Nguồn vốn hoạt động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 29)

Ngân hàng CSXHVN có thể huy động vốn dưới các hình thức như sau: Huy động tiền gửi có trả lãi trong phạm vi kế hoạch hàng năm được duyệt; Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Tiết kiệm của người nghèo; vốn ODA được Chính phủ giao; Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật; Vốn vay tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm xã hội Việt Nam; Vốn vay Ngân hàng Nhà nước; Vốn vay các Tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; Vốn nhận uỷ thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn khác.

Vốn hoạt động của NHCSXH được sử dụng để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Khi sử dụng vốn, quỹ để xây dựng, mua sắm tài sản cố định, NHCSXH được sử dụng không vượt quá 15% vốn điều lệ thực có và phải chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng. Việc xây dựng, mua sắm tài sản cố định và các tài sản khác NHCSXHVN thực hiện theo định mức do Nhà nước quy định cho các cơ quan hành chính sự nghiệp và theo kế hoạch được hội đồng quản trị thông qua.

Hàng năm, NHCSXHVN có trách nhiệm cân đối nguồn vốn và nhu cầu vốn để thực hiện cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách theo kế hoạch do Chính phủ phê duyệt. Việc huy động các nguồn vốn với lãi suất thị trường để cho vay phải bảo đảm nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc huy động với lãi suất thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên (Trang 29)