Chú trọng vào các mối quan hệ với tổ vay vốn, các tổ chức đoàn

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 80 - 82)

chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Kinh nghiệm thực tế cho thấy chi nhánh Ngân hàng nào duy trì tốt mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương thì quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng, chất lượng tín dụng được nâng cao. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng cho vay, NHNo & PTNT chi nhánh Kiến Xương cũng cần phải thường xuyên bám sát các

chương trình phát triển kinh tế của địa phương, phối hợp với chính quyền địa phương cung cấp tín dụng cho những chương trình phát triển khách hàng của tỉnh đồng thời cùng với tỉnh tháo gỡ khó khăn cho người dân.

Do hoạt động tại địa bàn nông thôn nên khách hàng của ngân hàng chiếm phần đa là hộ gia đình, cá nhân sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nhiều năm qua kinh nghiệm hoạt động cho thấy hiệu quả của hình thức cho vay qua các tổ chức hội ở địa phương như: Hội nông dân, Hội phụ nữ,... mang lại cho hoạt động cho vay của Ngân hàng là rất lớn. Việc cho vay qua các tổ, đại lý là một biện pháp rất hữu hiệu để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng.

Các tổ chức hội tại địa phương là nơi xác nhận và đánh giá nhu cầu vay vốn của hộ vay vốn một cách công khai, chuẩn xác, kịp thời... Qua đó Ngân hàng giải ngân nhanh và đảm bảo chất lượng tín dụng. Thông qua các tổ chức hội tại địa phương, đồng vốn vay của Ngân hàng được kiểm tra, đôn đốc, giám sát một cách thường xuyên và hiệu quả hàng tháng, hàng quý từ nhiều mặt. Mặt khác, thông qua các tổ chức hội để người dân có thể tương trợ lẫn nhau, không những về nhu cầu tín dụng mà còn về kiến thức kỹ thuật sản xuất, về nguyên vật liệu đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Việc cho vay qua tổ chức hội, đơn vị tín chấp tại địa phương sẽ đảm bảo an toàn đồng vốn của Ngân hàng. Vì ở các địa phương, nếu không trả kịp thời vốn vay qua tổ sẽ có nhiều biện pháp, trong đó nhắc nhở qua các cuộc họp, qua các hệ thống loa truyền thanh... Do tâm lý tập quán tại địa phương, điều này gây tâm lý e ngại... Vì vậy, do tâm lý nên người vay luôn thực hiện nghĩa vụ một cách đúng hạn theo quy định.

Hình thức này đem lại lợi ích cho 2 phía:

Với các hộ gia đình: Điều này giúp họ có khả năng tiếp cận vốn tín dụng Ngân hàng một cách nhanh chóng, kịp thời, không mất nhiều chi phí giao dịch, đi lại ... Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, vì đa phần hiện nay khoản

vay của người dân thường nhỏ rất dễ có tâm lý ngại đi vay Ngân hàng, khắc phục được tình trạng cho vay nặng lãi không mang lại hiệu quả kinh tế. Hộ vay có thể chủ động và có nguồn vốn kịp thời phục vụ choản xuất kinh doanh được thuận lợi.

Với Ngân hàng. Việc này giúp cho hoạt động tín dụng được thực hiện tốt hơn, hiệu quả cao, giảm chi phí giao dịch, đảm bảo an toàn đồng vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 80 - 82)

w