Nứt lưới dạng khối (Block cracking) (hình 3.2.5)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG ASPHAL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC (Trang 67 - 70)

a. Khái niệm:

Là loại hình hư hỏng phát triển từ vết nứt ngang và nứt dọc. Các vết nứt nối với nhau và chia mặt đường thành những mảnh hình chữ nhật. Mỗi khối có kích thước xấp xỉ từ 0,1 m2 đến 9,0 m2 (1 ft2 đến 100ft2). Những khối lớn hơn thì được xếp vào vết nứt dọc hay vết nứt ngang. Nứt khối thông thường xuất hiện ở khu vực mặt đường có tỷ lệ xe chạy lớn nhưng đôi khi sẽ chỉ xuất hiện ở khu vực không lưu thông.

Hình 3.2.5b: Nứt lưới vừa

b. Nguyên nhân:

Nguyên nhân thường là nứt do nhiệt độ thấp kết hợp với hiện tượng lão hoá, đặc biệt là lão hoá trong quá trình thi công không được kiểm soát. Loại hình vết nứt này cũng thường xuất hiện trên những khu vực rải bê tông nhựa bề mặt lớn như sân, bãi đỗ xe. Nếu tại các vị trí này có xuất hiện nứt lưới lớn sẽ là hiện tượng hư hỏng nghiêm trọng, vì đây là hiện tượng hư hỏng có liên quan đến chiều dày vật liệu rải móng so với yêu cầu và hoặc do dính bám không tốt. Quá trình xuống cấp sẽ diễn ra hết sức nhanh chóng do xuất hiện nứt thứ cấp và bong bật từng mảng vật liệu bề mặt. Sửa chữa cho hiện tượng hư hỏng này cũng rất phức tạp và sẽ phải bóc bỏ toàn bộ phần vật liệu mặt đường có hư hỏng trước khi rải tăng cường.

c. Phân loại mức độ nghiêm trọng:

- Loại hình hư hỏng này được chia làm ba mức độ nghiêm trọng:

Mức độ nhẹ (hình 2.5a): Là khi chiều rộng vết nứt ≤ 6mm và kích thước mỗi khối nứt ≥ 9 x 9 (mm);

Mức độ vừa (hình 2.5b): Là khi chiều rộng vết nứt > 6mm và ≤ 19mm và kích thước block 5 x 5 đến 8 x 8 (mm);

Mức độ nặng (hình 2.5c): Là khi chiều rộng vết nứt > 19mm và kích thước block 2 x 2 đến 4 x 4 (mm).

3.2.6.Nứt phản ánh (Reflect Craking) (hình 3.2.6).

a. Khái niệm:

Nứt phản ánh xảy ra trên mặt của kết cấu mặt đường có liên quan đến và bị gây ra bởi sự di chuyển tương đối của vệt nứt hoặc của khe nối từ lớp phía dưới.

b. Nguyên nhân:

Nứt phản ánh có thể do các nguyên nhân sau:

- Nứt từ khe nối của mặt đường bê tông xi măng phía dưới. - Truyền từ vết nứt do nhiệt của mặt đường bê tông nhựa cũ. - Truyền từ nứt lưới lớn của mặt đường phía dưới.

- Truyền từ nứt dọc của mặt đường phía dưới. - Truyền từ nứt do mỏi của mặt đường phía dưới.

Hình 3.2.6: Nứt phản ánh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG ASPHAL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)