- Cho vay các đối tượng còn lại thuộc 62 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính
5. Các đối tƣợng khác theo Quyết định của Chính phủ:
1.4.1.1. Ngân hàng Grameen (Bangladesh)
Bangladesh là một nước nông nghiệp lạc hậu, diện tích tự nhiên gần 143.000 km2, dân số khoảng 120 triệu người, thuộc nước nghèo nhất thế giới; trong đó, 80% dân số sinh sống ở nông thôn. GDP bình quân đầu người dưới 200 USD, nhưng bình quân GDP của nông dân chỉ hơn 100USD/năm. Dân trí thấp, nhiều người mù chữ. Bangladesh là nước đồng bằng, thiên tai thường xuyên xảy ra. Do đó, đời sống của đa số nông dân rất thiếu thốn.
Ngân hàng Grameen (có nghĩa là làng xã) hình thành từ năm 1976, vốn ban đầu chỉ có 28 USD của Giáo sư, TS Yumus sáng lập. Hệ thống Ngân hàng Grameen gồm: Ngân hàng TW, trụ sở tại thủ đô Datka, Văn phòng đại diện tại các bang hoặc vùng, hơn 1.000 Chi nhánh khu vực ở nông thôn; dưới chi nhánh, mỗi làng có Trung tâm tín dụng do thành viên vay vốn tự xây dựng và tự quản lý, một thành viên làm trưởng Trung tâm tín dụng, mỗi Trung tâm tín dụng có ít nhất 10 Tổ tín dụng. Mỗi Tổ tín dụng có 5 thành viên, một thành viên làm tổ trưởng. Nông dân nghèo muốn được vay tiền Ngân hàng Grameen phải là thành viên của Ngân hàng Grameen và sinh hoạt trong một Tổ tín dụng, các thành viên trong nhóm được yêu cầu tuân thủ các nguyên tắc của Ngân hàng về tính kỷ luật, đoàn kết, dũng cảm và chăm chỉ, cũng như “16 quyết định” bao gồm:
Duy trì mô hình gia đình nhỏ, tất cả trẻ em đều được đến trường, thực hiện tiến bộ gia đình và giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm khi gặp khó khăn. Hàng tuần, các trung tâm tín dụng họp với các thành viên một lần, mỗi thành viên phải gửi 1 cata (đơn vị tiền tệ của Bangladesh) vào tài khoản tiền gửi của mình tại chi nhánh Ngân hàng Grameen.
Quy chế cho vay của Tổ tín dụng: Đầu tiên 2 thành viên trong tổ được vay vốn; khi trả xong nợ, thì 2 thành viên tiếp theo được vay; tổ trưởng tín dụng là người vay cuối cùng. Khi tổ trưởng trả xong nợ, thì lại có 2 thành viên khác được vay vốn, quy chế này được lặp đi, lặp lại. Các thành viên trong Tổ tín dụng giám sát lẫn nhau về sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ đúng hạn và gửi tiền tiết kiệm.
Người vay không có tài sản thế chấp với Ngân hàng Grameen, tổn thất về tiền cho vay rất thấp, lãi suất cho vay Ngân hàng Grameen cao hơn lãi suất Ngân hàng thương mại. Khi được vay vốn, người vay phải nộp khoản lệ phí, trên số tiền vay, để hình thành quỹ của Tổ tín dụng; trong đó có quỹ phòng ngừa rủi ro và quỹ này được gửi vào chi nhánh Grameen. Khi một thành viên vay vốn không còn khả năng trả nợ, Tổ tín dụng dùng quỹ dự phòng rủi ro để trả nợ thay cho thành viên của mình.
Hiện nay, Ngân hàng Grameen có hơn 5 triệu thành viên, hơn 94% thành viên là nữ; vốn điều lệ 150 triệu taka, tương đương 3,75 triệu USD; trong đó, Nhà nước góp cổ phần 18 triệu taka, số còn lại là giá trị cổ phiếu của Ngân hàng TW Bangladesh, các NHTM, các tổ chức quốc tế là thành viên. Ngân hàng Grameen hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính; hạch toán kinh tế chung của cả hệ thống và kinh doanh phải có lãi, Nhà nước không bù lỗ.
Về mặt pháp lý: Nhà nước Bangladesh có bộ luật riêng cho Ngân hàng Grameen. Ngân hàng TW Bangladesh cấp một giấy phép hoạt động cho Ngân hàng Grameen TW. Trung tâm tín dụng thành lập theo làng và Tổ tín dụng thành lập theo xóm do các thành viên thành lập, trên tinh thần tự nguyện của thành viên. Chi nhánh Ngân hàng Grameen phục vụ các thành viên Ngân hàng tại nhà (trong buổi họp các thành viên). Theo bộ luật Ngân hàng Grameen, Ngân hàng này không phải nộp bất cứ một loại thuế nào cho Nhà nước.
Hàng tuần Trung tâm tín dụng, tổ chức họp với các thành viên để kiểm điểm và đôn đốc việc: Gửi tiền tiết kiệm, sử dụng vốn vay và trả nợ mỗi thành viên. Nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Grameen đến dự họp nhận tiền gửi của thành viên; tiền gửi của Tổ tín dụng; thu nợ; cho thành viên vay. Ngoài cho vay sản xuất nông nghiệp, Chi nhánh Ngân hàng Grameen còn cho thành viên vay sinh hoạt như xây dựng nhà ở mới, sửa chữa nhà cũ, xây dựng nhà vệ sinh, tạo nguồn nước sạch, chữa bệnh…
Nguyên nhân thành công của Ngân hàng Grameen
Một là, tổ chức hệ thống của Ngân hàng Grameen khoa học; chặt chẽ; mang tính tự quản giữa các thành viên cùng xóm, cùng làng, công khai, minh bạch.
Hai là, Nhà nước Bangladesh khuyến khích Ngân hàng Grameen hoạt động như: Không thu thuế và tạo hành lang pháp lý cho Ngân hàng Grameen hoạt động
ngày một phát triển với tốc độ cao. Huy động vốn chú ý đến những món tiền nhỏ, như trong một tuần mỗi thành viên phải gửi 01 taka vào tài khoản của mình (tức 4 taka một tháng); các Tổ tín dụng gửi quỹ của Tổ vào Chi nhánh Ngân hàng Grameen. Do đó, nguồn vốn huy động rất bền vững.
Ba là, Ngân hàng Grameen TW thực sự là chiếc cầu chuyển tải vốn từ thành thị về nông thôn, điều hòa vốn từ nơi thừa vốn về nơi thiếu như vay vốn các NHTM, tiếp nhận vốn tài trợ trong nước và nước ngoài để cho nông dân nghèo vay, tạo cơ hội cho họ thoát nghèo.
Bốn là, các thành viên có tinh thần tự giác và đoàn kết, giúp nhau thoát nghèo. Mỗi Tổ tín dụng có quỹ phòng ngừa rủi ro riêng, dùng để trả nợ thay cho thành viên mất khả năng trả nợ. Cho nên Ngân hàng Grameen bảo tồn được vốn điều lệ và bổ sung vốn tự có ngày một tăng.
Năm là, nhiều thành viên Ngân hàng Grameen có trình độ đại học, nhưng có tinh thần phục vụ nông dân nghèo; đi sát các thành viên thông qua cuộc họp của Trung tâm tín dụng. Chi nhánh Ngân hàng Grameen là Ngân hàng phục vụ “tại nhà”, thành viên như: Cho vay, thu nợ và nhận tiền gửi sau các cuộc họp.
Sáu là, thủ tục cho vay của Ngân hàng Grameen đơn giản, nhưng chặt chẽ, vì nông dân nghèo giám sát nhau sử dụng vốn vay và trả nợ. Do đó, thành viên vay vốn không cần tài sản thế chấp. Chi nhánh Ngân hàng Grameen cho thành viên vay phải có sự đồng ý của các thành viên trong tổ tín dụng.