Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 66 - 77)

- Thực trạng hoạt động TD đối với hộ nghèo tại NHCSXH Thị xã Sông Công tỉnh TN Đánh giá chung hoạt động TD đối với hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Sông Công

8 Thu nhập bình quân/ngƣời/tháng

3.3.1.2. Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra

a. Đánh giá về mục đích sử dụng vốn vay.

Sử dụng vốn vay có hiệu quả là vấn để không chỉ đặt ra cho người đi vay mà còn đối với các tổ chức tín dụng. Đối với các hộ nghèo việc sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả là cơ sở để tăng thu nhập, tiến tới xoá đói giảm nghèo và đây cũng là nền tảng để họ hoàn trả vốn và lãi vay cho các tổ chức tín dụng.. Việc sử dụng vốn vay cho mục đích gì để phát huy hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào yếu tố chủ quan như trình độ, các nguồn lực về đất đai và lao động, ý trí vượt nghèo của họ mà họ còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như mức vốn vay được vay, lợi thế về vị trí địa lý, biến động của thời tiết, giá cả …

Bảng 3.11: Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo

Mục đích sử dụng

Xã Bình Sơn Xã Vinh Sơn Xã Bá Xuyên Chung

Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) -Trồng trọt 4 23,53 2 10,53 5 33,30 11 21,15 -TTCN 5 29,41 2 10,53 3 16,70 10 19,23 -Tiêu dùng 2 11,76 3 15,79 3 16,70 8 15,38 -Chăn nuôi 10 58,82 7 36,84 12 73,30 29 55,77 -Kinh doanh buôn bán 4 23,53 9 47,37 2 10,00 15 28,85 -Trả nợ 1 5,88 4 21,05 2 10,00 7 13,46 -Khác 1 5,88 4 21,05 3 20,00 8 15,38

Cộng 27 158,80 31 163,16 30 180,00 88 169,23

Nguồn: Số liệu điều tra hộ nghèo của tác giả, năm 2011

Số liệu trình bày ở bảng 3.11 cho thấy tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo. Số hộ sử dụng vốn vay dùng cho chăn nuôi chiếm một tỷ lệ tương đối cao, 55,77% với 29 hộ, điều này phản ánh, đối với hộ nghèo thì chăn nuôi vẫn là một trong những ngành nghề quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ nghèo. Tiếp đó là số hộ dùng vốn vay để kinh doanh buôn bán chiếm 28,85%, rồi đến trồng trọt (21,15%), TTCN (19,23%). Tuy nhiên, số hộ sử dụng vốn vay không đúng mục đích khi vay lại chiếm một tỷ lệ tương đối cao, trong đó số hộ sử dụng vốn cho mục đích tiêu dùng là 15,38%, cho trả nợ là 13,46% và dùng cho mục đích khác là 15,38%. Sử dụng sai mục đích vốn vay sẽ làm cho mục đích cho vay không còn nhiều ý nghĩa, đồng thời góp phần hạn chế việc nâng cao thu nhập của hộ bền vững. Mục đích sử dụng vốn ở các địa phương khác nhau cũng có sự khác biệt nhất định, điều này xuất phát từ những lý do đã trình bày ở trên.

Ở xã Bình Sơn vốn vay chủ yếu cho chăn nuôi (60%) như gà lợn, nuôi trồng thuỷ sản…; cho TTCN (gần 29,41%) như mây tre đan, mộc,…; kinh doanh buôn bán (23,53%, đây là địa phương có rất nhiều hộ đi buôn bán nhỏ lẻ, hàng rong ở các thành phố lớn); trồng trọt (23,53%). Số hộ vay vốn sử dụng cho mục đích trả nợ và khác chiếm tỷ lệ thấp. Ở xã Vinh Sơn, mục đích sử dụng vốn vay chủ yếu là do kinh

doanh hàng hoá dịch vụ (47,37%) như buôn bán tạp hoá, lúa gạo, ve chai ở chợ, mở tiệm cắt tóc, gội đầu, ăn sáng, xe ôm, may mặc … tiếp đến là mục đích chăn nuôi như gà, lợn… chiếm tỷ lệ 36,84%, … Tỷ lệ sử dụng vốn cho mục đích khác khá lớn (trên 21%), thực tế điều tra cho thấy đây là những hộ đầu tư cho con cái học hành (họ vẫn gọi là đầu tư cho tương lai), đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài và thậm chí cho tiêu dùng. Điều đặc biệt ở đây mục đích sử dụng vốn dành cho sự trả nợ là rất lớn, một số hộ nghèo có thói quen vay nóng các thương nhân ở chợ với lãi suất cao nên họ sử dụng vốn ưu đãi để trả nợ khoản vay này.

Ở xã Bá Xuyên, mục đích sử dụng vốn vay nhiều nhất là cho chăn nuôi (trên 73% số hộ) như trâu bò, lợn dê … 33,3% là cho mục đích trồng trọt như lúa, cây màu, cây ăn quả … Sử dụng vốn cho mục đích khá lớn (20%) như cho tiêu dùng, cho con cái học hành, cưới hỏi, ốm đau…

Với số vốn vay tương đối thấp, nếu sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau thì đầu tư nhỏ lẻ, thiếu vốn nên khả năng tạo thu nhập không cao. Ngược lại chỉ sử dụng cho một mục đích duy nhất thì khi rủi ro xảy ra, hộ nghèo dễ bị tổn thương và lại nghèo thêm. Kết quả điều tra cũng cho thấy có 3,85% hộ vay sử dụng vốn cho 4 mục đích, 5,77% số hộ sử dụng vốn vay cho 3 mục đích và đại đa số sử dụng vốn vay cho hai mục đích (67,31%) và sử dụng vốn vay cho 1 mục đích là 23,08%.

b. Đánh giá về sự hỗ trợ sau khi vay vốn

Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy đại đa số các hộ nghèo vay vốn cho rằng, việc hỗ trợ trước và sau khi vay vốn của Ngân hàng CSXH là không hiệu quả. Đối với việc tư vấn lập kế hoạch kinh doanh, đây là một trong những việc rất cần thiết, biết sử dụng vốn vay vào việc gì đem lại hiệu quả cao hơn, biết lập kế hoạch cho hoạt động của mình thì mới có kết quả kinh doanh tốt, bảo toàn được vốn, trả được nợ và tạo ra thu nhập. Nhưng hầu hết các hộ nghèo vay vốn trả lời rằng sự hỗ trợ trong việc xác định ngành nghề đầu tư, lập kế hoạch là không hiệu quả. Có 25,5% số hộ không có ý kiến. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa Ngân hàng và hộ nghèo trong việc vay vốn là chưa thật sát sao, việc Ngân hàng cho vay vốn đối với các hộ nghèo thông qua các tổ chức đoàn hội ở địa phương, xét duyệt vốn trên cơ sở bình chọn và đề xuất của các tổ chức trung gian nên việc tiếp cận, hỗ trợ đối với hộ nghèo là khó khăn, mặt khác số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn rất nhiều, các hộ nghèo ở các địa phương khác nhau có đặc điểm khác nhau, nên rất khó có thể tư vấn

một cách cụ thể đối với từng hộ nghèo vay vốn.. Việc hỗ trợ trong việc quản lý vốn vay cũng được các hộ trả lời tương tự, tức là đại đa số các hộ nghèo cho rằng Ngân hàng sau khi cho vay vốn cũng chưa tư vấn cho họ cách thức làm sao để bảo toàn vốn vay một cách có hiệu quả.

Việc giám sát, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay là cần thiết cho cả Ngân hàng lẫn người vay, tuy nhiên ở đây việc giám sát mới chỉ dừng lại ở khía cạnh đôn đốc thúc giục hộ vay trả lãi trả gốc theo kỳ hạn chứ chưa thực sự nắm bắt được tình hình sử dụng vốn vay của hộ như thế nào, đã đúng mục đích chưa, nếu đúng thì hiệu quả ra sao, những khó khăn mà hộ vay gặp phải, họ cần giúp đỡ gì. Khi được hỏi về vấn đề này thì có tới 73,07% số hộ trả lời không có hiệu quả đối với hoạt động của hộ, số còn lại cho rằng điều này là bình thường đối với họ. Việc hỗ trợ đối với hộ nghèo vay vốn còn rất nhiều điều cần phải bàn trong hoạt động tín dụng cho hộ nghèo ở địa bàn Thị xã Sông Công, phản ánh mối quan tâm của tổ chức cho vay còn chưa sát sao, chưa vì lợi ích cho cả hai bên, đã phần nào ảnh hưởng tới kết quả và ý nghĩa của việc hỗ trợ tín dụng nhằm xoá đói giảm nghèo ở địa phương. Theo thực tế điều tra, thì có một số nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên như sau:

Một là, số lượng hộ nghèo vay vốn không nhiều nhưng có đặc điểm về trình độ, ngành nghề, tài sản, địa bàn sinh sống, mục đích sử dụng vốn vay … là khác nhau trong khi số lượng cán bộ tín dụng lại ít, có cán bộ tín dụng phụ trách đến 40% số địa phương trong thị xã.

Hai là, trình độ năng lực, lòng nhiệt tình của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Ba là, các hộ nghèo vay vốn đều là thành viên của một hay nhiều tổ chức đoàn hội, nhưng khi vay vốn họ không bị ràng buộc nhiều, không thuộc những nhóm, tổ tương trợ nên việc kiểm tra giám sát, giúp đỡ hộ vay vốn một cách trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức này là không hiệu quả, còn lỏng lẻo và nhiều kẽ hở.

Bốn là, việc phối hợp với các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế xã hội, kỹ thuật, các chương trình còn rất hạn chế. Việc tác động đến xoá đói giảm nghèo không phải chỉ cần có vốn vay mà nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa, nên việc phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức sẽ đạt được kết quả cao hơn.

c. Đánh giá tác động của vốn tín dụng đối với hộ nghèo của TX Sông Công.

Việc thay đổi thu nhập của hộ nghèo có rất nhiều yếu tố khác nhau, có thể là những yếu tố liên quan đến đặc điểm của hộ như: số nhân khẩu, số lao động, trình

độ học vấn, địa bàn sinh sống, TLSX, mục đích sử dụng; có thể là các yếu tố liên quan đến hoạt động tín dụng như: mức vốn vay, lãi suất, thời hạn, thủ tục, hỗ trợ ngoài việc cho vay. Để đơn giản và phù hợp với đề tài nghiên cứu, tôi sử dụng yếu tố “mức vốn vay bình quân/hộ” để đánh giá tác động của vốn tín dụng đối với việc thay đổi của thu nhập như thế nào. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng và cũng là mối quan tâm hàng đầu của hộ nghèo. Việc dùng chỉ tiêu này để xem xét tác động của vốn tín dụng đối với hộ nghèo cũng là cơ sở để đề ra những biện pháp tích cực trong hoạt động tín dụng của NH CSXH để hoạt động này càng hoàn thiện hơn, có tác động lớn hơn đối với hộ nghèo.

d. Đánh giá tác động của vốn tín dụng đối với việc đầu tư TLSX

Bảng 3.12: Tình hình đầu tƣ TLSX của hộ nghèo vay vốn tại Ngân hàng CSXHThị xã Sông Công Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu xã Bình Sơn xã Vinh Sơn xã Bá Xuyên Chung A. Hộ - Vốn vay bình quân/hộ 13,1 15,9 12 13,67 - Giá trị TLSX bình quân/hộ 11,74 9,06 10,14 10,31 - Tỷ lệ% GTTLSX/vốn vay 89,60 56,97 84,48 77,02 B. Lao động - Vốn vay bình quân/lao động 3,90 5,03 3,49 4,12 - Giá trị TLSX bình quân/lao động 3,51 2,92 3,01 3,15 - Tỷ lệ% GTTLSX/vốn vay 90,00 58,05 86,25 76,46

Nguồn: Số liệu điều tra hộ nghèo của tác giả, năm 2011

Trước hết xem xét mối quan hệ giữa mức vốn vay bình quân/hộ với giá trị TLSX bình quân/hộ. Từ bảng 3.12 cho thấy khi vay vốn, hộ nghèo đã sử dụng phần lớn số vốn vay được để mua sắm các TLSX phục vụ cho sản xuất kinh doanh, ở các địa phương khác nhau, do đặc điểm tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau nên việc sử dụng vốn tín dụng cũng khác nhau, và nó phụ thuộc vào mức vốn tín dụng được vay. Tại xã Bình Sơn, giá trị TLSX được đầu tư chiếm tới 89,6%; xã Bá Xuyên là 84,48%; còn xã Vinh Sơn chỉ chiếm 56,97% số vốn được vay. Điều này được lý giải rằng, ở 2 xã Bình Sơn và Bá Xuyên là 2 xã có số hộ nghèo sử dụng vốn chủ yếu với mục đích chăn nuôi trồng trọt và TTCN nên cần phải mua sắm TLSX

nhiều hơn là đương nhiên, còn ở xã Vinh Sơn sử dụng vốn vay chủ yếu cho mục đích kinh doanh nên số vốn đầu tư cho TLSX ít hơn, phần còn lại để mua sắm hàng hoá kinh doanh. Giá trị TLSX bình quân/hộ ở cả 3 địa phương chiếm khoảng 74,88% so với mức vốn vay bình quân/hộ.

Trong quá trình khảo sát điều tra còn cho thấy những hộ có mức vay vốn thấp thì mức độ đầu tư vào TLSX thấp hơn những hộ có mức vốn vay cao. Như vậy kết hợp sự phân tích ở trên ta có thể thấy rằng có mối quan hệ giữa mức vốn vay bình quân/hộ và giá trị TLSX bình quân/hộ, khi mức vốn vay bình quân/hộ tăng lên thì giá trị TLSX bình quân/hộ cũng sẽ tăng lên.

Tương tự chúng ta xem xét mối quan hệ giữa mức vốn vay bình quân/lao động và giá trị TLSX bình quân/lao động. Tỷ lệ giá trị TLSX/vốn vay là 76,46% chung cho cả 3 địa phương, trong đó tỷ lệ này ở xã Bình Sơn là 90%, xã Bá Xuyên là 86,25% và xã Vinh Sơn là 58,05%.

Mặt khác, để phản ánh mối quan hệ giữa vốn tín dụng và giá trị TLSX chúng tôi sử dụng mức độ cảm nhận của hộ nghèo về sự thay đổi của TLSX sau khi có được vốn vay.

Bảng 3.13: Tác động của vốn tín dụng đến TLSX

Mức vay vốn bình quân/hộ Cảm nhận sự thay đổi Tổng cộng

Thay đổi ít Thay đổi nhiều Đến 12 triệu đồng Tỷ lệ Số hộ % 16 69,56 7 30,44 23 100,00 Trên 12 - 15 triệu đồng Tỷ lệ Số hộ % 5 29,41 12 70,59 17 100,00 Trên 15 triệu đồng Tỷ lệ Số hộ % 1 8,33 11 91,67 12 100,00 Tổng cộng Tỷ lệ Số hộ % 22 42,30 30 57,70 52 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra hộ nghèo của tác giả, năm 2011

Theo kết quả cho thấy, có 42,3% số hộ cho rằng sự thay đổi của TLSX là không thay đổi và thay đổi ít, nhưng có tới 57,7% số hộ lại cho rằng có sự thay đổi và thay đổi nhiều về TLSX sau khi được vay vốn. Ở các mức vốn vay khác nhau thì

sự cảm nhận cũng thay đổi khác nhau, với mức vốn vay dưới 12 triêu/hộ thì có tới 69,56% số hộ cho rằng không thay đổi và thay đổi ít, 30,44% cho răng thay đổi. Với mức vốn vay từ 12-15 triệu thì sự cảm nhận tương ứng là 29,41% và 70,59% số hộ; ở mức vay cao hơn thì tỷ lệ này là 8,33% và 91,67%.

Tóm lại chúng ta thấy có mối quan hệ giữa vốn vay tín dụng và giá trị TLSX. Khi hộ nghèo vay vốn tín dụng nhiều hơn thì họ sẽ đầu tư mua sắm TLSX nhiều hơn. Điều này hoàn toàn hợp lý và được giải thích bởi hai lý do:

- Thứ nhất, trước khi vay vốn hầu hết hộ nghèo không có TLSX, để đầu tư mua sắm TLSX họ cần có vốn, điều này có nghĩa rằng giá trị TLSX của người nghèo phụ thuộc vào mức vốn vay tín dụng.

- Thứ hai, đại đa số hộ nghèo khi vay vốn đều sử dụng vốn đúng mục đích như đã cam kết ban đầu, có nghĩa rằng mục đích vay vốn của họ là để đầu tư mua sắm TLSX nhằm tạo ra công ăn việc làm và tăng năng suất lao động, tăng thu nhập. Tức là hành vi làm tăng giá trị TLSX là xảy ra.

e. Đánh giá tác động của vốn tín dụng đến công ăn việc làm

Bảng 3.14: Tác động của vốn tín dụng đến công ăn việc làm

Mức vay vốn bình quân/hộ Cảm nhận sự thay đổi Tổng

cộng

Thay đổi ít Thay đổi nhiều Đến 12 triệu đồng Tỷ lệ Số hộ % 19 82,61 4 17,39 23 100,00 Trên 12 triệu - 15 triệu đồng

Tỷ lệ Số hộ % 8 47,06 9 52,94 17 100,00 Trên 15 triệu đồng Tỷ lệ Số hộ % 2 16,67 10 83,33 12 100,00 Tổng cộng Tỷ lệ Số hộ % 29 55,77 23 44,23 52 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra hộ nghèo của tác giả, năm 2011

Kết quả ở bảng trình bày cho thấy, số hộ cảm nhận về sự không thay đổi và thay thay đổi ít lại chiếm một tỷ lệ lớn hơn (55,77% với 29 hộ nghèo) số người cảm

nhận thay đổi khá nhiều và thay đổi nhiều (44,23% với 23 hộ nghèo). Điều này được giải thích bởi số hộ có mức vốn vay bình quân/hộ dưới 12 triệu đồng là lớn hơn so với hai mức vốn vay bình quân/hộ còn lại, với 23 hộ chiếm 44,23% tổng số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 66 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)