Giải phẫu tuyến mang tai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của nang và rò khe mang I (Trang 24 - 28)

1.3. Sơ lược giải phẫu tai ngoài, tuyến mang tai và liên quan giải phẫu đường rò khe mang I

1.3.2 Giải phẫu tuyến mang tai

• Hình thể ngoài.

Tuyến nước bọt mang tai nằm trong khu mang tai hình lăng trụ tam giác được giới hạn bởi mỏm chũm, ống tai ngoài và hoành trâm ở sau; cơ cắn, ngành lên xương hàm dưới và cơ chân bướm trong ở trước; da, tổ chức dưới da và cân cổ nông ở ngoài.

Tuyến mang tai phụ

Tuyến mang

tai Ống bài xuất

Tuyến dưới lưỡi

Tuyến dưới hàm

Hình 1.7: Phân chia các tuyến nước bọt [1]

Tuyến có ba thành như vùng mang tai. Các thành của tuyến nằm khít với các thành của vùng này.

Tuyến mang tai nằm tương đối trải rộng và sâu từ gò má tới góc hàm, từ trước trên cơ ức đòn chũm tới tận cơ cắn, từ dưới cân cổ vào tới tận hầu. Vì vậy khối u của tuyến thường lan rộng và sâu.

Đặc điểm giải phẫu nổi bật của tuyến là mối liên hệ mật thiết của tuyến với dây thần kinh mặt và động mạch cảnh ngoài, nước bọt được tiết ra đổ vào ống Sténon

• Liên quan:

Có nhiều mạch và thần kinh lách qua tuyến nước bọt mang tai, sắp xếp thành ba lớp.

a. Lớp nông: Có dây thần kinh mặt.

Dây thần kinh mặt có nhiều điểm liên quan quan trọng đối với tuyến mang tai, bởi vậy đây là mối quan tâm lớn nhất của phẫu thuật viên.

Ngay sau khi chui ra khỏi lỗ trâm chũm, dây thần kinh mặt chui ngay vào vùng tuyến mang tai qua phần trên của tam giác trâm nhị thân, giữa mỏm trâm ở trong và cơ nhị thân ở ngoài, nằm ở đường phân giác của góc tạo bởi xương chũm và xương nhĩ. Chính vì mối liên quan chặt chẽ như vậy nên các khối u tuyến mang tai ác tính khi xâm lấn hay trong các phẫu thuật cắt bỏ tuyến mang tai có thể làm tổn thương dây thần kinh mặt và gây nên dấu hiệu liệt mặt trên lâm sàng cũng như di chứng liệt mặt sau phẫu thuật.

Hình 1.8. Tuyến mang tai và thần kinh VII [1]

Đường đi của dây thần kinh mặt song song với bụng sau của cơ nhị thân, dễ bóc tách và chạy theo gân trắng của cơ, chếch xuống dưới và ra trước trong khi chạy ra nông.

Trong tuyến mang tai dây thần kinh mặt chia làm hai nhánh là nhánh thái dương mặt và nhánh cổ mặt, rồi lại phân ra nhiều nhánh tận thoát ra ở bờ trước tuyến mang tai và đến vận động cho các cơ bám da mặt và bám da cổ như các nhánh thái dương, các nhánh gò má, các nhánh má, nhánh bờ hàm dưới, nhánh cổ.

Nhánh thái dương mặt: là nhánh lớn, chạy ngang, cho nhánh nối với dây tai thái dương và chia nhiều nhánh nhỏ cho cơ bám da nông ở cổ mặt.

Giữa hai thùy nhánh thái dương mặt và cổ mặt lại cho nhánh nối với nhau tạo đám rối thần kinh mang tai.

Nhánh cổ mặt: nối liền với nhánh tai của đám rối cổ nông chia thành nhiều nhánh nhỏ thường ở sau trên góc hàm và kết thúc bằng các nhánh tận chi phối cho cơ cười và nửa dưới cơ vòng môi, cơ tam giác môi, cơ vuông cằm, cơ chẩm, cho các cơ bám da cổ và nối liền với cành ngang của đám rối cổ nông.

Dây thần kinh tai-thái dương, nhánh của dây thần kinh sinh ba (dây V) đi vào trong cực trên của tuyến qua khuyết sau lồi cầu, sau đó chạy dọc hợp lại với bó mạch thái dương nông. Trong phẫu thuật cắt tuyến mang tai, việc làm tổn thương dây thần kinh này là nguyên nhân gây nên hội chứng tai-thái dương sau phẫu thuật (hội chứng Lucie Frey)

Nhánh tai của đám rối cổ nông hoặc nhánh trước tai mang tai chạy ở mặt ngoài của tuyến. Đây là một trong những nguyên liệu dùng trong phẫu thuật ghép thần kinh khi dây thần kinh mặt bị tổn thương có dự kiến trước.

Chính hai dây thần kinh tai thái dương và nhánh trước của nhánh tai đám rối cổ nông chi phối cảm giác cho vùng mang tai.

b. Lớp tĩnh mạch: Hội lưu nội tuyến đổ vào tĩnh mạch cảnh ngoài. Tĩnh mạch cảnh ngoài được tạo bởi hai tĩnh mạch chính:

Tĩnh mạch thái dương nông chạy vào tuyến ở sau động mạch và ở trước dây thần kinh tai thái dương.

Tĩnh mạch hàm trong thoát qua khuyết Juvara ở trên động mạch và ở dưới dây thần kinh.

Tĩnh mạch cảnh ngoài thoát ra ngoài tuyến tiếp nối với thân giáp lưỡi mặt bởi nhánh nối trong tuyến mang tai. Tĩnh mạch này thường nằm sâu hơn so với dây thần kinh mặt sẽ gây cản trở khi bóc tách dây thần kinh mặt.

c. Lớp sâu hay lớp động mạch:

Động mạch cảnh ngoài chui vào tuyến qua khe trước trâm móng, xẻ hẳn một đường đi trong tuyến và khi tới 4 cm ở phía trên góc hàm thì phân chia làm hai nhánh tận: Động mạch thái dương nông và động mạch hàm trong.

Động mạch cảnh ngoài còn tách ra một nhánh bên (động mạch tai sau) ngay lúc động mạch chui vào tuyến mang tai. Do mối liên quan như vậy nên các khối u ác tính của tuyến mang tai có thể xâm lấn vào thành động mạch gây chảy máu

• Ống Sténon: Tạo bởi nhiếu ống nhở hợp thành một ống chung trong nhu mô tuyến. Ông Sténon đi ra trước, qua cân phủ mặt ngoài cơ cắn, cách dưới mỏm xương gò má khoảng 1 cm. Ống đi ra khỏi vùng mang tai để đi vào vùng trong má. Tại đây ống Sténon uốn cong vào trong khi xuyên qua khối mỡ má, xuyến qua cơ mút, cuối cùng đổ vào khoang miệng ở ngang mức cổ răng hàm lớn thứ hai (răng của hàm trên)

Thần kinh: Là các nhánh của dây tai thái dương (một nhánh của dây hàm dưới). Nhưng thực chất, các sợi tiết dịch là do các sợi của dây đá sâu của dây IX đem lại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của nang và rò khe mang I (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)