- Thực trạng hoạt động TD đối với hộ nghèo tại NHCSXH Thị xã Sông Công tỉnh TN Đánh giá chung hoạt động TD đối với hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Sông Công
3.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng CSXHThị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên
* Sự ra đời Ngân hàng CSXH Thị xã Sông Công
Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thái Nguyên ra đời theo Quyết định số 41/QĐ -HĐQT ngày 14 tháng 01 năm 2003. Theo đề nghị của thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Tỉnh Thái Nguyên, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội Thị xã Sông Công chính thức được thành lập theo QĐ số 766/HĐQT ngày 07 tháng 07 năm 2003, trên cơ sở nhận bàn giao từ quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thị xã Sông Công.
Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH Thị xã Sông Công có trụ sở chính đặt tại Thị xã, và có điểm giao dịch của Ngân hàng CSXH được mở rộng đến các xã, phường. Thông qua hình thức thành lập các điểm giao dịch tại xã phường NHCS đã giảm được chi phí đi lại cho người dân trong quá trình giao dịch với Ngân hàng, mặt khác Ngân hàng còn thực hiện công khai đến người dân các chương trình cho
vay ưu đãi của chính phủ công khai nguồn vốn cho vay, lãi suất cho vay….. đến danh sách những hộ gia đình được vay vốn, từ đó thấy rõ được nhu cầu vay vốn thực sự, đúng đối tượng được vay và sát sao trong công tác kế hoạch trả nợ, lãi của hộ vay vốn.
Tuy là đơn vị mới thành lập nhưng trong những năm qua Ngân hàng CSXH Thị xã Sông Công đã luôn hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch được giao và có những thành tích đáng kể cho công tác của ngành cũng như góp phần đẩy lùi số hộ nghèo cho địa phương và cùng các cấp trên địa bàn xây dựng Thị xã Sông Công mạnh về kinh tế, phát triển về văn hoá và xã hội.
* Cơ cấu tổ chức.
Ngân hàng Chính sách xã hội Thị xã Sông Công có một cơ cấu tổ chức hợp lý và vững chắc, thể hiện được tính chịu trách nhiệm của từng tổ và từng cá nhân. Tất cả các tổ đều chịu sự quản lý trực tiếp của ban Giám đốc và là người có quyền cao nhất của Ngân hàng. Tổng số cán bộ công nhân viên của Ngân hàng Chính sách xã hội Thị xã Sông Công là 8 người, được phân bố vào những công việc với nhiệm vụ và chức năng khác nhau.
Mô hình tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội Thị xã Sông công
Giám đốc: là người có quyền lực cao nhất trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm về các hoạt động của Ngân hàng.
Tổ kế toán ngân quỹ: gồm có một tổ trưởng tổ kế toán cùng một kế toán viên và một nhân viên thủ quỹ.
Thực hiện nhiệm vụ công tác hạch toán kế toán theo qui định về pháp lệnh kế toán thống kê và các nghiệp vụ huy động vốn của các tổ chức kinh tế, quản lý vốn và tài sản, hạch toán cho vay thu nợ, xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán và tổng hợp thu chi tài chính theo chế độ tài chính, quản lý và lưu trữ hồ sơ chứng từ, thực hiện chức năng trung tâm thanh toán
Ban giám đốc
+ Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chế độ chính sách và tuân thủ theo nguyên tắc chế độ, thủ tục kế toán theo quy định của nghành và của nhà nước.
+ Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ chế độ kho quỹ theo quy định của nghành. Nâng cao nghiệp vụ để phát triển và thu giữ bạc giả, báo cáo lãnh đạo để đảm bảo an toàn kho quỹ.
Tổ tín dụng gồm: Phó giám đốc phụ trách tổ tín dụng, tổ trưởng tổ tín dụng
và hai nhân viên: là nơi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của tất cả khách hàng có nhu cầu, tiến hành thẩm định các dự án, phương án vay vốn và làm các thủ tục vay vốn trình lên các cấp lãnh đạo để xét duyệt cho vay.
+ Xây dựng chiến lược khách hàng đề xuất chính sách và có kế hoạch từng bước mở rộng và quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp, hộ sản xuất trên địa bàn.
+ Thường xuyên kiểm tra, phân tích hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, hộ vay vốn tiến hành phân loại nợ …để tìm biện pháp đảm bảo thu hồi vốn đúng thời hạn.
* Về cơ chế hoạt động của Ngân hàng CSXH Thị xã Sông công.
Ngân hàng CSXH Thị xã Sông công được tổ chức và hoạt động theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thực thi một thể chế chính sách được nhân dân đồng tình, hưởng ứng, thể hiện đường lối đúng đắn của Đảng, Chính phủ. Đây là giải pháp rất cụ thể, góp phần ổn định kinh tế-xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Chỉ trong thời gian ngắn hoạt động của Ngân hàng CSXH Thị xã Sông công có hiệu quả thực sự góp phần xoá đói giảm nghèo, là cầu nối củng cố khối liên minh công nông, phù hợp ý Đảng lòng dân.
Bên cạnh hoạt động có hiệu quả của Ban đại diện HĐQT các cấp, có một số nơi thiếu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Ban đại diện, sự phối hợp với các Ban ngành, đoàn thể chưa thường xuyên, còn nhiều bất cập nhất là trong việc tuyên truyền các chính sách tín dụng hộ nghèo, hướng dẫn cách làm ăn, chỉ dẫn thị trường..., để phát sinh các tiêu cực trong việc sử dụng vốn vay là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Có thể nói từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng CSXH Thị xã Sông Công luôn thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên và thực hiện tương đối tốt mục tiêu đề ra như: cho vay vốn kịp thời tới tận tay người nghèo và các đối tượng chính sách thiếu vốn sản xuất kinh doanh, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, hạn
chế nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, xoá bỏ dần sự tự ti mặc cảm của người nghèo và khoảng cách giàu nghèo, giữ một vai trò tích cực trong chương trình quốc gia về XĐGN.
Tính ưu việt của cơ chế được thể hiện ở: Khả năng huy động vốn cho mục tiêu giảm nghèo đã được xác lập; Điều kiện vay vốn được nới rộng, không phải thế chấp tài sản hoặc xây dựng các dự án vay vốn; Nâng cao vai trò kiểm soát thông qua điều hành của HĐQT và Ban đại diện HĐQT ở các địa phương thông qua bình xét đối tượng được vay vốn của các tổ chức cộng đồng.
Tập hợp được nguồn vốn đáng kể, đưa vốn trực tiếp đến người nghèo, vốn tín dụng của Ngân hàng CSXH Thị xã Sông Công chiếm thị phần lớn trên 80% thị phần tín dụng ở nông thôn. Đại bộ phận hộ nghèo đã biết sử dụng vốn tín dụng, trả nợ khá sòng phẳng. Chính sách ưu đãi tín dụng luôn được nghiên cứu và thay đổi phù hợp với sự phát triển chung trong từng thời kỳ như: chính sách về lãi suất cho vay thay đổi theo hướng hạ lãi suất có phân biệt đối với vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, mức cho vay tối đa đối với một số đối tượng đã được nâng lên 30 triệu đồng/hộ, áp dụng thời hạn cho vay trung hạn, cho vay lại cho đến khi thoát ngưỡng nghèo.