Các chỉ số làm cơ sở để đánh giá và lựa chọn giải pháp khắc phục mặt đường Bê tông Asphal trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG ASPHAL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC (Trang 81 - 83)

3.4.1. Đặt vấn đề.

Lựa chọn giải pháp khắc phục mặt đường bê tông Asphal trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là một trong những bước thực hiện quan trọng để lập kế hoạch, chiến lược bảo dưỡng đường bộ. Phương pháp lựa chọn có thể từ đơn giản, chỉ phụ thuộc vào đặc trưng hư hỏng riêng rẽ của mặt đường, đến phức tạp hơn dựa vào các chỉ tiêu tổng hợp hoặc phối hợp các chỉ tiêu tổng hợp đặc trưng mặt đường, rồi phức tạp hơn cả là đến phối hợp các yếu tố liên quan như lưu lượng giao thông, điều kiện tự nhiên… để thoả mãn hàm mục tiêu của tiến trình tối ưu hoá là có hệ thống mạng lưới đường với các chỉ tiêu kỹ thuật tốt nhất, hoặc có chi phí bảo dưỡng đường

theo thời gian ít nhất hay tổng chi phí cho đường là tối thiểu…, thậm chí là thoả mãn việc sử dụng một số vốn nhất định cho bảo dưỡng đường một cách hiệu quả nhất. Toàn bộ quá trình này có thể thể hiện một cách tổng quát theo sơ đồ hình 2.12.

Quyết định một giải pháp bao dưỡng sửa chữa mặt đường trên thực tế là đưa ra một phương án mang tính kinh tế, kỹ thuật. Nghĩa là, cần phải đưa ra một giải pháp hợp lý về tính kỹ thuật và phù hợp với nguồn vốn thông thường là rất hạn hẹp cho bảo dưỡng sửa chữa đường.

Ở Bắc Ninh hiện nay việc bảo trì đường bộ được thực hiện theo kế hoạch là phổ biến, với việc phân bổ vốn là theo đó là các hình thức bảo dưỡng sửa chữa tương ứng với vốn được phân bổ theo cấp đường và phân vùng địa hình. Tuy nhiên làm cách này chưa xét được tổng thể về kinh tế - kỹ thuật đối với mặt đường. Vì vậy cần đưa ra cá điều kiện giới hạn cho thời điểm và hình thức thực hiện một loại hình công việc. Điều kiện giới hạn có thể được thể hiện qua chỉ tiêu đặc trưng mặt đường riêng biệt, như độ bằng phẳng, độ nhám, cường độ mặt đường, chiều sâu vệt lún bánh xe, % diện tích mặt đường bị nứt… hoặc theo chỉ tiêu tổng hợp như hệ số tình trạng mặt đường, hệ số hư hỏng mặt đường, hệ số kết cấu… để tối ưu hoá trên cơ sở chi phí sửa chữa bảo dưỡng và tuổi thọ của mặt đường. Một số phương pháp lựa chọn giải pháp bảo dưỡng sửa chữa mặt đường theo cách này là:

Hình 3.4.1. Các bước thực hiện lập kế hoạch/Chiến lược bảo dưỡng sửa chữa mặt đường

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG ASPHAL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)