- Thực trạng hoạt động TD đối với hộ nghèo tại NHCSXH Thị xã Sông Công tỉnh TN Đánh giá chung hoạt động TD đối với hộ nghèo tại NHCSXH thị xã Sông Công
2.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu
Phương pháp PRA: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu. Thông qua việc tìm hiểu thực tế về việc cho vay hộ
nghèo tại Ngân hàng CSXH Thị xã Sông Công để từ đó có những thông tin về vấn đề nghiên cứu, vùng nghiên cứu và lên kế hoạch cho những công việc nghiên cứu tiếp theo, từ đó đưa ra những định hướng giải quyết sơ bộ. Đánh giá nhanh những hộ dân tham gia nhằm tìm hiểu toàn bộ những yếu tố trong toàn bộ chương trình.
a. Đối với tài liệu thứ cấp:
- Về nội dung của các tài liệu: Các tài liệu thu thập có thông tin phù hợp với các nội dung đề tài và các vấn đề liên quan phục vụ nghiên cứu như:
+ Thông tin về lý luận (khái niệm, vai trò, xu hướng, nhân tố ảnh hưởng, chủ trương chính sách…)
+ Thông tin thực tiễn (trên thế giới, trong nước, các vùng, địa phương) + Thông tin về địa bàn nghiên cứu (tự nhiên, kinh tế xã hội, kết quả hoạt động kinh tế xã hội …)
- Về nguồn tài liệu: Các tài liệu thu thập thông qua một số nguồn sau: + Đường lối chủ trương chính sách của Nhà nước
+ Sách lý luận (Giáo trình, sách chuyên khảo, báo, tạp chí chuyên ngành). + Số liệu thống kê các cấp (Tổng cục thống kê, cục thống kê)
+ Mạng internet
+ Báo cáo của các địa phương, cơ quan ban ngành, cơ sở
Các nguồn tài liệu này dùng để tham khảo và sử dụng mang tính kế thừa hợp lý trong luận văn tốt nghiệp.
b. Đối với tài liệu sơ cấp:
- Số liệu thu thập được phán ánh những nội dung chủ yếu sau: trình độ, nhân khẩu, lao động, đất đai, tài sản, tình hình vay vốn (vay hay không, nguồn nào, thông qua tổ chức đoàn hội nào, tại sao vay, vay bao nhiêu, được vay bao nhiêu, thời hạn vay, lãi suất vay, thời gian vay, mục đích vay, nợ..), thu nhập, nguyện vọng, các ý kiến đánh giá của hộ.
- Phương pháp thu thập: Để thu thập được các thông tin trên, tôi sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu
- Phương pháp xác định mẫu điều tra
Việc chọn hộ nghiên cứu là bước hết sức quan trọng có liên quan trực tiếp tới độ chính xác của các kết quả nghiên cứu. Do vậy, việc chọn hộ để điều tra phải
mang tính đại diện cho vùng nghiên cứu. Để xác định số lượng hộ cần điều tra nghiên cứu, ta sử dụng công thức sau:
t2σ2 n = Δ2 Trong đó:
n: Số lượng hộ cần tiến hành điều tra. t: Hệ số tin cậy (t= 1,96 với α = 5 %) Δ: Phạm vi sai số cho phép
Để ước lượng σ ta dùng phương sai chọn mẫu (S2 được tính cho 15 hộ điều tra thử) và ước lượng theo công thức sau:
(n - 1) S2 (n - 1) S2 ≤ σ2 ≤
U2 U1
Trong đó:
S2: Phương sai mẫu n: Dung lượng mẫu
U1, U2: Chênh lệch mẫu và được tra từ bảng phân phối χ2. Sau đó dựa vào công thức tính n, ta xác định được số lượng mẫu cần điều tra là n = 72 mẫu. Tuy nhiên để tăng độ chính xác và để loại trừ những mẫu không đạt chất lượng hoặc số liệu điều tra trùng nhau nên số lượng mẫu được tăng lên là 90 mẫu.
Ngoài ra, tôi còn sử dụng các phương pháp khác để thu thập thông tin sơ cấp như: phương pháp tổng kết hộ điển hình, phỏng vấn các đối tượng khác có liên quan đến việc cho vay đối với hộ nghèo nhằm tạo ra nhiều kênh thông tin hơn đối với nội dung nghiên cứu.
- Về cách thức thu thập: Tôi phỏng vấn trực tiếp đối với hộ nghèo điều tra thông qua phiếu điều tra.
- Nội dung điều tra:
+ Thông tin chung về người được phỏng vấn + Thông tin chung về hộ phỏng vấn
+ Tình hình đầu tư và vay vốn của hộ.
+ ý kiến của hộ điều tra đánh giá hoạt động cho vay của NHCSXH. + Kết quả của việc vay vốn