- Thực trạng hoạt động TD đối với hộ nghèo tại NHCSXH Thị xã Sông Công tỉnh TN Đánh giá chung hoạt động TD đối với hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Sông Công
8 Thu nhập bình quân/ngƣời/tháng
3.3.7. Đánh giá chung về hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH trên địa bàn Thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên
trên địa bàn Thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên
Việc đánh giá hoạt động tín dụng, cụ thể là hoạt động cho vay đối với hộ nghèo là rất cần thiết, hoạt động tín dụng được nâng cao chất lượng sẽ góp phần tích cực trong việc đầu tư, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập đối với hộ nghèo, giúp hộ nghèo thoát nghèo và có thể vươn lên. Việc đánh giá cũng chính là cơ sở quan trọng để đề ra các giải pháp tín dụng phù hợp với từng đối tượng, từng mục đích và từng vùng.
* Kết quả đạt đƣợc:
(1) Về chất lượng hoạt động cho vay:
- Mức vốn cho vay đối với hộ nghèo tăng lên: Năm 2009, mức vốn cho vay/hộ là 10,3 triệu đồng, năm 2010 là 14,3 triệu đồng (tăng 38,8% so với năm 2009), năm 2011 là 20,4 triệu (tăng 42,7% so với năm 2010), trung bình 3 năm tăng 40,7%.
- Số hộ vay vốn trong năm tăng lên liên tục.
Tổng số hộ nghèo được vay vốn năm 2009 là 3.182 hộ, năm 2010 là 2.632 hộ giảm 17,28%, năm 2011 là 1.872 hộ, giảm 28,88% so năm 2010.
So sánh giữa số hộ được vay với số hộ nghèo trên địa bàn, thì Ngân hàng CSXH Sông Công đã cơ bản đáp ứng được số hộ nghèo thuộc diện được vay vốn. Năm 2009, có 80,87% số hộ nghèo được vay vốn (tổng số hộ nghèo là 1.035 hộ, tỷ lệ nghèo là 3,98%). Năm 2010 có 93,61% (tổng số hộ nghèo là 608 hộ, tỷ lệ nghèo là 4,06%) và năm 2011 là 115,53% (tổng số hộ nghèo, 760 tỷ lệ nghèo là 6,1%).
- Lãi suất cho vay ổn định.
Trong điều kiện lãi suất thương mại cao và biến động theo chiều hướng gia tăng, nhưng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo vẫn thể hiện được tính ưu đãi của Nhà nước trong chính sách xoá đói giảm nghèo. Lãi suất cho vay đối với hộ nghèo là 0,65%/tháng chỉ bằng 50% lãi suất thương mại đã tạo điều kiện rất thuận lợi trong việc tiếp cận đối với vốn tín dụng cũng như tác động đến thu nhập của hộ.
- Thời hạn vay vốn phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng của hộ nghèo.
Thời hạn cho vay đối với hộ nghèo là 36 tháng là cơ bản phù hợp với hộ nghèo. Có 1,92% số hộ được hỏi cho rằng thời hạn vay là quá ngắn và 25% cho rằng thời hạn vay là ngắn và phần lớn hộ được hỏi 63,46% cho rằng thời hạn vay như vậy là vừa, chỉ có 9,62% cho rằng thời hạn vay như vậy là dài.
- Doanh số cho vay tăng
Năm 2009 doanh số cho vay là 8,602 tỷ đồng; năm 2010 là 17,061 tỷ đồng, tăng 98,34% (tăng 8,459 tỷ đồng); năm 2011 là 15,811 tỷ đồng, giảm 7,33% (giảm 1,250 tỷ đồng). Tốc độ tăng có xu hướng nhanh dần, trung bình mỗi năm tăng 45,51%. Doanh số tăng lên với tốc độ nhanh do việc đáp ứng nhu cầu của hộ nghèo cả về mức vốn vay và số hộ được vay đều tăng liên tục qua các năm.
- Tình hình dư nợ tăng nhanh: Năm 2009, tổng số dư nợ cuối năm đạt 32,700
tỷ đồng; năm 2010 đạt 37,647 tỷ đồng, tăng 15,13% so với năm 2009; năm 2011 đạt 38,123 tỷ đồng, tăng 1,26% so với năm 2010, trung bình mỗi năm tăng 8,2%.
Năm 2009, số hộ dư nợ đạt 3.182 hộ; năm 2010 đạt 2.632 hộ, giảm 17,28%; năm 2011 đạt 1.872 hộ, giảm 28,88% so với năm 2010; trung bình mỗi năm giảm23,08%.
Năm 2009, mức dư nợ bình quân/hộ là 10,28 triệu đồng; năm 2010 là 14,3 triệu đồng, tăng 39,19% so với năm 2009; năm 2011 là 20,36 triệu đồng, tăng 42,38% so với năm 2010, trung bình mỗi năm tăng 40,66%. Mức dư nợ bình quân tăng lên chủ yếu do mức vốn cho vay/hộ được nâng lên.
- Tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp
Năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,006%, năm 2010 là 0,008% và năm 2011 là 0,01%.
(2) Tác động của tín dụng đến hộ nghèo.
- Vốn tín dụng đã giúp hộ nghèo có điều kiện tạo và bổ sung tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm .
Việc được vay vốn tín dụng từ tổ chức tín dụng đã giúp hộ nghèo đầu tư vào sản xuất kinh doanh làm tăng thu nhập biểu hiện thông qua giá trị TLSX của hộ nghèo. Mức vốn vay tín dụng càng cao thì giá trị TLSX cũng cao hơn, với mức vốn vay bình quân/hộ của các hộ điều tra là 13,67 triệu đồng thì giá trị giá trị TLSX bình quân/hộ của các hộ điều tra là 10,31 triệu (chiếm 77,2% mức vốn vay bình quân/hộ). Cũng theo kết quả điều tra về cảm nhận sự thay đổi của TLSX sau khi được vay vốn thì có 42,3% số hộ cho rằng sự thay đổi của TLSX là không thay đổi và thay đổi rất ít, nhưng có tới 57,7% số hộ cho rằng có sự thay đổi và thay đổi nhiều về TLSX.
Ở các mức vốn vay khác nhau thì sự cảm nhận cũng thay đổi khác nhau, với mức vốn vay dưới 12 triêu/hộ thì có tới 69,56% số hộ cho rằng không thay đổi và thay đổi ít, 30,44% cho răng thay đổi. Với mức vốn vay từ 12 – 15 triệu thì sự cảm nhận tương ứng là 29,41% và 70,59% số hộ; ở mức vay cao hơn thì tỷ lệ này là 8,33% và 91,67%.
Tình hình đầu tư TLSX ở các vùng là khác nhau đáng kể, cụ thể giá trị TLSX bình quân/hộ và trên lao động cao nhất là ở xã Bình Sơn, tiếp đến là xã Bá Xuyên
và thấp nhất là ở xã Vinh Sơn. Sự khác nhau này xuất phát từ sự khác nhau trong việc sử dụng mục đích vốn vay: ở xã Bình Sơn và xã Bá Xuyên các hộ nghèo thường sử dụng vốn cho ngành chăn nuôi, trồng trọt và TTCN nên vốn vay đều dùng để đầu tư các TLSX, nhưng ở xã Vinh Sơn các hộ nghèo chủ yếu sử dụng vốn vay cho mục đích kinh doanh hàng hoá dịch vụ nên bên cạnh đầu tư mua sắm các TLSX thì một phần lớn vốn vay nằm dưới dạng tiền mặt để mua hàng hoá dịch vụ hàng ngày.
Đồng thời vốn tín dụng đã tạo thêm công ăn việc làm cho hộ nghèo, tuy nhiên sự thay đổi về việc làm còn khá khiêm tốn theo đánh giá của hộ. Có 55,77% (với 29 hộ nghèo) số hộ cảm nhận về sự không thay đổi và thay thay đổi ít (55,77% với 29 hộ nghèo), số hộ cảm nhận thay đổi khá nhiều và thay đổi nhiều là 44,23% với 23 hộ nghèo. Ở những mức vốn vay cao hơn thì cảm nhận về sự thay đổi công ăn việc làm là có sự khác biệt, tức là ở những mức vốn vay nhiều hơn sẽ có xu hướng tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn so với những mức vốn vay thấp hơn.
- Vốn tín dụng đã góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, nhiều hộ nghèo sau khi vay vốn đã thoát nghèo.
Thu nhập của hộ nghèo nhìn chung đã được nâng lên sau khi được vay vốn. Về thu nhập của hộ, mức chênh lệch về thu nhập bình quân/hộ càng cao khi mức vay vốn bình quân/hộ cao hơn và có sự khác nhau giữa các địa phương, xã Bình Sơn là 2,56 triệu đồng, xã Vinh Sơn là 4,16 triệu đồng và xã Bá Xuyên là 2,81 triệu đồng. Thu nhập bình quân/hộ ở các địa phương là: 11,1 triệu đồng (xã Bình Sơn), 14,9 triệu đồng (xã Vinh Sơn) và 10,46 triệu đồng (xã Bá Xuyên), thu nhập bình quân/hộ chung của các hộ là 12,2 triệu đồng. Các hộ có mức vốn vay khác nhau thì mức chênh lệch về thu nhập của các hộ cũng khác nhau, hộ có mức vốn vay cao hơn thì mức chênh lệch về thu nhập cao hơn. Cụ thể, đối với xã Vinh Sơn, hộ nghèo thuộc nhóm có mức vốn vay đến 12 triệu đồng có mức chênh lệch về thu nhập là 2,27 triệu (13,03; 15,3); hộ nghèo thuộc nhóm có mức vốn vay từ trên 12 triệu đến 15 triệu: 3,3 triệu ( 13,9; 17,2); hộ nghèo thuộc nhóm hộ có mức vốn vay trên 15 triệu: 2 triệu ( 18; 20).
Sau khi vay vốn tín dụng, có tới 55,8% số hộ nghèo (29 hộ) đã thoát nghèo theo chuẩn nghèo của Bộ LĐ - TB - XH: xã Bình Sơn đã có 10 hộ nghèo hiện nay đã thoát nghèo (chiếm 58,82% số hộ); xã Vinh Sơn đã có 13 hộ nghèo hiện nay đã
thoát nghèo (chiếm 68,42% số hộ) và xã Bá Xuyên, có 6 hộ nghèo hiện nay đã thoát nghèo (chiếm 37,5% số hộ).
Tác động của vốn tín dụng đối với hộ nghèo trên địa bàn thị xã Sông Công thông qua đánh giá 52 hộ có vay vốn tại Ngân hàng CSXH còn rất nhiều hạn chế. Sự hạn chế này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, từ nguyên nhân của chính hộ nghèo đến nguyên nhân từ tổ chức cho vay, đến nguyên nhân của cơ chế quản lý điều hành…
* Những tồn tại và hạn chế.
Khi phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo có vay vốn Ngân hàng CSXH ở thị xã Sông Công tôi nhận thấy những tồn tại, hạn chế sau:
- Thu nhập của hộ nghèo sau khi vay vốn đã được nâng lên, số đông hộ nghèo đã thoát được nghèo. Tuy nhiên thu nhập của hộ vẫn còn khá thấp, khả năng tái nghèo là rất lớn.
Đã có 29 hộ nghèo (55,77% số hộ) đã nâng được thu nhập bình quân/người/tháng lên để thoát nghèo theo quy định hiện hành về chuẩn nghèo của Bộ LĐ-TB-XH. Tuy nhiên, đại đa số các hộ đều có thu nhập bình quân/người/tháng cận chuẩn nghèo, rất dễ tái nghèo nếu gặp rủi ro, biến động kinh tế. Vì vậy họ vẫn rất cần sự gia tăng hỗ trợ về tín dụng, về kỹ thuật, cách làm ăn…, đặc biệt là sự hỗ trợ về tín dụng, mà trong đó NHCSXH là tổ chức quan trọng đối với hộ nghèo trong việc cung cấp tín dụng.
- Thủ tục cho vay, đặc biệt là việc bình xét hộ nghèo được tham gia vay vốn còn khá bất cập, thiếu công bằng, mang tính chất phân bổ, chưa phù hợp với nhu cầu của từng hộ hay nhóm hộ.
Theo kết quả điều tra đối với 52 hộ nghèo có vay vốn tại Ngân hàng CSXH thì có 17,31% số hộ trả lời rằng thủ tục vay còn rất khó khăn; có tới 48,08% số hộ trả lời khó khăn; 26,92% cho rằng bình thường và chỉ có 7,69% cho rằng thuận lợi.
- Mức độ đáp ứng nhu cầu về số hộ nghèo được vay vốn còn rất thấp do hiện tượng cho vay không đúng đối tượng.
Kết quả điều tra 90 hộ nghèo, cho thấy, có 76 hộ chiếm 84,44% tổng số hộ được hỏi có vay vốn tín dụng. Có 52 hộ nghèo đã vay vốn từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH, chiếm 57,58% tổng số hộ điều tra. Điều này chứng tỏ việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng CSXH là rất thấp, có tới 42,2% số hộ nghèo
chưa được hoặc không được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng. Trong khi đó, số hộ được NHCSXH cho vay rất lớn so với số hộ nghèo trên địa bàn và tăng hàng năm, đặc biệt có năm số hộ được vay lớn hơn cả số hộ nghèo. Năm 2009 số hộ được vay là 3.182 hộ (số hộ thuộc diện nghèo là 1.035 hộ); năm 2010 là 2.632 hộ (số hộ nghèo là 608 hộ); năm 2011 số hộ được vay vốn là 1.872 hộ trong khi đó chỉ có 1.277 hộ thuộc diện nghèo được vay vốn. Như vậy có một bộ phận lớn số hộ vay vốn không thuộc diện hộ nghèo được vay vốn.
Nguyên nhân chính là do việc Ngân hàng mở rộng diện cho vay đến cả các hộ cận nghèo, do sự lo ngại của Ngân hàng về khả năng các hộ nghèo thuộc diện cực nghèo, neo đơn, không có TLSX, sức lao động kém; do sự thiếu minh bạch trong quá trình triển khai, bình xét, không cung cấp thông tin của các bộ địa phương và cũng do chính bản thân hộ nghèo quá tự ti, ý thức thoát nghèo không cao.
- Mức cho vay còn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, muốn có vốn phục vụ sản xuất, hộ nghèo phải vay thêm từ các nguồn vốn tín dụng khác.
Mức vốn cho vay đối với hộ nghèo của NH CSXH thấp hơn so với nhu cầu vay vốn của hộ nghèo. Mức vốn cho vay bình quân/hộ khoảng 5,2 triệu đồng. Kết quả điều tra đối với 52 hộ nghèo có vay vốn tại chương trình cho vay hộ nghèo của NH CSXH cho thấy: trung bình mức vốn vay bình quân/hộ là 13,4 triệu đồng (xã Bình Sơn: 13,1 triệu/hộ; xã Vinh Sơn: 15,9 triệu/hộ và xã Bá Xuyên: 12 triệu/hộ).
Như vậy để có thêm vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, số đông hộ đã vay cả các chương trình và tổ chức khác (29 hộ). Trong số 29 hộ này thì có 17 hộ có mức vay vốn bình quân là 14,4 triệu, 12 hộ có mức vay vốn bình quân là 18,1 triệu. Số còn lại là 23 hộ có mức vốn vay trung bình là 10,3 triệu.
So sánh giữa mức vốn vay mà hộ nghèo nhận được với số tiền hộ nghèo yêu cầu vay: Đối với 23 hộ chỉ vay vốn duy nhất tại NH CSXH, mức vốn cho vay cũng chỉ đáp ứng được 69% so với số tiền cần vay trước khi làm đơn xin vay (trung bình số tiền cần vay/hộ là 14,9 triệu đồng). Các hộ càng có yêu cầu vay với mức vay cao hơn thì mức độ đáp ứng của NHCSXH càng khó khăn hơn, ngay cả khi họ vay thêm từ các nguồn khác (với các hộ có mức vốn vay 14,4 triệu thì chỉ được đáp ứng 77,4% số tiền yêu cầu vay, các hộ có mức vốn vay 18,1 triệu thì chỉ được đáp ứng 77 % số tiền yêu cầu vay).
Một số nguyên nhân: Việc cho vay không đúng đối tượng làm tăng số lượng số hộ vay và được vay; Việc cho vay chưa được cụ thể hoá mức vốn vay/hộ đối với từng mục đích vay, từng nhóm địa phương.
- Việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích vay cũng phổ biến làm mất ý nghĩa, tính chất của nguồn vốn đồng thời khả năng tạo thu nhập thấp hoặc không hoàn trả được vốn vay.
Số hộ sử dụng vốn vay dùng cho chăn nuôi chiếm một tỷ lệ tương đối cao, 55,77% với 29 hộ, điều này phản ánh, đối với hộ nghèo thì chăn nuôi vẫn là một trong những ngành nghề quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ nghèo. Tiếp đó là số hộ dùng vốn vay để kinh doanh buôn bán chiếm 28,85%, rồi đến trồng trọt (21,15%), TTCN (19,23%). Tuy nhiên, số hộ sử dụng vốn vay không đúng mục đích khi vay lại chiếm một tỷ lệ tương đối cao, trong đó số hộ sử dụng vốn cho mục đích tiêu dùng là 15,38%, cho trả nợ là 13,46% và dùng cho mục đích khác là 15,38%.
- Sự hỗ trợ đối với hộ nghèo vay vốn của NH CSXH chưa tích cực, mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, thu hồi lãi, vốn nhưng không thường xuyên mà chủ yếu thông qua tổ chức đoàn hội ở địa phương
Việc hỗ trợ đối với các hộ nghèo vay vốn còn rất nhiều điều cần phải bàn trong hoạt động tín dụng cho hộ nghèo ở Ngân hàng CSXH trên địa bàn thị xã Sông Công, phản ánh mối quan tâm của tổ chức cho vay còn chưa sát sao, chưa vì lợi ích cho cả hai bên, đã phần nào ảnh hưởng tới kết quả và ý nghĩa của việc hỗ trợ tín dụng nhằm xoá đói giảm nghèo ở địa phương. Theo thực tế điều tra, thì có một số nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên như sau:
Một là, số lượng hộ nghèo vay tuy không cao nhưng có đặc điểm về trình độ, ngành nghề, tài sản, địa bàn sinh sống, mục đích sử dụng vốn vay … là khác nhau trong khi số lượng cán bộ tín dụng lại ít, có cán bộ tín dụng phụ trách đến 40% số địa phương trong địa bàn.
Hai là, trình độ năng lực, lòng nhiệt tình của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Ba là, các hộ nghèo vay vốn đều là thành viên của một hay nhiều tổ chức đoàn hội, nhưng khi vay vốn họ không bị ràng buộc nhiều, không thuộc những