KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ a Kết luận.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG ASPHAL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC (Trang 109 - 112)

a. Kết luận.

Đề tài: "Các dạng hư hỏng mặt đườngbê nhựa, nguyên nhân và giải pháp khắc phục" đã tập trung giải quyết các nội dung chính mà mục tiêu nghiên cứu đề

ra, đồng thời rút ra được một số kết luận có ý nghĩa khoa học và ý kiến thực tiễn như sau:

a. Mặt đường bê tông nhựa là loại mặt đường mềm được sử dụng rộng rãi ở nước ta vì có những ưu điểm vượt trội. để tận dụng được những ưu điểm đó thì phải duy trì được tình trạng tốt ban đầu của mặt đường. Nhưng hư hỏng của loại mặt đường này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả khai thác của tuyến đường, gây khó khăn cho việc lưu thông xe trên đường, dẫn đến thường xuyên xảy ratai nạn và nhất là làm giảm hiệu quả kinh tế, làm mất mỹ quan của tuyến đường. Hư hỏng mặt đường mềm chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

- Khảo sát để thiết kế kết cấu chưa phù hợp dẫn tới chưa xác định được một cách tin cậy tải trọng xe, lượng xe nặng, xe quá tải dẫn đến kết cấu được thiết kế chưa đáp ứng được lượng xe thực tế chạy trên đường, nhất là tình trạng xe quá tải phát triển mạnh ở nước ta gần đây nhưng chưa có giải pháp kiểm soát triệt để.

- Công tác quản lý chất lượng thi công bê tông nhựa hiện nay chưa được kiểm soát chặt chẽ. Hiện tượng sử dụng vật liệu đá, cát, bột đá không đảm bảo chất lượng theo quy định còn khá phổ biến, việc thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa đúng quy định được tuân thủ do thiếu kinh nghiệm và ý thức của cánbộ thiết kế của Nhà thầu; quy trình sản xuất bê tông nhựa tại trạm còn lỏng lẻo dẫn tới vật liệu bê tông nhựa kém ổn định, việc tuân thủ quy định về thời tiết, nhiệt độ thi công bê tông nhựa chưa được nghiêm túc dẫn tới hoặc nhiệt độ thi công không đúng quy định, hoặc thi công trong thời tiết không phù hợp xảy ra không ít dẫn tới làm giảm chất lượng mặt đường bê tông nhựa

b. Việc phân loại các hư hỏng, đánh giá xác định các nguyên nhân gây hư hỏng là cần thiết, được thế giới áp dụng để làm cơ sở xác định rõ thời gian khai thác còn lại (hay thời gian làm việc còn lại) của công trình, từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp, kinh tế nhằm hạn chế các hư hỏng, nâng cao chất lượng kỹ thuật của đường, đảm bảo an toàn thuận lợi trong giao thông, nâng cao năng suất vận tải, hạ

giá thành vận chuyển, hạn chế mức thấp nhất tai nạn giao thông. Vì vạy, việc nghiên cứu phân loại hư hỏng, xác định nguyên nhân hư hỏng và đề xuất giải pháp khắc phục là cần thiết ở Việt Nam hiện nay.

c. Để đảm bảo cho hệ thống đường bộ làm việc có hiệu quả trong thời hạn thiết kế và kéo dài tuổi thọ con đường thì cần thiết phải nâng cao công tác bảo trì đường bộ, bao gồm việc áp dụng có hiệu quả công nghệ bảo trì và hơn nữa là quyết định thời gian bảo trì cho phù hợp. Cần có chủ trương để triển khai các công nghệ mới, vật liệu mới đang áp dụng rộng rãi tại nước ngoài để đưa vào áp dụng ở Việt Nam một cách phù hợp. Các công nghệ trong bảo trì như chip seal, slurry seal, cap seal…, sửa chữa hư hỏng mặt đường bê tông nhựa (vá ổ gà, khắc phục vết nứt) với hệ thống thiết bị hiện đại, sử dụng vật liệu mỡi như nhũ tương polime, nhựa đường polime cần sớm nghiên cứu để áp dụng ở Việt Nam.

d. Kết quả khảo sát tình trạng hư hỏng của một số đoạn thuộc CL5, QL1A và một số tuyến phố nội thành Hà Nội đã đưa ra kết quả về thực trạng hư hỏng mặt đường. Cần có biện pháp sửa chữa kịp thời , nếu không dẫn tới khả năng mặt đường bị xuống cấp nhanh, trở nên nghiêm trọng, khi đó việc sửa chữa trở nên khó khăn và tốn kém rất nhiều.

b. Kiến nghị.

a. Cần tiến hành khảo sát trên toàn bộ các tuyến đường (ngoài các đoạn đã khảo sát) để xác định các hư hỏng trên mặt đường thuộc đoạn khoả sát và những đoạn chưa khảo sát (hệ thống cần được tiến hành sửa chữa ngay trước khi chúng phát triển trở nên nghiêm trọng hơn

b. Cần có một nghiên cứu chuyên sâu về công tác bảo trì đường bộ, gồm nghiên cứu về công nghệ bảo trì và nghiên cứu về thời han bảo trì. Cụ thể:

- Về vật liệu bảo dưỡng: Cần nghiên cứu sử dụng các vật liệu mới như nhựa đường pôlime, nhũ tương nhựa đường pôlime… để thay thế cho các loại nhựa và nhũ tương thông thường đang dùng.

- Về máy móc thiết bị bảo dưỡng: Cần có máy móc, thiết bị chuyên dùng như máy rải cốt liệu, máy rải lớp phủ bê tông nhựa chuyên dụng có thể rải lớp rất ỏng (>2cm), hệ thống phun nhũ tương tự động có tốc độ và tỷ lệ phun ổn định.

- Về công nghệ thi công: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong bảo trì (chipseal, slurryseal, capseal…), trong sửa chữa hư hỏng mặt đường bê tông nhựa (vá ổ gà, khắc phục vết nứt…) và trong mặt đường bê tông xi măng (nứt vỡ, sửa chữa lỗ hổng dưới bản bê tông xi măng…) với vật liệu mới như nhựa polime, nhũ tương nhựa đường polime

c. Cần nghiên cứu để đưa ra những chỉ số phù hợp nhằm quyết định thời hạn bảo trì phù hợp, tránh để tình trạng hư hỏng trở nên nghiêm trọng hơn do không được bảo trì đúng lúc.

d. Cần bổ sung, chỉnh sửa tiêu chuẩn ngành 22TCN 306 - 03 "Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ" cho phù hợp để chuyển đổi sang TCVN

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG ASPHAL TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC (Trang 109 - 112)