Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ kinh doanh giai đoạn đến năm

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 73 - 76)

3.1.3.1. Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ kinh doanh giai đoạn đến năm 2015 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Những năm tiếp theo, Agribank Việt Nam xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu họat động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “Tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa và vừa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt trên 70%/tổng dư nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa. Đến năm 2015, Agribank phấn

đấu đạt được các mục tiêu tăng tưởng cụ thể: nguồn vốn tăng từ 11%-13%; dư nợ tăng 10%-12%; tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt trên 70%/tông dư nợ, nợ xấu dưới 4%, đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN Việt Nam.

Để đạt được các mục tiêu trên, Agribank tập trung hệ thống thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Thực hiện các biện pháp huy động vốn thích hợp đối với từng loại khách hàng, vùng, miền.

- Tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, tập đoàn kinh tế, tổng công ty.

- Triển khai quyết liệt đề án cơ cấu lại hoạt động Agribank khi được Chính phủ phê duyệt.

- Đổi mới cơ chế quản lý, điều hành kế hoạch kinh doanh theo hướng nâng cao tín chủ động, linh hoạt.

- Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, phân tích, đánh giá đúng thực trạng nợ xấu và quyết liệt triển khai các biện pháp xử lý và thu hồi, giảm nợ xấu.

- Củng cố, kiện toàn về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động Agribank và hệ thống cơ chế quản trị điều hành kinh doanh, xây dựng quy trình quản lý hiện đại trên các mặt nghiệp vụ, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Kiện toàn hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, ra soát và chỉnh sửa quy trình giao dịch một cửa và hậu kiểm.

- Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ hiện đại, nâng cao thị phần dịch vụ tại đô thị và nhanh chóng triển khai sản phẩm dịch vụ phục vụ “Tam nông”

- Nâng cao hệu quả hoạt động tiếp thị, truyền thông gắn với hoạt động an sinh xã hội, qua đó góp phần quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thees và năng

lực cạnh tranh...tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín của Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam.

3.1.3.2. Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2015

Dựa trên cơ sở những định hướng mà Agribank Việt Nam đã đề ra, NHNo & PTNT chi nhánh huyện Kiến Xương trực thuộc quản lý, chỉ đạo của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Thái Bình đưa ra mục tiêu kinh doanh giai đoạn đến năm 2015 như sau:

- Tổng nguồn vốn huy động tăng từ 11%-13% - Tổng dư nợ tăng 10%-12%

- Tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt trên 70%/tông dư nợ

- Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN Việt Nam.

Để thực hiện mục tiêu cụ thể nêu trên chi nhánh xác định cần phải thực hiện những biện pháp sau:

- Xác định việc tăng trưởng lợi nhuận là nhiệm vụ hàng đầu, khai thác tối đa nguồn vốn huy động tại địa phương; chú trọng công tác thông tin tuyên truyền tiếp thị, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ khách hàng, coi công tác huy động vốn.

- Thực hiện việc đầu tư có chọn lọc, nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở cân đối giữa nguồn vốn và dư nợ; khai thác mọi nguồn thu, thực hiện tiết kiệm, chi phí hợp lý.

- Tranh thủ tận dụng tối đa hiệu suất sử dụng nguồn vốn ủy thác đầu tư. - Tăng cường triển khai và thực hiện các hoạt động dịch vụ nhằm nâng cao tỷ trọng thu ngoài tín dụng.

- Mở rộng đầu tư đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát được nợ quá hạn trên cơ sở lựa chọn, xếp loại khách hàng, chú trọng công tác

thẩm định, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

- Thực hiện khoán tài chính, giao kế hoạch đến từng đơn vị và cá nhân nhận khoán, tạo động lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Kiên quyết điều hành theo quy chế, quy trình, rõ người, rõ việc, phân cấp ủy quyền hợp lý.

- Thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên. Chủ động tự giác hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao.

- Chỉ đạo điều hành kinh doanh một cách nhanh nhậy, đảm bảo mọi hoạt động tuân thủ theo đúng quy định; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát phát hiện và xử lý kịp thời, ngăn chặn có hiệu quả các tiêu cực nảy sinh.

- Công tác quản lý cán bộ được chú ý thường xuyên, làm cho mỗi cán bộ nhận thức rõ trách nhiệm, đổi mới phong cách làm việc. Thực hành tiết kiệm, phòng và chống tham ô, lãng phí.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w