4.3.1. Đại thể
Quan sát hình ảnh của đường rò sau phẫu thuật cắt bỏ, chúng tôi nhân thấy có những điểm chung trong 2 loại đường rò và có cả những khác biệt, phụ thuộc vào các yếu tố viêm nhiễm, thời gian xuất hiện, số lần điều trị trước đó. Vì bản thân đường rò là sự phát triển bất thường của hệ thống mang trong thời kỳ phôi thai và sự tồn tại của các khe và túi mang đã tạo ra những dị tật này nên phí bên ngoài của đường rò đều được tạo bởi mô liên kết xơ, sợi collagen nên chúng thường có màu trắng đục. Trường hợp đường rò bị nhiễm khuẩn, phớa vỏ ngoài thường phự, tớnh chất sung huyết thể hiện rừ hơn, cú màu đỏ. Đường kính ngang của đường rò thường tỷ lệ thuận với thời gian xuất hiện đường rò cho tới khi được phẫu thuật; thời gian càng dài, kích thước càng
lớn. Đặc điểm này thể hiện tình trạng xơ hóa của đường rò, thời gian càng dài, mức độ xơ hóa càng mạnh. Tính chất xơ dai trên diện cắt cũng tương ứng với đường kính đường rò, Diện cắt càng dai khi kích thước đường rò càng lớn.
Chúng tôi cũng nhận thấy, những đường rò được lót bởi biểu mô vảy thường có chất cặn trong lòng ống. Chất cặn thường không thuần nhất, mủn nát, mang đặc tính của chất sừng. Điểm dễ nhận biết một đường rò trên đại thể là ngoài hình ảnh dạng ống, đường rò thường có một túi cùng hoặc có hình dáng của một nang. Theo chúng tôi, đây là một đặc điểm quan trọng để phân biệt với tổn thương không phải đường rò.Tất cả các trường hợp đường rò trong nghien cứu này đều không quan sát thấy các nốt sùi hay dạng thâm nhiễm cứng, chắc.
4.3.2. Vi thể
4.3.2.1 Biểu mô phủ ống rò
Nghiên cứu về mô học đường rò, chúng tôi gặp hai loại biểu mô phủ ống rò là biểu mô kiều hô hấp là biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển hoặc biểu mô kiểu thực quản là biểu mô lát tầng có hoặc không sừng hóa. Trong đó biểu mô lát tầng chiếm chủ yếu với 61,9%, biểu mô trụ giả tẩng có lông chuyển chỉ có 2 trường hợp, chiếm 9,52% và có 6 trường hợp chiếm 28,58% không tìm thấy biểu mô phủ đường rò. Như vậy nếu không kể đến 6 trường hợp không tìm thấy biểu mổ phủ ống rò thì biểu mô lát chiếm 13 / 15 trường hợp (87%), trong khi biểu mô phủ chỉ chiếm 2 / 15 trường hợp.
Kết quả này cũng phù hợp các nghiên cứu khác đã thực hiện trước đây.
Nghiên cứu về mô bệnh học nang và đường rò khe mang nói chung: Lê Minh Kỳ (2002) cũng chỉ ra biểu mô lát tầng chiếm tỷ lệ đa số trong các đường rò mang với 52,5% [3]. Số liệu công bố của một số tác giả nước ngoài cũng cho
thấy tỷ lệ biểu mụ lỏt tầng cũn cao hơn một cỏch rừ rệt, Roback [27] tỡm thấy biểu mô lát tầng trong 90% trường hợp.
Kết quả này cũng góp phần minh chứng cho nguồn gốc của nang và rò khe mang nói chung và rò khe mang I nói riêng. Chúng ta biết rằng niêm mạc của vùng hầu họng được phủ chủ yếu bởi niêm mạc của đường hô hấp trên là niêm mạc trụ giả tầng có lông chuyển, chúng nằm chủ yếu ở vùng mũi họng nhưng thấp xuống phía dưới chúng được thay thế bởi biểu mô của thực quản là biểu mô lát tầng.
Về mặt phôi thai học thì cả hai loại biểu mô kể trên được cho là xuất phát từ khe mang và túi mang. Chúng thường xuất hiện đơn độc nhưng một số ít trường hợp chúng có thể phối hợp cả hai loại trên một mẫu bệnh phẩm. Biểu mô lát tầng thì có nguồn gốc từ các khe mang, còn biểu mô hô hấp trụ giả tầng có lông chuyển thì thường có nguồn gốc từ các túi mang. Tuy nhiên cũng giống như trong hầu hết các nghiên cứu khác, chúng tôi vẫn tìm thấy một tỷ lệ nhỏ trường hợp rò khe mang I có xuất hiện biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển. Điều này cũng cho thấy rằng rất khó để phân định chắc chắn đâu là giới hạn nguồn gốc từ nội bì và ngoại bì của các tế bào biểu mô này.
Bên cạnh đó, sự đa dạng của các loại biểu mô của đường rò khe mang I cũng cho thấy khả năng biệt hóa rất cao của tế bào biểu mô phôi thai. Ngay trong các trường hợp tìm thấy biểu mô lát thì chúng tôi thấy có 1/13 trường hợp là biểu mô lát tầng không sừng hóa, và 12/13 trường hợp là biểu mô phủ lát tầng sừng hóa.
Có 6 trường hợp chúng tôi không tìm thấy biểu mô phủ ống rò mà chỉ gồm tổ chức xơ (28,58%), có lẽ quá trình viêm tái phát kéo dài đã làm bong lớp biểu mô phủ chỉ để lại tổ chức viêm xơ, hoặc làm cho lớp biểu mô trở nên teo đét và biến mất.
4.3.4. Đặc điểm vi thể khác của đường rò
Do tất cả các đường rò đều đã bị viêm nhiễm tái phát nhiều lần nên không chỉ lớp biểu mô mà lớp đệm cũng bị tổn thương. Các tổn thương biểu mô mà chúng tôi rất thay đổi, có thể bình thường đến tình trạng quá sản, dị sản biểu mô, xơ hóa... Tổn thương biểu mô thường đi theo tổn thương lớp đệm tương ứng. Có một số bài báo có nói đến khả năng ác tính hóa của biểu mô nang và rò khe mang [12,24,26]. Tuy nhiên trong chúng tôi không phát hiện trường hợp nào xuất hiện tế báo ác tính.
Về tình trạng lớp đệm:
Đa số các trường hợp có tổn thương viêm mạn tính với 71,43%, biểu hiện bằng hình ảnh xâm nhập viêm mạnh, các tế bào viêm có thể tản mạn hoặc tập trung lại thành từng nang, các tế bào viêm gồm nhiều loại: lymphô bào, tương bào, mô bào, bạch cần đa nhân....
Chúng tôi chỉ tìm thấy 6 trường hợp có xuất hiện các thành phần có nguồn gốc trung mô trong mô đệm như mô sụn và/hoặc cơ trơn. Đây đều là các trường hợp được xác định thuộc rò khe mang loại 2 trên lâm sàng và phẫu thuật. Điều này cũng phù hợp với phân loại của Work về đặc điểm mô phôi của đường rò khi ông cho rằng rò khe mang I loại 2 có nguồn gốc phôi thai từ ngoài bì và trung bì, trong khi rò mang I loại 1 thì chỉ có nguồn gốc ngoại bì.
Tuy nhiên có 2 trường hợp được xác định là rò mang týp 2 trên lâm sàng và trong khi phẫu thuật nhưng mẫu bệnh phẩm sau phẫu thuật không tìm thấy các thành phần có nguồn gốc trung mô, điều này có thể do những sơ suất trong quá trình lấy bệnh phẩm.
4.4. Một số đặc điểm đường rò khe mang I phát hiện trong quá trình phẫu