Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh thái bình (Trang 100 - 102)

-NHNN cần sớm đưa Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại, trích lập

và sử dụng dự phòng rủi ro thay cho Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN trước đây vào thi hành. Đây là một trong những nỗ lực trong quá trình tái cơ cấu là NHNN tiếp tục cải tiến cơ chế chính sách ngày càng phù hợp hơn với chuẩn quốc tế. Với quy định mới, NHNN đã thay đổi cách thức, tiêu chí phân loại nợ xấu... thể hiện quyết tâm của NHNN trong việc minh bạch hóa và nâng cao chất lượng thông tin, chính xác hơn và sát với thông lệ quốc tế hơn.

Mặt khác, Ngân hàng nhà nước cần ban hành hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực của Uỷ ban Basel trên cơ sở lựa chon những chuẩn mực thích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam.

-Nâng cao chất lượng công tác dự báo, nhận định thị trường để đưa ra chính sách điều hành phù hợp, tránh trường hợp chính sách được ban hành và sửa đổi quá nhanh gây khó khăn và những hệ quả nhất định cho hoạt động của các ngân hàng nói chung và các hoạt động cho vay nói riêng.

-Nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò trong cung cấp thông tin của trung tâm Thông tin tín dụng CIC. Thực tế thời gian qua nguồn thông tin mà CIC cung cấp chỉ mang tính thống kê, hoàn toàn chưa đáp ứng được nhu cầu lớn về thông tin cập nhật và thông tin cảnh bảo. Nội dung thông tin trả lời về tình hình quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng cần đảm bảo tính chính xác, cập nhật hơn nữa. NHNN cần phối hợp nhiều hơn với các cơ quan chức năng như thuế, thống kê, bộ thương mại… để cung cấp cho các NHTM các thông tin mới nhất về tình hình phát triển của ngành cũng như tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trog ngành. Trung tâm CIC cần kết hợp chặt chẽ với các NHTM hơn nữa để khai thác triệt để các thông tin của khách hàng đồng thời cần có chế tài kiểm soát và xử phạt đối với các thông tin do các TCTD cung cấp thông tin thiếu chính xác. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng.

- Cần xây dựng thể chế giám sát ngân hàng đi đôi với cơ chế giám sát dựa trên cơ sở rủi ro và xây dựng luật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng trên nguyên tắc cải thiện tính độc lập và minh bạch của cơ quan giám sát ngân hàng. Quá trình thanh tra, giám sát cần phòng ngừa xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn tới nguy cơ rủi ro cho các NHTM cũng như toàn hệ thống.

-Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra NHNN thông suốt từ trung ương đến địa phương và có sự độc lập về hoạt động và điều hành. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ước, thỏa thuận về giám sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính. Phát triển đội ngũ thanh tra đủ về số lượng và có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt.

-Tăng cường vai trò quản lý của NHNN cấp tỉnh, kịp thời hỗ trợ các NHTM trong việc phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phường trong việc hỗ trợ về mặt pháp lý đối với công tác xử lý nợ xấu.

-Cải cách hệ thống kế toán, kiểm toán ngân hàng hiện hành theo chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế. Phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện hệ thống kế toán

theo IAS, xây dựng các giải pháp chính sách để hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng và tiến tới theo các chuẩn mực quốc tế.

-Đấy mạnh công cuộc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, mạch máu lưu chuyển vốn của nền kinh tế. Đẩy mạnh việc sáp nhập, hợp nhất các tổ chức tín dụng trên cơ sở tự nguyện, cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, xử lý nợ xấu và vấn đề sở hữu chéo đi đôi với việc tái cơ cấu các tổ chức phi ngân hàng.

- Cần thiết xây dựng chính sách phát triển các đơn vị xếp hạng tín dụng độc lập làm cơ sở tham chiếu chung trong công tác xếp hạng tín dụng. Kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực cho thấy, việc phát triển các tổ chức xếp hạng tín dụng không do Nhà nước quản lý để hạn chế việc chi phối của tổ chức hay cá nhân làm sai lệch kết quả xếp hạng là rất quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh thái bình (Trang 100 - 102)