Khái quát về tình hình cho vay của Ngân hàng CSXH sông công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 54 - 58)

- Thực trạng hoạt động TD đối với hộ nghèo tại NHCSXH Thị xã Sông Công tỉnh TN Đánh giá chung hoạt động TD đối với hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Sông Công

3.2.2.1. Khái quát về tình hình cho vay của Ngân hàng CSXH sông công

a. Khái quát tình hình cho vay của Ngân hàng CSXH sông công

Việc cho vay vốn đối với hộ nghèo của Ngân hàng CSXH trên địa bàn Thị xã Sông Công được thông qua các tổ chức đoàn hội ở địa phương như: HPN, HND, HCCB và ĐTN với các chương trình cho vay khác nhau như: Cho vay hộ nghèo; cho vay học sinh sinh viên; cho vay hộ SXKD vùng khó khăn; cho vay NS&VS, cho vay Dân tộc thiểu số, cho vay hộ nghèo về nhà ở, cho vay XKLĐ. Dư

nợ cho vay trong 3 năm, từ 2009 – 2011 tăng lên liên tục đã góp phần mang lại thành công cho công tác xoá đói giảm nghèo của Thị xã. Đến cuối năm 2010, tổng dư nợ cho vay là 90,853 tỷ,tăng 18,2% (13,982 tỷ) so với năm 2009. Năm 2011 đạt tổng dư nợ 110,864 tỷ, tăng 22,03% (20,011 tỷ ) so với năm 2010, trung bình mỗi năm tăng 20,1%.

Bảng 3.4: Tình hình cho vay của Ngân hàng CSXH Sông Công giai đoạn 2009 -2011

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%)

Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) 2010/2009 2011/2010 BQ

Tổng số dƣ nợ 76.871 100,000 90.853 100.000 110.864 100.000 118,189 122,026 120,107 Tổ chức đoàn hội - Hội PN 37.058 48,208 41.376 45,542 47.611 42,945 111,652 115,069 113,361 - Hội ND 22.548 29,332 26.214 28,853 32.588 29,395 116,259 124,315 120,287 - Hội CCB 17.265 22,460 23.263 25,605 29.885 26,956 134,741 128,466 131,603 - Đoàn TN 0.000 780 0,704 0,000 100,000 50,000 Chƣơng trình vay - CVHN 32.624 42,440 37.624 41,412 38.124 34,388 115,326 101,329 108,328 _ CV SXKD 18.828 24,493 20.189 22,222 31.189 28,133 107,229 154,485 130,857 _CV GQVL 599 0,779 554 0,610 1.896 1,710 92,487 342,238 217,363 - NS&VS 5.099 6,633 6.099 6,713 10.099 9,109 119,612 165,585 142,598 - HSSV 19.145 24,905 25.601 28,178 28.800 25,978 133,722 112,496 123,109 _ HN về nhà ở 232 0,302 456 0,502 456 0,411 196,552 100,000 148,276 _xuất khẩu LĐ 144 0,187 30 0,033 0 0,000 20,833 0,000 10,417 _Dân tộc TS ĐBKK 200 0,260 300 0,330 300 0,271 150,000 100,000 125,000

Nguồn: Ngân hàng CSXH Thị xã Sông Công

Việc cho vay vốn thông qua các tổ chức hội đoàn thể ở địa phương thì trong 3 năm 2009 – 2011 số tiền cho vay thông qua các tổ chức này đều tăng với tốc độ tăng lần lượt là: HPN tăng 13,36%; HND tăng 20,29%; CCB tăng 31,60% và ĐTN tăng 50%. Xét về cơ cấu vốn vay trong tổng dư nợ thì số vốn cho vay thông qua HPN chiếm khoảng 48,21% (2009) - 42,95% (2011); số vốn cho vay thông qua HND chiếm khoảng 29,33 (2009) – 29,40% (2011); số vốn cho vay thông qua CCB chiếm khoảng 22,46% (2009) – 26,96% (2011) và ĐTN chiếm một tỷ lệ rất nhỏ năm 2011 là 0,7%.

Đối với cho theo các chương trình như cho vay hộ nghèo, cho vay nước sạch vệ sinh, cho vay học sinh sinh viên và cho vay dân tộc thiểu số, số vốn cho

vay theo các chương trình cũng tăng lên liên tục theo các năm. Trung bình tăng 8,33% đối với chương tình cho vay hộ nghèo; 30,86% ( Cho vay hộ gia đình

SXKD vùng khó khăn); 117,4% (Giải quyết việc làm); 42,60 (nước sạch và vệ

sinh); 23,11% (cho vay học sinh sinh viên); 48,28% (Hộ nghèo về nhà ở); 25%

(cho vay chương trình dân tộc thiểu số ĐBKK). Xét về cơ cấu giữa các chương trình cho vay thì số vốn dành cho chương trình cho vay hộ nghèo chiếm tỷ trọng lớn nhất, có thể nói hầu như số vốn cho vay chủ yếu phục vụ cho các hộ nghèo nhằm đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm tạo công ăn việc làm tăng thu nhập từ đó dần thoát nghèo, đây cũng là mục đích căn bản trong hoạt động của Ngân hàng CSXH mà đã được Nhà nước giao phó. Tỷ trọng này tăng dần qua từng năm, năm 2009 là 42,44% đạt 32,62 tỷ đồng, năm 2010 là 41,41% đạt 37,62 tỷ đồng và năm 2011 là 34,39% đạt 38,12 tỷ đồng.

b. Doanh số cho vay trong năm.

Doanh số cho vay đối với hộ nghèo tăng lên qua các năm. Năm 2009 doanh số cho vay là 8,6 tỷ đồng; năm 2010 là 17,1 tỷ đồng, tăng 98,3% (tăng 8,46 tỷ đồng); năm 2011 là 15,81 tỷ đồng, giảm so với năm 2010 là 7,3% (giảm 1,25 tỷ đồng). Tốc độ tăng có xu hướng nhanh dần, trung bình mỗi năm tăng 45,5%. Trong đó, điển hình là doanh số cho vay đối với mục đích sản xuất TTCN với tốc độ tăng trung bình là 55,7%, kinh doanh là 54,32%; tiếp theo là doanh số cho vay đối với chăn nuôi (47,60%), trồng trọt (29%). Doanh số tăng lên với tốc độ nhanh do việc đáp ứng nhu cầu của hộ nghèo cả về mức vốn vay và số hộ được vay đều tăng liên tục qua các năm. Doanh số tăng lên kết quả của việc nguồn vốn cho vay đối với chương trình cho vay hộ nghèo được bổ sung liên tục. Năm 2009, nguồn vốn cho vay là 32,8 tỷ đồng; năm 2010 là 38 tỷ đồng, tăng 15,9% so với năm 2009; năm 2011 là 38,5 tỷ, tăng 1,32% so với năm 2010. Bên cạnh đó là nguồn vốn do thu hồi nợ được trong năm.

Xét về cơ cấu của doanh số cho vay giữa các mục đích vay thì doanh số cho vay để chăn nuôi chiểm tỷ trọng lớn nhất, năm 2009 là 33% tổng doanh số cho vay, năm 2010 là 34% và năm 2011 là 33,33%; tiếp đến là mục đích kinh doanh (21,2%; 21,45%; 23,60%), sản xuất TTCN (20,38%; 21,82%; 23,3%) và trồng trọt (25,42%; 22,73%; 19,77% - tỷ trọng này có xu hướng giảm dần qua các năm.

Bảng 3.5: Doanh số cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH thị xã Sông Công, giai đoạn 2009 – 2011

Mục đích cho vay

Doanh số cho vay trong năm So sánh (%)

2009 2010 2011 10/09 11/10 TB Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu (tr.đ) (%) (tr.đ.) (%) (tr.đ.) (%) Tổng doanh số cho vay 8.602 100 17.061 100 15.811 100 198,34 92,67 145,51 Chăn nuôi 2.839 33 5.801 34 5.270 33,33 204,35 90,85 147,60 Trồng trọt 2.187 25,42 3.878 22,73 3.126 19,77 177,35 80,61 128,98 TTCN 1.753 20,38 3.723 21,82 3.684 23,3 212,35 98,96 155,66 Kinh doanh 1.824 21,2 3.660 21,45 3.731 23,6 200,68 101,96 151,32

Nguồn: Ngân hàng CSXH Thị xã Sông Công

0 5 10 15 20 25 30 35 2009 2010 2011 Chăn nuôi Trồng trọt TTCN Kinh doanh

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu cho vay giai đoạn 2009-2011

c. Dư nợ cho vay

Trên cơ sở nguồn vồn cho vay hàng năm được bổ sung cộng với số thu hồi nợ, tổng số dư nợ của chương trình cho vay hộ nghèo nhằm mục đích sản xuất kinh doanh của các hộ nghèo tăng lên liên tục. Năm 2009, tổng số dư nợ cuối năm đạt 32,70 tỷ đồng; năm 2010 đạt 37,647 tỷ đồng, tăng 15,13% so với năm 2009; năm 2011 đạt 38,123 tỷ đồng, tăng 1,26% so với năm 2010, trung bình mỗi năm tăng 8,2%.

Số hộ dư nợ giảm dần, điều này phản ánh mức vốn cho vay đối với hộ nghèo đã được nâng lên qua các năm. Năm 2009, số hộ dư nợ đạt 3.182 hộ; năm

2010 đạt 2.632 hộ, giảm 17,28%; năm 2011 đạt 1.872 hộ, giảm 28,88% so với năm 2009; trung bình mỗi năm giảm 23,08%.

Mức dư nợ bình quân/hộ cũng tăng lên với tốc độ tăng nhanh dần. Năm 2009, mức dư nợ bình quân/hộ là 10,28 triệu đồng; năm 2010 là 14,3 triệu đồng, tăng 39,19% so với năm 2009; năm 2011 là 20,36 triệu đồng, tăng 42,38% so với năm 2010, trung bình mỗi năm tăng 40,66%. Mức dư nợ bình quân tăng lên chủ yếu do mức vốn cho vay/hộ được nâng lên.

Bảng 3.6: Dƣ nợ cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH Sông Công giai đoạn 2009 – 2011 ĐVT Dƣ nợ cho vay So sánh (%) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 10/09 11/10 TB Nguồn vốn cho vay hộ nghèo Tr đ. 32.800 38.000 38.500 115,85 101,32 108,58 Tổng số dư nợ cuối năm Tr đ. 32.700 37.647 38.123 115,13 101,26 108,20 Tổng số hộ dư nợ cuối năm Hộ 3.182 2.632 1.872 82,72 71,12 76,92 dư nợ bình quân/hộ Triệu đ. 10,28 14,30 20,36 139,19 142,38 140,66

Nguồn: Ngân hàng CSXH Thị xã Sông Công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 54 - 58)