- Thực trạng hoạt động TD đối với hộ nghèo tại NHCSXH Thị xã Sông Công tỉnh TN Đánh giá chung hoạt động TD đối với hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Sông Công
8 Thu nhập bình quân/ngƣời/tháng
4.3.4 Đối với các hộ nghèo vay vốn
- Phải nhận thức được rằng mình là một bộ phận của xã hội nên phải có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với xã hội, không được ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước, trước hết phải tự mình cứu lấy mình.
- Cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu thông tin về các nguồn vốn tín dụng; chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án sử dụng vốn vay mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Chủ động học hỏi, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm làm ăn thông qua các lớp tập huấn hoặc qua bạn bè, người thân; nhạy bén trong việc nắm bắt các cơ hội làm ăn cũng như tận dụng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
KẾT LUẬN
Xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, được đặt lên hàng đầu trong mọi chủ trương, chính sách của Đàng và Nhà nước. Qua hơn 10 năm thực hiện chiến lược xoá đói giảm nghèo, Việt nam nói chung, tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong đó có Thị xã Sông Công đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc xoá đói giảm nghèo.
Yếu tố tín dụng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược xoá đói giảm nghèo, trong đó hoạt động của Ngân hàng CSXH là then chốt, đã tác động tích cực trong việc tạo ra công ăn việc làm và tăng thu nhập, điều này đã được khẳng định trên cả bình diện quốc tế và ở Việt Nam.
Qua việc phân tích đánh giá hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NH CSXH ở Thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên cho thấy:
1. Mức vốn cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH thị xã Sông Công (10,3 triêu/hộ năm 2009; 14,3 triệu năm 2010 và 20,4 triệu năm 2011); số hộ vay vốn tăng lên liên tục; lãi suất cho vay ổn định (0,65%/tháng); thời hạn vay là 36 tháng; doanh số cho vay tăng nhanh, trung bình tăng 45,51% mỗi năm; dư nợ tăng trung bình mỗi năm 8,2%; tỷ lệ nợ quá hạn thấp (2009: 0,006%; năm 2010: 0,008% và năm 2011: 0,01%) cho thấy việc tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo ngày càng được nâng cao.
2. Tác động của vốn tín dụng đối với hộ nghèo là tích cực thông qua việc đầu tư sản xuất tăng lên, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập. Sau khi vay vốn đã có 58,8% số hộ nghèo điều tra có vay vốn tại NH CSXH (29 hộ trong tổng số 52 hộ) thoát nghèo.
3. Tuy đã đạt được những kết quả như vậy, hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo của NH CSXH vẫn còn một số hạn chế có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thay đổi thu nhập của hộ nghèo như: thu nhập của hộ còn khá thấp, khả năng tái nghèo lớn; cho vay không đúng đối tượng; việc bình xét hộ vay vốn chưa thật công bằng; thẩm định hộ vay chưa sát sao; mức vốn vay/hộ thấp, hộ còn phải vay bổ sung; kiểm tra giám sát không thường xuyên; số hộ sử dụng vốn sai mục đích khá cao; sự hỗ trợ đối với hộ sau khi vay vốn chưa được quan tâm; cơ chế điều hành chưa đồng bộ…
4. Để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NH CSXH trên địa bàn Thị xã Sông Công, đồng thời dựa trên những tác động tích cực của vốn tín dụng, mục tiêu xoá đói giảm nghèo, tôi đã đề xuất một số giải pháp nhất định như: Kiểm soát chặt chẽ các thủ tục cho vay; Cần phân loại hộ nghèo để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ; Nâng mức vốn cho vay đối với hộ nghèo; Duy trì và ổn định lãi suất ưu đãi; Gắn thời hạn cho vay với mục đích vay; Đáp ứng nhu cầu vốn vay kịp thời, đúng thời vụ, chu kỳ kinh doanh của các hộ nghèo; Kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của hộ; Tăng cường sự hỗ trợ của Ngân hàng, của các tổ chức khác nhằm trang bị cho hộ cách thức làm ăn, cách sử dụng vốn vay, kỹ thuật sản xuất, thông tin thị trường, hỗ trợ giá cả và rủi ro; Các biện pháp khác.
5. Để các giải pháp trên mang tính khả thi, cần có sự quan tâm phối hợp của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức tín dụng, các tổ chức đoàn hội ở địa phương và cả chính các hộ nghèo
PHỤ LỤC