Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh thái bình (Trang 96 - 100)

3.3.1.1 Đảm bảo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định

Môi trường kinh tế, chính trị, XH có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng. trong điều kiện khi VN đang hoà nhập vào nền kinh tế thế giới thì môi trường cạnh tranh càng cao, nền kinh tế càng dễ biến động và chịu tác động từ nhiều yếu tố, các doanh nghiệp hoạt động trong nước dễ rơi vào nguy cơ mất khả năng thanh toán, phá sản. Mặt khác, hiện nay số lượng các ngân hàng ngày càng nhiều trong khi thị trường có hạn nên mức độ cạnh tranh khôc liệt hơn, từ đó chất lượng tín dụng ngày càng giảm thấp. Việc đảm bảo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định hơn sẽ giúp cho các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, từ đó tăng khả năng trả nợ các khoản nợ vay.

3.3.1.2 Hoàn thiện hệ thống pháp lý

Chính phủ cần nhanh chóng hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng, đặc biệt là một số luật các tổ chức tín dụng phù hợp với sự phát triển của tổ chức ngân hàng trong điều kiện mới. Đồng thời là những quy định về công bố thông tin tài chính doanh nghiệp, vấn đề liên quan đến quyền sở hữu, chuyển nhượng bất động sản, các thủ tục liên quan đến phá sản, phân chia tài sản… tạo hành lang pháp lý cho toàn bộ hoạt động được an toàn, thông thoáng

phù hợp với thông lệ quốc tế, giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến nợ xấu nhanh chóng và ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ phát sinh nợ xấu.

-Quy định phân loại nợ xấu chưa rõ ràng, khiến cho việc giải quyết nợ xấu khó khăn. Về mặt nguyên tắc, để giải quyết được nợ xấu trước hết phải tìm ra được con số thực và những nguyên nhân dẫn đến có con số đó thì mới có giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, một trong những rào cản lớn nhất khiến cho việc xác định chính xác số nợ xấu cũng như tình trạng nợ xấu tại các TCTD hiện nay đó là sự không rõ ràng trong quy định về tiêu chí phân loại nợ.

-Quy định về xử lý nợ thông qua khởi kiện ra tòa án đối với các khoản nợ không có tài sản đảm bảo nợ phức tạp, gây khó khăn, mất nhiều thời gian của các TCTD trong quá trình thu hồi nợ. Sở dĩ như vậy là do, việc xử lý nợ thông qua khởi kiện ra tòa án đối với các khoản nợ không có tài sản đảm bảo nợ như yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp. Theo hướng này thì thời gian xử lý lâu (phải từ 3 – 4 năm) vì phải mất nhiều trình tự, thủ tục như mở thủ tục phá sản, thành lập tổ thanh lý tài sản, thực hiện thanh lý tài sản…Trong khi đó, tỷ lệ thu hồi nợ trong những trường hợp này cũng rất thấp do xử lý tài sản của doanh nghiệp dưới hình thức bán thanh lý và số tiền thu hồi phải phân chia cho các chủ nợ có tài sản đảm bảo khác. Thậm chí, dù có phán quyết của Toà án, TCTD vẫn gặp trở ngại vì khâu thi hành án chậm, thủ tục thi hành án còn nhiều bất cập. Tiếp đến là sự phối hợp không đồng bộ giữa cơ quan chức năng liên quan như cơ quan thẩm định, cơ quan bán đấu giá… Từ lúc khởi kiện đến cưỡng chế, thi hành một vụ xử lý nợ qua toà án mất ít nhất 2 năm, trung bình mất 8 – 9 năm. Việc xử lý nợ xấu quan khởi kiện khó khăn như vậy cho nên tình hình nợ xấu của các TCTD được xử lý không cao. Do vậy để giải quyết tình trạng nợ xấu hiện nay, việc tạo khung pháp lý rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD khởi kiện yêu cầu các tổ chức, cá nhân mắc nợ thanh toán nợ là rất cần thiết. Đòi hỏi các cơ quan có chức năng cần cải cách các thủ tục hành chính như cải cách về thời gian thụ lý vụ án để giúp các ngân hàng có các biện pháp xử lý nhanh nợ xấu, giảm sự chậm trễ trong thu hồi nợ.

- Khung pháp lý về việc mua bán nợ đã có những chưa hoàn thiện, chưa phát huy hiệu quả trong hoạt động giải quyết nợ xấu. Tại Việt Nam, thị trường mua bán nợ đã manh nha hình thành với sự ra đời của các công ty xử lý và mua bán nợ của các ngân hàng thương mại (AMC) và công ty mua bán nợ – DATC thuộc Bộ Tài chính. Cả DATC và AMC về nguyên tắc giống nhau, đều có nhiệm vụ mua lại các khoản nợ xấu từ các ngân hàng thương mại, từ các chủ nợ, doanh nghiệp và cơ cấu lại bán cho thị trường. Thông qua hoạt động mua bán nợ, các con nợ có cơ hội phục hồi sản xuất kinh doanh, từ đó tạo dòng tiền đi vào để có nguồn trả nợ.Tuy nhiên, DATC có số vốn điều lệ hạn chế, nên hoạt động lâu nay chủ yếu mua bán nợ một số ngân hàng thương mại trong lần tái cơ cấu thứ nhất giai đoạn 2001-2004. Còn AMC ngoài mua bán nợ còn có một số nghiệp vụ repo tài sản như là hoạt động tín dụng. Vì thế hoạt động mua bán nợ của AMC dành cho ngân hàng thương mại đó rất hạn chế. Ngoài ra, khung pháp lý cho hoạt động của các chủ thể này hoạt động mua bán nợ cũng chưa đầy đủ, khiến việc mua bán, giải quyết nợ tồn đọng trở nên khó khăn hơn. Không chỉ khó khăn trong khâu xử lý doanh nghiệp sau khi mua, công ty mua bán nợ còn gặp khó khăn trong tiếp cận “khách hàng bán nợ”. Ngoài ra, nếu có chào bán nợ xấu thì họ đòi giá rất cao đến phi thực tế, 70% thậm chí cả 100% mệnh giá món nợ. Điều này khiến cho việc đàm phán rất mất thời gian, ảnh hưởng nhiều tới nỗ lực mua và xử lý nợ xấu của DATC và AMC.

3.3.1.3 Tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước

Chính phủ cần đẩy mạnh công tác đổi mới, sắp xếp lại, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước có hoạt động yếu kém, các khoản nợ xấu với ngân hàng, giúp ngân hàng có điều kiện tiến hành thu nợ cũng như tạo nên khu vực kinh tế hiệu quả hơn, năng động hơn.Chỉ đạo các cơ quan chủ quản của DNNN chủ động tích cực hơn nữa trong việc thực hiệ nghĩa vụ bảo lãnh đối với các khoản nợ xấu còn tồn đọng của ngân hàng.

- Chỉ đạo thường xuyên các Bộ, ban, ngành có liên quan phối hợp với các ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu, giúp ngân hàng tiến hành nhanh chóng quá trình xử lý nợ xấu và hạn chế chi phí phát sinh trong quá trình xử lý nợ xấu.

3.3.1.4 Phát triển thị trường mua bán nợ

Chú trọng phát triển thị trường mua bán nợ, không chỉ dừng ở các tổ chức trong nước mà cần có chính sách khuyến khích sự tham gia của các đối tác nước ngoài. Xây dựng các văn bản pháp lý, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự tham gia của các đối tác nước ngoài tham gia vào thị trường mua bán nợ Việt Nam. Ban hành các quy định cụ thể xác định rõ địa vị pháp lý và các quyền đặc biệt của chủ nợ, các ưu đãi đối với hoạt động mua bán nợ, có chế tài đặc biệt để làm công cụ xử lý nợ

3.3.1.5 Hoàn thiện công tác đăng ký giao dịch bảo đảm

Chỉ đạo công tác chuẩn hóa các văn bản liên quan đến đăng ký giao dịch bảo đảm như phân công chi tiết các loại tài sản, trách nhiệm của các cơ quant ham gia tiếp nhận đăng ký giao dịch bảo đảm cho các NHTM. Thực hiện cơ chế kiểm tra đối với các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm trong quá trình thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm hạn chế gây khó dễ cho người vay và NHTM khi thực hiện công việc này, khắc phục tình trạng đăng ký giao dịch bảo đảm chậm trễ, chưa có được thông tin phản hồi kịp thời đối với các NHTM về tình hình tài sản được đăng ký giao dịch bảo đảm và tình trạng thiếu trách nhiệm của các cán bộ, nhân viên những cơ quan này khi được các NHTM yêu cầu cung cấp thông tin về tình trạng tài sản được đăng ký. Ngày càng hiện đại hóa công nghệ đăng ký giao dịch bảo đảm giúp cho việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm nhanh, gon, nhẹ, thuận tiện cho cả khách hàng lẫn các NHTM. Đảm bảo cho các NHTM kiểm soát, xử lý nhanh chóng được kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm bảo đảm được quyền lợi hợp pháp của NHTM đối với bên thứ ba thông qua thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm. Công khai hóa các thông tin về các tài sản bảo đảm được đăng ký cho đối tượng khai thác là các NHTM để ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc nắm bắt, tiếp nhận tài sản thế chấp, hạn chế các dấu hiệu lừa đảo.

3.3.1.6 Hoàn thiện cơ chế pháp lý về xử lý tài sản bảo đảm

Trong thực tế việc xử lý thu hồi nợ còn mất nhiều thời gian và qua nhiều khâu đoạn. Thực trạng pháp luật dân sự hiện tại xác định quyền ưu tiên thanh toán khi xử

lý tài sản bảo đảm mới chỉ giới hạn trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại mà chưa đưa ra nguyên tắc chung về xác định vị thế của các chủ thể khác có quyền và lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm. Đồng thời chưa lập được những bảo đảm pháp lý cần thiết để bên nhận bảo đảm chủ động và đơn phương xử lý tài sản trên cơ sở các hợp đồng bảo đảm đã được giao kết hơp pháp. Chính phủ cần nghiên cứu ban hành quy định về xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở hoàn thiện các quy định trong nghị định số 163/2003/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm.

3.3.1.7 Hạn chế tín dụng chỉ định

Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện rất cần sự quản lý của Nhà nước cũng như của Chính phủ đặc biệt đối với tín dụng đầy rủi ro. Tuy nhiên việc quản lý bằng can thiệp sâu vào hoạt động tự chủ kinh doanh của TCTD như việc cho vay theo chỉ định của Chính Phủ hoặc là can thiệp hành chính đối với các mức lãi suất cho vay, sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt động tín dụng. Vì vậy Chính phủ cần tránh những can thiệp quá sâu và mang tính hành chính vào hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh thái bình (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w