Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 78 - 79)

Để giảm thiểu đến mức thấp nhất những khoản nợ xấu và đưa ra quyết định phù hợp, thẩm định là một trong những khâu quan trọng trong việc giúp ngân hàng phòng ngừa, giảm thiểu được rủi ro đối với các khoản nợ, nâng cao chất lượng tín dụng. Bởi chất lượng công tác thẩm định với chất lượng tín dụng có mối quan hệ với nhau: chất lượng công tác thẩm định càng tốt bao nhiêu thì chất lượng tín dụng càng cao bấy nhiêu.

Công tác thẩm định trước khi cho vay là rất quan trọng bao gồm thẩm định khách hàng, thẩm định dự án sản xuất kinh doanh, thẩm định tài sản đảm bảo. Trong đó thẩm định khách hàng là một công việc rất khó khăn, đôi khi mang tính trừu tượng, việc thẩm định khách hàng bao gồm thẩm định về tư cách pháp lý, về khả năng tài chính, về uy tín, trách nhiệm, đạo đức tư cách cũng như cả về trình độ, năng lực quản lý...Công việc này không có một chuẩn mực, chỉ tiêu rõ ràng nào. Vì vậy, đối với một số cán bộ tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn .

Do đó để nâng cao chất lượng công tác thẩm định thì chi nhánh cần thực hiện một số điều sau:

+ Tăng cường bồi dưỡng cán bộ tín dụng trong việc phân tích thông tin và tăng cường hiểu biết cho cán bộ tín dụng ở nhiều ngành nghề khác nhau, đến tận nơi khách hàng thực hiện kinh doanh nhưng luôn lập kế hoạch xem xét tính chân thực các thông tin mà hộ vay cung cấp.

Việt Nam, từ các phương tiện thông tin đại chúng, các trang web đáng tin cậy, các tờ báo, tạp chí có uy tín để từ đó tổng hợp và phân tích được các thông tin ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

+ Chú ý các thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương về tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của khách hàng tại địa phương và các thông tin liên quan đến khoản vay hay tài sản đảm bảo của khách hàng.

+ Phỏng vấn khách hàng là rất quan trọng. Việc liên lạc với khách hàng qua điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp nên sắp xếp và bố trí hợp lý. Cán bộ tín dụng phải có khả năng kỹ năng đặt câu hỏi tốt sao cho có thể khai thác thông tin hiệu quả mà vẫn quy trì tốt mối quan hệ đối với khách hàng.

+ Tài sản đảm bảo của khách hàng phải được định giá theo đúng thực tế, không vì muốn cho vay cao mà định giá cao hơn so với thực tế, ảnh hưởng đến công tác thu hồi và xử lý nợ nếu có rủi ro xảy ra.

+ Cán bộ thẩm định phải được bố trí hợp lý, không có sự chồng chéo, đảm bảo sắp xếp cán bộ có đầy đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm, chuyên môn làm công tác này.

+ Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định, cần phải chuẩn hóa hệ thống các chỉ tiêu, phương pháp thẩm định, bên cạnh đó tiến hành nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w