Nâng mức vốn cho vay đối với hộ nghèo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 97 - 99)

- Thực trạng hoạt động TD đối với hộ nghèo tại NHCSXH Thị xã Sông Công tỉnh TN Đánh giá chung hoạt động TD đối với hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Sông Công

8 Thu nhập bình quân/ngƣời/tháng

4.2.3. Nâng mức vốn cho vay đối với hộ nghèo

Mức vốn vay là một yếu tố tín dụng vô cùng quan trọng đối hộ nghèo. Theo kết quả điều tra và phân tích về tình hình vay vốn và thu nhập của hộ nghèo vay vốn, thì vốn tín dụng đã góp phần tích cực trong việc đầu tư, tạo việc làm và nâng cao thu nhập.

Bảng 4.1: Dự kiến nâng mức cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH Sông Công năm 2012 và những năm tiếp theo

Đơn vị tính: Triệu đồng, %

Mức vốn vay cho các nghành

Hiện tại

(năm 2011) những năm tiếp theo) Dự kiến (2012 và So sánh (%)

Mức vốn cho vay/hộ 20,4 35 171,57

Chăn nuôi 7,3 12 164,38

Trồng trọt 5,7 9 157,89

TTCN 4,2 7,8 185,71

Kinh doanh 3,2 6,2 193,75

Hiện nay mức vốn cho vay đối với hộ nghèo tương đối thấp, mặc dù mức cho vay tối đa đã được nâng lên gấp đôi so với năm 2009 ( từ 10,3 triệu năm 2009 lên 20,3 triệu năm 2011), với mức cho vay như vậy có rất nhiều hộ thiếu vốn. Để đáp ứng được nhu cầu vốn, rất nhiều hộ phải vay thêm từ các tổ chức, cá nhân khác, tuy nhiên việc vay từ các tổ chức này tương đối khó khăn đối với hộ, nếu hộ nghèo nào khả năng thấp sẽ không thể hoặc không dám vay thêm.

Từ thực tế tác động của vốn tín dụng tác động tích cực đến thu nhập của hộ nghèo vay vốn, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng mức vốn vay đối với hộ nghèo. Mức vốn cho vay tối đa đối với hộ có thể là 35 triệu đồng (ý kiến của đa số các cán bộ địa phương, cán bộ hội, cán bộ tín dụng, các hộ nghèo và từ sự đánh giá của người nghiên cứu)

Muốn vậy, cần phải có những giải pháp cụ thể sau đây: * Đa dạng và tăng cường nguồn vốn cho vay:

Bảng 4.2: Dự kiến tăng trƣởng nguồn vốn cho vay của NHCSXH Sông Công năm 2012 và những năm tiếp theo

Đơn vị tính: Triệu đồng, %

Chỉ tiêu

Hiện tại (năm 2011) Dự kiến năm 2012 và những năm tiếp theo So sánh (%) Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng 1. Vốn TW 114.549 97,59 148.000 92,5 129,20 2. Vốn địa phương 1.400 1,19 2.000 1,25 142,86 3-Vốn huy động 1.428 1,22 10.000 6,25 700,28 Cộng 117.377 100 160.000 100 136,31

+ Chính Phủ cần bổ sung thường xuyên nguồn vốn cho xoá đói giảm nghèo. + Bên cạnh nguồn vốn từ NSNN, nguồn tài trợ bên ngoài thì Ngân hàng CSXH cần tăng cường huy động nguồn vốn tiết kiệm trong nhân dân

* Cần phân bổ các nguồn vốn cho vay phù hợp với từng địa phương, từng nhóm hộ (cực nghèo, nghèo và cận nghèo), từng mục đích cho vay (trồng trọt, chăn nuôi, TTCN, kinh doanh thương mại), tránh tình trạng:

 Địa phương số hộ nghèo ít, nhu cầu vay vốn không cao lại được phân bổ nhiều, địa phương số hộ nghèo nhiều, nhu cầu cao lại được phân bổ thấp.  Hộ không cần vốn, không có nhu cầu, không có khả năng sản xuất thì lại

được vay, hộ có khả năng, cần vốn thì lại không được vay, lượng vốn được vay lại thấp.

 Hộ sản xuất cần vốn ít lại được vay nhiều dẫn tới thừa vốn, hộ sản xuất kinh doanh cần nhiều vốn thì thiếu vốn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)