Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh thái bình (Trang 26 - 28)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.1.3Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

- Nợ quá hạn: là khoản nợ mà một phần hay toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn cao làm ảnh hưởng đến quá trình khai thác và sử dụng vốn của ngân hàng, chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của nền kinh tế giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả kinh doanh, thậm chí phá vỡ kế hoạch kinh doanh của ngân

hàng. Đồng thời làm hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng, khả năng kinh doanh cũng như uy tín của ngân hàng. Nếu ngân hàng có chỉ tiêu nợ quá hạn lớn thì ngân hàng có mức rủi ro cao và ngược lại. Nợ quá hạn được thể hiện qua chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn= Số dư nợ quá hạn/ tổng dư nợ: tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng

dư nợ phản ánh mức độ rủi ro của hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nợ quá hạn phát sinh khi người vay không có khả năng trả nợ khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng rủi ro càng cao. Căn cứ vào thời gian quá hạn mà khoản nợ này sẽ được xác định là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng càng lớn sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng, bao gồm các chi phí như giám sát khoản vay, chi phí pháp lý…trong khi đó, ngân hàng vẫn phải tiếp tục trả lãi cho nguồn vốn huy động của khách hàng.

- Nợ xấu

Nợ xấu là các khoản tiền cho khách hàng vay mà có khả năng không thu hồi được. Nợ xấu phát sinh do rất nhiều nguyên nhân như doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, mất khả năng trả nợ hoặc cố tình không trả nợ, khả năng thẩm định của ngân hàng yếu kém… Nợ xấu gây cho ngân hàng khó khăn lớn trong việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

Trong đó, tỷ lệ nợ xấu (Nợ xấu/tổng dư nợ) là chỉ tiêu phản ánh một cách rõ nét nhất rủi ro tín dụng của một ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu thấp là vấn đề quản trị luôn được các ngân hàng tập trung thực hiện.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD = Dự phòng RRTD được trích/ tổng dư nợ DPRR được tính trên số dư nợ gốc của khách hàng bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. DPRR được sử dụng để bù đắp những tổn thất đối với khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc giải thể, phá sản. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Việt Nam được thực hiện theo thông tư 02/2013/TT-NHNN. Tỷ lệ này cho biết bao nhiêu phần trăm trên tổng dư nợ được trích lập dự phòng. Tỷ lệ này càng cao cho thấy chất

lượng của các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực và khả năng thu hồi nợ thấp, đồng thời việc trích lập dự phòng càng nhiều sẽ càng làm tăng chi phí ngân hàng, dẫn đến lợi nhuận giảm. Nếu chỉ số này thấp thì có thể phản ánh chất lượng cải thiện của các khoản nợ, hoặc có thể do các khoản dự phòng chưa được trích lập đầy đủ theo quy định.

- Tỷ lệ xóa nợ ròng/ tổng dư nợ : Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng có thu nợ đối với các khoản nợ đã được chuyển ra ngoại bảng và đang được ngân hàng sử dụng các biện pháp để đòi nợ

Trong các chỉ số phản ánh RRTD ở trên thì nợ xấu được coi là chỉ tiêu đánh giá chính xác, hiệu quả và quan trọng nhất, phản ánh tương đối chính xác mức độ rủi ro tín dụng của các NHTM.

Một phần của tài liệu hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh thái bình (Trang 26 - 28)