Các ảnh hưởng radon đối với sức khỏe đã được các tổ chức uy tín trên thế
giới tiến hành nghiên cứu và chứng minh. WHO cũng hướng tới việc đưa ra những hướng dẫn cụ thể về radon cho toàn thế giới.
WHO đã tổ chức 3 cuộc họp vào năm 2005, 2006 và 2007 nhằm mục tiêu kêu gọi các nước cùng chung tay hành động vì radon và từ đó đưa ra các chiến lược radon cho các quốc gia. Chương trình radon của WHO bao gồm 4 nội dung chính như sau:
a. Về khoa học:
- Mô hình rủi ro: phát triển mô hình WHO cho chương trình rủi ro ung thư
phổi do radon dựa trên BEIR VI của NAS kết hợp những phân tích bao gồm những ảnh hưởng tổng hợp từ hút thuốc.
- Cơ sở dữ liệu radon: phát triển cơ sở dữ liệu toàn cầu về nồng độ radon trong nhà và ngoài trời; mô tả sự biến đổi radon sử dụng phương pháp bản
đồ.
- Tác động sức khoẻ cộng đồng: ước tính gánh nặng toàn cầu về bệnh tật do radon.
b. Chính sách:
- Cẩm nang hướng dẫn nguyên tắc chỉđạo về phơi nhiễm radon trong nhà. - Chỉđạo và kiểm soát các phân tích kinh tế của chiến lược giảm thiểu khác.
c. Đo đạc và giảm thiểu:
- Đo đạc radon trong nhà: đề nghị các phương pháp đo radon trong nhà. - Giảm thiểu radon: đề xuất công nghệ giảm thiểu radon trong nhà.
d. Truyền thông:
- Các tài liệu truyền thông đẩy mạnh chương trình WHO tới cộng đồng và các cơ quan sức khoẻ quốc gia.
Cuộc họp lần thứ nhất về Radon trên thế giới do Tổ chức Y tế thế giới WHO tổ chức vào ngày 17 và 18/01/2005. Thành phần tham dự chủ yếu là các nước phát triển: Mỹ, Anh, Nhật, Đức, Canada, Thụy Điển, Brazil, Nga, Trung Quốc, Tây Ban Nha. Cuộc họp bao gồm 6 nội dung [20]:
1. Chứng minh cho các kế hoạch, dự án radon của WHO và sự cần thiết hành
2. Nền khoa học hiện nay trong việc hỗ trợ sự phát triển các khế ước về
radon.
3. Các phương pháp của WHO trong đánh giá vấn đề bệnh tật. 4. Điều chỉnh môi trường hiện nay về radon trên toàn thế giới. 5. Các biện pháp ngăn ngừa giảm thiểu.
6. Định hướng chương trình radon của WHO.
Cuộc họp lần thứ 2 của WHO về Radon tổ chức vào ngày 13, 15/03/2006. Thành phần tham gia chương trình có thêm 1 số nước mới như: Các nước Đông Âu, Ấn Độ, Mianmar, Ecuador, Peru. Phiên họp lần này nhằm xem xét lại các mục tiêu của chương trình Radon quốc tế bao gồm [21]:
1. Xác định tính hiệu quả của mục tiêu trong việc làm giảm ảnh hưởng của radon đến sức khoẻ.
2. Đẩy mạnh quyền lựa chọn chính sách, chương trình ngăn ngừa giảm thiểu
đối với chính quyền các quốc gia.
3. Nâng cao nhận thức cộng đồng và cả chính phủ về hậu quả của phơi nhiễm radon.
4. Nâng cao nhận thức về sự thành lập nguồn tài chính thế chấp cho những
ảnh hưởng tiềm tàng do mức radon tăng lên cao ảnh hưởng đến các giá trị
của cá nhân.
5. Quan trắc định kì, nhằm theo dõi chắc chắn về những ảnh hưởng. 6. Ước tính ảnh hưởng toàn cầu do phơi nhiễm radon trong nhà. 7. Tạo lập hệ thống cơ sở dữ liệu.
Cuộc họp lần thứ 3 về radon của WHO tổ chức vào ngày 13, 15/03/2007. Phiên họp kết thúc này bàn thảo lại các vấn đề của các nhóm nghiên cứu, bao gồm các nội dung chính sau [22]:
1. Tình hình chung của chương trình radon thế giới.
2. Chương trình nghị sự các nhóm tham gia radon thế giới. 3. Những rủi ro radon và tuyên truyền.
Tất cả các khảo sát nghiên cứu và đánh giá của các quốc gia tham dự 3 cuộc họp của WHO được tổng hợp và phát triển thành WHO Handbook on indoor radon; đã được xuất bản vào năm 2009, gồm 6 chương với các nội dung chủ yếu: những ảnh hưởng sức khỏe của radon; các nguyên tắc đo radon; các biện pháp ngăn chặn và giảm thiểu; phân tích chi phí – lợi ích; tuyên truyền rủi ro radon và các chương trình radon quốc gia. Kết quả 3 cuộc họp của WHO là một báo cáo
đầy đủ nhất về các nguyên tắc trong phân tích radon, điều tra khảo sát cũng như đánh giá những ảnh hưởng của radon đến sức khỏe cộng đồng và tuyên truyền nhận thức về những rủi ro từ radon trong nhà. Qua đó, WHO đã đưa mối quan tâm của các nước tình nguyện tham gia thành mối quan tâm chung của toàn thế giới về
radon.
Hình 1.6: Các nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới vềảnh hưởng của radon