Thực trạng cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 48 - 57)

thôn Chi nhánh huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

Trước những biến động của nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước, hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh của

NHNo & PTNT huyện Kiến Xương đã gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, với sự cố gắng và tinh thần đoàn kết của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh thì hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Kiến Xương vẫn được duy trì và phát triển ổn định, bám sát định hướng kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Thái Bình và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện, chất lượng tín dụng được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu ở dưới mức cho phép, đời sồng của cán bộ công nhân viên vẫn được đảm bảo.

Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, cho vay ngắn hạn là nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tạm thời của khách hàng, các khoản vay ngắn hạn được coi là có tính thanh khoản cao hơn các khoản cho vay trung dài hạn song lợi nhuận mà nó mang lại không cao. Ngược lại, các khoản vay trung dài hạn thường đem lại nguồn thu cao hơn cho ngân hàng, nhưng lại có rủi ro lại lớn hơn, vòng quay thu hồi vốn chậm, việc thẩm định các dự án trung dài hạn thường gặp nhiều hạn chế do trình độ chuyên môn trong thẩm định của cán bộ tín dụng, việc quản lý các khoản vay trung dài hạn thường gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng và tác động của nhiều nhân tố. Do vậy để đảm bảo an toàn nguồn vốn thanh toán, thu được lợi nhuận tối đa trong hoạt động tín dụng ngân hàng phải luôn lập và theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh sử dụng vốn theo thời gian phù hợp, cân đối với thời gian nguồn vốn huy động được.

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động cho vay của NHNo & PTNT Huyện Kiến Xương giai đoạn 2011 – 2013

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT huyện Kiến Xương

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh

2012/2011 So sánh 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối DS cho vay 849,421 986,906 1.124 640 137,485 16,19% 137,191 13,90% Ngắn hạn 759,709 89,44% 912,476 92,46% 1.060, 94,33% 632 98,75% 152,767 20,11% 147,885 16,21% Trung, dài hạn 89,712 10,56% 74,430 7,54% 63,736 5,67% 8 1,25% -15,282 -17,03% -10,694 -14,37% DS thu nợ 730,679 938,356 1.022 631 207,677 28,42% 84,643 9,02% Ngắn hạn 637,025 87,18% 862,308 91,90% 951,753 93,04% 611 96,83% 225,283 35,36% 89,445 10,37% Trung, dài hạn 93,654 12,82% 76,048 8,10% 71,246 6,96% 20 4,17% -17,606 -18,80% -4,802 -6,31% Tổng dư nợ 426,640 496,529 567,869 580 69,889 16,38% 71,340 14,37% Ngắn hạn 325,549 76,31% 372,525 75,03% 474,035 83,48% 570 98,27% 46,976 14,43% 101,510 27,25% Trung, dài hạn 101,091 23,69% 99,446 20,03% 93,862 16,53% 10 1,73% -1,645 -1,63% -5,583 -5,61%

Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy ở cả 3 năm, doanh số cho vay, doanh số thu nợ của NHNo & PTNT huyện Kiến Xương tăng liên tục qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013: doanh số cho vay năm 2012 là 986,906 tỷ đồng tăng lên so với năm 2011 là 137,485 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng là 16,19%; doanh số cho vay năm 2013 là 1.124,097 tỷ đồng tăng so với năm 2012 là 137,485 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 13,9%, đến tháng 6 năm 2014 tăng đạt 6.402 tỷ . Doanh số cho vay tăng là do doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên trong khi doanh số cho vay trung và dài hạn lại có xu hướng giảm xuống.

Doanh số thu nợ năm 2011 là 936,356 tỷ đồng tăng lên so với năm 2011 là 207,677 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 28,42%, năm 2013 doanh số thu nợ là 1.022,999 tỷ đồng tăng so với năm 2012 là 84,643 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 9,02%.

Nhìn chung tổng dư nợ của chi nhánh tăng trưởng tốt qua các năm: năm 2012 dư nợ đạt 496,529 tỷ đồng tăng so với năm 2011 là 69,889 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 16,38%, năm 2013 dư nợ là 567,869 tỷ đồng tăng lên so với năm 2012 là 71,340 tỷ đồng với tỷ lệ tăng khá cao là 14,37%.

Trong đó dư nợ cho vay tăng lên là do dư nợ cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng lên, trong khi dư nợ cho vay trung và dài hạn lại có xu hướng giảm đi. Năm 2011 dư nợ cho vay ngắn hạn là 325,549 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 76,31% trong tổng dư nợ, dư nợ cho vay trung dài hạn là 101,087 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 23,69%, Năm 2012 dư nợ cho vay ngắn hạn là 372,525 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75,03%, dư nợ cho vay trung và dài hạn là 99,446 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 20,03%. Năm 2013 dư nợ cho vay ngắn hạn là 474,035 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 83,48%, dư nợ cho vay trung và dài hạn là 93,862 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 16,53%.

Những con số ở trên đã phần nào thể hiện được sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Kiến Xương những năm gần đây. Nguồn thu chủ yếu của chi nhánh là cho vay ngắn hạn,

đây là nguồn vốn có đặc điểm là chi phí huy động đầu vào là thấp nhưng thời thanh toán lại nhanh. Chi nhánh chưa thực sự quan tâm tới việc cho vay trung và dài hạn, quy mô tín dụng trung và dài hạn còn nhỏ, chiếm tỷ trong nhỏ trong tổng dư nợ, có xu hướng thu hẹp qua từng năm.

Điều này là do bối cảnh nền kinh tế hiện nay và do định hướng của NHNo & PTNT Việt Nam nhằm giảm bớt căng thẳng về vốn, giảm thiểu những rủi ro về lãi suất, rủi ro về kỳ hạn,...trong bối cảnh nợ xấu đang là vấn đề nóng trong nền kinh tế những năm gần đây.

Với lợi thế là một ngân hàng có uy tín lâu năm trên địa bàn, nguồn vốn dồi dào, ổn định từ dân cư là chủ yếu NHNo & PTNT huyện Kiến Xương đã và đang có chủ trương chỉ đạo thực hiện chiến lược mở rộng quy mô cho vay trung và dài hạn để tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, đây là một bài toán nan giải đặt ra cho đội ngũ lãnh đạo, nhân viên chi nhánh trong hoàn cảnh kinh tế đất nước hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nợ xấu đang ngày càng gia tăng như hiện nay.

Nếu xét mối tương quan giữa thời gian huy động vốn và thời hạn cho vay ta nhận thấy được sự mất cân đối trong việc sử dụng nguồn vốn huy động để phát triển tín dụng của chi nhánh.

Từ nguồn vốn huy động được, ngân hàng phải có những chính sách sử dụng vốn cho phù hợp, mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, giảm thiều rủi ro, phù hợp với cân đối nguồn vốn của ngân hàng cấp trên. Việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng do lãi suất huy động ngắn hạn thấp lãi suất cho vay trung dài hạn cao. Biên độ chênh lệch lãi suất là lớn. Nhưng điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng phải đối mặt với rủi ro về khả năng thanh toán. Ngược lại, việc sử dụng nguồn vốn trung dài hạn cho vay ngắn hạn có an toàn hơn, nhưng lợi nhuận thu được là thấp do chi phí huy động đầu vào cao. Tại chi nhánh trong 3 năm qua lãi suất huy động đầu vào trung dài hạn luôn cao hơn lãi suất huy động ngắn hạn

và hiện tại vẫn được duy trì. Nên việc đưa ra những chính sách sử dụng vốn hợp lý sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng, đảm bảo an toàn vốn.

Bảng 2.6: Quan hệ giữa thời gian huy động vốn và thời hạn cho vay

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Năm Ngắn hạn Trung dài hạn

Huy động Cho vay tỷ lệ

tài trợ Huy động Cho vay

Tỷ lệ tài trợ 2011 297,307 759,709 39,1% 46,443 89,712 51,8% 2012 404,123 912,476 44,3% 54,777 74,43 73,6% 2013 484,968 1060,361 45,7% 127,332 63,736 199,8% 6/2014 502,68 632 79,43% 212,12 8

(Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo & PTNT chi nhánh huyện Kiến Xương)

Theo bảng số 2.6 ta nhận thấy được ở cả 3 năm nguồn vốn huy động được của chi nhánh không đủ tài trợ cho nhu cầu vay vốn trên địa bàn, ngoài ra ngân hàng khác như nguồn vốn điều chuyển từ trụ sở chính, điều chuyển vốn các tổ chức tín dụng khác trong tỉnh, vốn ủy thác đầu tư, ...

Nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng lên qua các năm ở cả nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn trung dài hạn. Nguồn vốn huy động ngắn hạn của chi nhánh năm 2011 là 297,307 tỷ đồng, năm 2012 là 404,123 tỷ đồng và đến năm 2013 tăng lên là 484,968 tỷ đồng. Nguồn vốn trung dài hạn cũng có xu hướng tăng lên: năm 2011 là 46,443 tỷ đồng, năm 2012 là 54,777 tỷ đồng, và đến năm 2013 là 127,333 tỷ đồng. Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy nguồn vốn huy động trung dài hạn có xu hướng tăng lên nhưng cho vay trung dài hạn lại có xu hướng giảm dần qua các năm, quy mô tín dụng trung dài hạn có xu hướng thu hẹp, và chưa được trú trọng nhiều tại chi nhánh.

Hiện tại, chi nhánh đã và đang có những kế hoạch giao chỉ tiêu dư nợ trung dài hạn tới từng cán bộ tín dụng để mở rộng cho vay trung dài hạn, sử dụng vốn hiệu quả, tăng lợi nhuận cho ngân hàng phù hợp với việc cân đối

nguồn vốn của NHNo & PTNT Việt Nam.

Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế:

Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT Huyện Kiến Xương giai đoạn 2011 – 2013

(Đơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 30/06/2014 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Nông - lâm – ngư nghiệp 139,11 3 29,2% 155,283 30,0% 193,39 8 31,3% 203,39 31,29% Xây dựng 10,974 2,3% 12,694 2,5% 11,548 1,9% 15,54 2,39% Sản xuất chế biến tiêu thụ 55,323 11,6% 59,034 11,4% 68,236 11,0% 70,236 10,8% Thương mại dịch vụ 246,077 51,7% 269,9 52,2% 329,253 53,2% 330,2 50,8% Ngành khác 24,293 5,1% 20,367 3,9% 16,024 2,6% 30,634 4,71% Tổng dư nợ 475,78 100% 517,27 8 100% 618,45 9 100% 650,00

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT Kiến Xương)

Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy giai đoạn từ năm 2011 – 2013 dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng lên qua các năm và được đầu tư ở tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Dư nợ tăng lên chủ yếu là ở tăng lên ở ngành Nông – lâm – ngư nghiệp, thương mại dịch vụ, và sản xuất chế biến tiêu thụ còn những ngành nghề khác lại có xu hưởng giảm đi qua các năm. Dư nợ cho vay lĩnh vực Nông – lâm – ngư nghiệp, lĩnh vực thương mại dịch vụ và lĩnh sản xuất chế biến tiêu thụ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư của chi nhánh. Điều này là phù hợp với đặc điểm kinh tế của địa phương là một huyện thuần nông về cây lúa, và làng nghề truyền thống phát triển: chạm bạc Đồng Xâm, mây tre đan Thượng Hiền, Dệt vải Nam Cao...

lên qua các năm: tại thời điểm 31/12/2011 là 139,113 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 29,2%, đến 31/12/2012 là 155,283 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 30%, và đến thời điểm cùng kỳ năm 2013 là 193,398 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 31,3%. Sang tháng 6 năm 2014 tăng đạt 203,39.

Dư nợ cho vay lĩnh vực thương mại dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng lên, 31/12/2011 là 246,077 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 51,7%, đến 31/12/2012 là 249,9 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 52,2%, và đến thời điểm cuối năm 2013 là 329,253 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 53,2%. Tháng 6 năm 2014 đạt 15,54 tỷ chiếm 2, 39% tổng dư nợ.

Dư nợ cho vay lĩnh vực sản xuất chế biến tiêu thụ cũng tăng lên qua các năm: tại thời điểm 31/12/2011 là 55,323 tỷ đồng chiếm trọng là 11,6%, đến cuối năm 2012 là 59,034 tỷ đồng với tỷ trọng là 11,4%, cuối năm 2013 là 68,236 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 11%. Như vậy, NHNo & PTNT chi nhánh huyện Kiến Xương đã và đang từng bước đổi mới, phát triển chất lượng dịch vụ, đầu tư vào tất cả các ngành nghề khác nhau trên địa bàn huyện, trong đó tập trung đầu tư vào những ngành nghề trọng điểm có tiềm năng phát triển, thúc đẩy tăng trưởng dư nợ, tăng lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương theo định hướng phát triển của tỉnh và huyện để ra.

Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế:

Thông qua việc xem xét cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế chúng ta có thể thấy được tỷ trọng cho vay của ngân hàng đối với thành phần kinh tế nào chiếm vai trò chủ đạo, từ đó đánh giá được xu hướng phát triển tín dụng cùa Ngân hàng đối với từng khu vực kinh tế, xu hướng này có phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và chủ trương lãnh đạo của Đảng hay không. Nếu đó là sự phù hợp sẽ tăng đáng kể chất lượng tín dụng cho ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Kiến Xương giai đoạn 2011 – 2013

(Đơn vị tính: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2102 31/12/2013 30/06/2013 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Cá nhân, hộ gia đình 415,55 87,3% 459,43 88,8% 506,73 89,2% 580 89,23% Doanh nghiệp 60,22 12,7% 57,84 11,2% 61,13 10,8% 70 10,77% Tổ chức khác 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% Tổng dư nợ 475,78 100% 517,27 100% 567,86 100% 650 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT Kiến Xương)

Dựa vào bảng 2.8 ta nhận thấy với đặc điểm là hoạt động trên địa bàn huyện thuần nông, các doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH trên địa bàn còn ít, nên dư nợ của ngân hàng chủ yếu là hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn nông thôn, hai loại hình khách hàng này luôn chiếm tỷ trọng dư nợ cao trong tổng dư nợ. Dư nợ cho vay ở 2 đối tượng này ngày càng được tăng đếu lên qua các năm, do đặc thù hoạt động tại địa bàn nông thôn số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là ít nên dư nợ cho vay doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh,. Dư nợ cho vay của khách hàng cá nhân, hộ gia đình qua các năm không ngừng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ: thời điểm cuối năm 2011 là 415,551 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 87,3%, đến cuối năm 2012 là 459,438 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 88,8%, và đến 31/12/2013 là 506,73 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 89,2%. Chi nhánh đã và đang triển khai thúc đẩy tăng trưởng dư nợ ở tất cả các thành phần kinh tế đặc biệt thúc đẩy cho vay kinh tế hộ gia đình, cá nhân ở địa bàn nông thôn. Mặc dù triển khai cho vay ở 2 đối tượng này gặp phải rất nhiều khó khăn do món vay thường nhỏ lẻ, chi phí cao nhưng rủi ro của các khoản vay thấp. Phần lớn khách hàng vay trả nợ rất đúng thỏa thuận, tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn so với những loại hình khách hàng khác. Vì vậy,

đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn thường hiệu quả và an toàn, đây là một thị trường tiềm năng mà chi nhánh đang từng bước trong thời gian tới tiếp tục triển khai mạnh mẽ. Đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay, theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN thì cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ có những chính sách ưu đãi riêng về lãi suất, từ đó khuyến khích vay vốn lại càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nguồn vốn đến với bà con nông dân. Dư nợ của NHNo & PTNT

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w