tương đối suốt đời ở tất cả các độ tuổi cho dân số
chung với mức phơi nhiễm trung bình hằng năm 0.09 WLM/y là: RRA,Rn = 0.0062; NT, A, d = 6.4.
Vậy số ca tử vong do ung thư phổi liên quan đến radon hằng năm tại Thủ
Dầu Một là: NRn,A,d = 0.004 (Trong 1000 ca tử vong do ung thư phổi hằng năm, có 4 ca tử vong do ung thư phổi liên quan đến radon).
4.3.4 Đánh giá ảnh hưởng theo số liệu y tế thống kê tại địa phương
Theo số liệu thống kê y tế tại địa phương trong 5 năm (2005 – 2009) trong Bảng 3.11 về tình hình tử vong của 12 xã phường và nồng độ đo được trung bình năm thể hiện trong biểu đồ Hình 4.6 cho thấy nồng độ radon tại các xã phường chênh lệch không nhiều, trong khi đó số ca tử vong lại chênh lệch khác biệt. Chẳng hạn Xã Hiệp An có nồng độ cao thứ 3 và trong 5 năm cán bộ y tế ghi nhận 0 có ca nào tử vong do ung thư phổi. Ngược lại, Phú Thọ là phường có mức radon thấp nhất nhưng tỉ lệ ung thư phổi lại cao thứ 3 so với các xã phường khác.
Hình 4.6: Nồng độ radon trung bình năm tại các xã phường và số lượng tử vong do ung thư phổi
Kết quả cho thấy, với mức nồng độ trung bình tại khu vực nghiên cứu là 22.09 Bq/m3 và số ca tử vong do ung thư phổi trung bình trong 5 năm thì hầu như radon có mối liên quan rất ít vào những ca tử vong do ung thư phổi khảo sát được từ thực tế. Những trường hợp tử vong do ung thư phổi có thể từ nhiều nguyên nhân quan trọng khác như: hút thuốc lá, môi trường làm việc ô nhiễm... và trong
đó nhân tố radon trong nhà chiếm ảnh hưởng không đáng kể.
4.4 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Nồng độ radon phân tích tại các hộ gia đình lấy mẫu đều nằm trong khoảng cho phép theo TCVN và thế giới. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu là việc làm không cấp thiết đối với khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, qua quá trình phỏng vấn điều tra và dựa theo các nguyên lý hiệu ứng bẫy radon trong nhà cho thấy nồng độ mùa mưa tại các hộ gia đình cao hơn mùa khô, và nguyên nhân quan trọng là số thời gian mở cửa phụ thuộc vào đặc điểm thời tiết là vào mùa khô cao hơn so với mùa mưa.
Theo nghiên cứu khác về xác định các yếu tốảnh hưởng đến nồng độ radon trong nhà tại Thủ Dầu Một của nhóm nghiên cứu Khoa Môi Trường (ĐHKHTN - TPHCM) thì nồng độ radon tại các điểm khảo sát phụ thuộc vào các yếu tố như:
Độ thông thoáng của ngôi nhà, vật liệu lót trần, nền nhà là các yếu tố chính ảnh hưởng đến nồng độ radon trong nhà tại khu vực này.
Từđó, tác giả đưa ra một số đề xuất giải pháp áp dụng cho khu vực thị xã Thủ Dầu Một với mục đích khống chế sự gia tăng nồng độ radon trong nhà một cách đơn giản và phù hợp với điều kiện tự nhiên – xã hội của thị xã Thủ Dầu Một như sau:
- Các hộ gia đình gia tăng thời gian mở cửa sổ và cửa chính mục đích làm tăng độ thông thoáng cho ngôi nhà, đặc biệt là đối với các phòng ngủ, phòng bếp.
- Khi xây dựng mới cần chú ý trong việc lựa chọn các vật liệu lót nền, trần nhà chứa ít hàm lượng nuclit phóng xạ như: đá granit, xi măng. Ví dụ: Thay vì lót nền bằng xi măng, đá... các hộ gia đình có thể sử dụng gạch tàu, gạch men thay thế nhằm giảm nồng độ radon trong nhà, vì vật liệu xây dựng cũng chính là nguyên nhân quan trọng làm gia tăng nồng độ radon trong nhà.
- Vật liệu trần nhà cũng có ảnh hưởng đến nồng độ radon, nghiên cứu trên cũng cho thấy nồng độ tại các nhà có trần bê tông xi măng thì có nồng độ
cao hơn trần làm bằng nhựa hoặc tôn. Thủ Dầu Một là 1 thị xã phát triển, tuy nhiên điều kiện đất đai sử dụng vẫn tương đối rộng vì vậy các hộ gia
đình nên thiết kế nhà thoáng mát, hài hòa với thiên nhiên thay vì xây nhà có quá nhiều tầng lầu. Đây cũng là một biện pháp giảm bớt nồng độ radon trong nhà.
Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là một nguyên nhân gây tác động cộng hưởng trong quá trình hủy hoại tế bào phổi, dẫn đến ung thư. Vì vậy ngoài giải pháp khống chế sự gia tăng nồng độ radon trong nhà cần phải khuyến cáo người dân hạn chế việc sử dụng thuốc lá, đặc biệt đối với những người sống trong khu vực có nồng độ radon cao.
KẾT LUẬN
Những nghiên cứu về Radon ở Việt Nam còn rất ít, chỉ tập trung điều tra giá trị nồng độ, chứ chưa có một nghiên cứu nào về đánh giá những rủi ro của người dân do khí Radon gây ra. Do đó, đề tài đã bước đầu đánh giá rủi ro của khí radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng tại khu vực thị xã Thủ Dầu Một. Đề
tài đã thực hiện khảo sát ở 117 nhà với tổng cộng 585 nhân khẩu trong khu vực thị
xã Thủ Dầu Một, từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 8 năm 2010 và đã đạt được những kết quả như sau:
- Nồng độ Radon nằm trong khoảng 10.49 – 73.58 Bq/m3, tập trung chủ
yếu trong khoảng 15 - 30 Bq/m3 (chiếm 88.89%). Nồng độ trung bình cả năm là 22.09 Bq/m3. Nồng độ tại tất cả các điểm khảo sát đều đạt theo TCVN 7889:2008.
- Kết quảđánh giá ảnh hưởng của radon trong nhà lên sức khỏe người dân Thủ Dầu Một với mức rủi ro tương đối do phơi nhiễm suốt đời cho dân số chung là: 0.00619 ± 0.00346. Rủi ro mắc ung thư phổi do phơi nhiễm radon ở người hút thuốc cao gấp 6 lần so với người không hút thuốc. Đây mới chỉ là kết quả đánh giá ban đầu cho rủi ro sức khởe của người dân, luận văn còn nhiều hạn chế do không đánh giá được rủi ro cho các độ tuổi khác nhau của người dân. Tuy nhiên tất cả các báo cáo khoa học nghiên cứu vềảnh hưởng của radon lên tế bào đều đưa ra nhận định rằng: radon là chất gây ung thư nên không có ngưỡng gây nguy hại; vì vậy phơi nhiễm dù ở bất kỳ nồng độ nào cũng gây nên những ảnh hưởng lên cơ
thể sống và gia tăng rủi ro mắc ung thư.
- Thống kê số ca tử vong do ung thư phổi hằng năm tại Thủ Dầu Một là 6 ca/năm. Dựa trên thống kê này thì số ca tử vong do ung thư phổi liên quan đến radon hằng năm là 0.004 (4/10.000 ca tử vong do ung thư phổi hằng năm).
- Hiện trạng công tác tổ chức và quản lý bệnh nhân còn nhiều bất cập. Hệ
quản lý chưa có sự theo dõi bệnh nhân trong suốt trong quá trình phát hiện bệnh,
điều trịđến tử vong.
- Nghiên cứu những ảnh hưởng của khí radon trong nhà lên sức khỏe cộng
đồng tại Thủ Dầu Một bước đầu cho thấy nồng độ radon khu vực này nhìn chung nằm trong mức an toàn cho sức khỏe người dân. Tác giảđề nghị cần áp dụng rộng rãi hơn cho các tỉnh thành khác trong khu vực cũng như cả nước, từđó tạo lập 1 hệ thống dữ liệu nồng độ radon trong nhà phục vụ cho công tác dựđoán các rủi ro phóng xạ trong môi trường cũng như an toàn sức khỏe cộng đồng nói chung.
- Trong quá trình phỏng vấn điều tra, tác giả nhận thấy cần thiết phải tuyên truyền cho người dân ở mọi trình độ hiểu biết về radon và những ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe, đặc biệt đối với người hút thuốc lá. Các cơ quan môi trường
địa phương cần hướng dẫn người dân một số biện pháp giảm thiểu radon đơn giản, dễ thực hiện. Nồng độ radon tại đây không cao nên các biện pháp chủ yếu nhằm giảm tối đa lượng tập trung khí radon trong nhà, kiểm soát nồng độ ở mức
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước:
1. Nguyễn Ngọc Chân và cộng sự. Radon trong không khí: Ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người và một số kết quả do radon phục vục điều tra, đánh giá môi trường,
Tạp chí Địa Chất, loạt A, số 301, 7-8-2007.
2. ChếĐình Lý (2008), Giáo Trình Đánh Giá Rủi Ro Môi Trường, Viện Môi Trường và Tài Nguyên, Đại Học Quốc Gia TPHCM.
3. Lê Thị Hồng Trân (2008), Đánh Giá Rủi Ro Sức Khỏe và Đánh Giá Rủi Ro Sinh Thái, Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật.
4. Ngô Đức Chân (1998), Báo cáo chuyên đề đặc điểm các trường vật lý vùng đô thị Thủ Dầu Một, Liên đoàn ĐCTV – ĐCCT miền Nam.
5. Nguyễn Văn Tuấn (2007), Truy tìm ung thư: lợi và hại, Nhà xuất bản Trẻ.
6. Nguyễn Thị Phương Thảo (2005), Luận văn đánh giá điều kiện địa chất môi trường vùng đô thị Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương, Khoa Địa Chất Dầu Khí, Đại Học Bách Khoa TPHCM.
Tài liệu nước ngoài:
7. A.J.Khan (2000), A Study of Indoor Radon Levels in Indian Dwellings Influencing Factors and Lung Cancer Risks, Department of Physics, A.M.U, Aligarh, India. 8. Department of Public Health University of Oxford (2005), Lung Cancer Deaths from
Indoor Radon and The Cost Effectiveness and Potential of Policies to Reduce them, Oxford University. UK.
9. Environmental Protection Agency (2003), EPA Assessment of Risks from Radon in
Homes. Office of Radiation and Indoor Air, United States Environmental Protection Agency – Washington, DC.
10.Massachusetts Medical Society (1994), Residential Radon Exposure and Lung
Cancer in Sweden, Massachusetts Medical Society.
11.National Academy of Sciences (1999), Health Effects of Exposure to Radon: BEIR VI. National Academy Press, Washington, DC.
12.National Academy of Sciences (1988), Health Risks of Radon and Other Internally
Deposited Alpha – Emitters: BEIR IV National Academy Press, Washington, DC.
13.National Academy of Sciences(2005), Assessment of the Scientific Information for the
Radiation Exposure Screening and Education Program. National Academy Press,
Washington, DC.
14.National Academy of Sciences (2005), Health Effects of Exposure to Radon: Time for
Reassessment. National Academy Press, Washington, DC.
15.National Cancer Institute (1990), vol 48, Indoor Radon and Lung Cancer in China, Journal of the National Cancer Institute, China.
16.Philippe Pirard (2007), How to Conduct a Health Impact Assessment (HIA) on
Exposure to Indoor Radon of European Children – Guidelines. European
Environment and Health Information System.
17.P.Wanabongse; S. Tokonami; S. Bovornkiti (2005), Current Studies on Radon Gas in Thailand, The Academy of Science, The Royal Institute, Bangkok, Thailand.
18.R.Diispanen (2000), Radon and Lung Cancer in Finland: are the signs of radiation hormesis? Environmental Geochemistry and Health.
19.Stanley H. Ward (1990), Geotechnical and environmental geophysics, Vol. I.
20.WHO (2005), The 1 st Meeting of National Experts for WHO’s International Radon Project, 17-18 January 2005. Geneva, Switzerland.
21.WHO (2006), The 2nd Meeting of National Experts for WHO’s International Radon Project, 13-15 March 2006. Geneva, Switzerland.
22.WHO (2007), The 3rd Meeting of National Experts for WHO’s International Radon Project, 13-15 March 2007. Geneva, Switzerland.
23.WHO (2009), WHO Handbook on Indoor Radon – A Public Health Perspective,