Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh thái bình (Trang 80 - 86)

- Tổng nợ xấu: Đâylà chỉ tiêu phản ánh giá trị tuyệt đối của toàn bộ các khoản nợ xấu của ngân hàng Chỉ tiêu này chưa cho biết tỷ trọng của nợ có khả năng thu hồ

THỰC TRẠNG HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH THÁI BÌNH

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

Mặc dù Chi nhánh Thái Bình đã chú trọng công tác hạn chế, xử lý nợ xấu và thời gian qua đã thu được một số kết quả khả quan tuy nhiên các giải pháp vẫn chưa được toàn diện và không thể tránh khỏi một số hạn chế, cụ thể:

- Hạn chế trong công tác nhận biết và đo lường nợ xấu

Hiện nay việc xác định và phân loại nợ xấu được chi nhánh thực hiện triển khai dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tuy nhiên chất lượng của kết quả chấm điểm chưa cao, các chỉ tiêu chấm điểm còn mang đặc điểm định tính nhiều hơn định lượng. Các chỉ tiêu đánh giá các khoản nợ có vấn đề dựa trên tiêu chí thời gian đáo hạn mà thiếu hẳn sự kết hợp các yếu tố đánh giá khả năng trả nợ thực tế của khách hàng khác như kết quả sản xuất, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc phân loại nợ hầu như chỉ phụ thuộc vào tình hình thanh toán nợ của khách hàng mà không dựa vào việc đánh giá khả năng trả nợ của người cho vay

và giá trị thị trường của tài sản thế chấp. Điều này dẫn đến tình trạng đánh giá sai lầm, chưa chuẩn xác về việc xác định nợ xấu của ngân hàng.

- Hạn chế trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát tín dụng ngân hàng

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát tín dụng của ngân hàng hiện nay vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Việc đánh giá kiểm tra hoạt động chưa thực sự hoạt động độc lập với các bộ phận nghiệp vụ.

Công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng vẫn chưa được thực sự chú trọng, mặc dù được thực hiện thường xuyên nhưng còn mang tính chất hời hợt, chưa mang lại hiệu quả tốt nhất. Tính độc lập của các cuộc kiểm tra kiểm soát không cao, chưa đạt được mục tiêu an toàn trong hoạt động tín dụng, điều này sẽ dẫn đến tình trạng các thông tin rủi ro dù có được phát hiện nhưng chậm, thiếu tính thuyết phục, khó có thể ngăn chặn kịp thời các rủi ro.

- Xử lý nợ chưa thực sự hiệu quả. Tại chi nhánh Thái Bình biện pháp chủ yếu được áp dụng vẫn là sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất và phát mại tài sản, các biện pháp khác chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong hoạt động xử lý nợ xấu. Điều này phần nào làm giảm hiệu quả của công tác xử lý nợ xấu và khiến cho công tác xử lý nợ không thực sự hiểu quả bởi việc sử dụng dự phòng rủi ro tuy có ưu điểm là xử lý nợ xấu nhanh chóng, triệt để tuy nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và hoạt động của ngân hàng, làm giảm lợi thế cạnh tranh trên thị trường do đây là biện pháp sử dụng chính nguồn lực của ngân hàng để bù đắp tổn thất

Trên đây là một số điểm còn hạn chế trong công tác hạn chế và xử lý nợ xấu của Ngân hàng Công Thương chi nhánh Thái Bình, đòi hỏi cần được khắc phục kịp thời để giúp lành mạnh hóa và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro nợ xấu cho ngân hàng.

2.3.2.2 Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan -Sự suy thoái của nền kinh tế

Nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng đã gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đối với nền kinh tế Việt Nam. Chúng ta đối mặt với hàng loạt tiêu cực, sự biến

động như tình hình lạm phát, lãi suất, hàng loạt các ngành, lĩnh vực kinh doanh gặp khó khăn, các doanh nghiệp Việt Nam lâm vào tình trạng khó khăn, hàng loạt các doanh nghiệp phá sản. Hoạt động của khách hàng bị thu hẹp dẫn đến tình trạng tăng trưởng tín dụng gặp khó khăn, nợ xấu tăng cao trong toàn hệ thống ngân hàng. Có những trường hợp khách hàng có ý thức trả nợ nhưng do hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng không thể trả nợ cho ngân hàng, tuy nhiên cũng có những trường hợp lừa đảo, tìm mọi cách chiếm đoạt tài sản của ngân hàng, cố tình che giấu tình trạng kinh doanh yếu kém, thua lỗ để được vay tiền.

- Môi trường pháp lý chưa thuận lợi

Môi trường pháp lý hiện nay của chúng ta còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ. Các văn bản quy định về việc xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp liên quan đến đất đai còn chồng chéo, các văn bản pháp luật về quy chế cho vay 493 và quyết định 18 còn nhiều bất cấp trong việc phân loại nợ, thiếu cụ thể về quy định xếp hạng tín dụng nội bộ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xây dựng.

Thiếu quy định về xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, tạo sơ hở trong việc đánh giá, kiểm tra quản lý thị trường tài chính

Hệ thống chuẩn mực kế toán của Việt Nam có nhiều điểm khác với chuẩn mực kế toán quốc tế, quy định của Nhà nước về chế độ kế toán, kiểm toán đối với doanh các nghiệp còn chưa đồng bộ, chưa đầy đủ và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam làm ảnh hưởng việc lập và kiểm tra kiểm sát các báo cáo tài chính.

Cơ chế về thị trường mua bán nợ còn thiếu, công ty mua bán nợ VAMC chỉ mới đi vào hoạt động, hơn nữa thiếu hẳn cơ chế đặc thù về việc bán nợ cho các nhà đầu tư nước ngoài.

- Hệ thống thông tin thiếu minh bạch

Hiện nay tuy vấn đề công bố thông tin đã được cải thiện rất nhiều nhưng VN vẫn chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng, thông tin được công bố vẫn còn độ trễ nhất định, đặc biệt là các thông tin tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam. Thông tin luôn là yếu tố trọng yếu quyết định đến việc cho vay của các ngân hàng, tuy nhiên các thông tin này chủ yếu do khách

hàng cung cấp là chủ yêu mà các thông tin này thường đưa ra thường thiếu kiểm chứng và độ tin cậy không cao khi đó sẽ các quyết định cho vay được đưa ra sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro và khi nợ xấu phát sinh nếu không có đầy đủ thông tin về khách hàng và các thông tin có liên quan thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc xử lý nợ xấu. Hơn nữa, các doanh nghiệp thường cung cấp không đầy đủ hoặc thông tin theo hướng có lợi cho doanh nghiệp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định, quản trị rủi ro của ngân hàng. Mặt khác, trung tâm thông tin tín dụng CIC của ngân hàng nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu của các NHTM, thông tin về lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng tại tổ chức tín dụng không được cập nhật và còn thiếu chính xác, thời gian thu thập thông tin của CIC là khá lâu, việc phối hợp và xử lý thông tin chưa được chú trọng gây mất thời gian... Tất cả những điều này ảnh hưởng đến các quyết định cho vay và quá trình xử lý nợ xấu phát sinh của ngân hàng.

- Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất làm chậm công tác hạn chế và xử lý nợ xấu của chi nhánh thời gian qua là do hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn, thua lỗ thậm chí là phá sản. Trong đó có rất nhiều khách hàng có sự hạn chế về trình độ quản lý, lãnh đạo, đầu tư mở rộng quá mức mà không làm chủ được dòng tiền dẫn đến tình trạng không chủ động được nguồn tiền trả nợ khi đến hạn, ví dụ như công ty TNHH Kỳ Nam, công ty TNHH Nhật Minh…

Mặt khác, ý thức và thiện chí của khách hàng trong việc trả nợ vay cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thu hồi và xử lý nợ xấu. Khách hàng của chi nhánh Thái Bình chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, một số khách hàng đạo đức kém, cố tình cung cấp các báo cáo tài chính, báo cáo kinh doanh thiếu chính xác, chứa đựng những thông tin sai, không minh bạch về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính. Điều này gây ra những khó khăn cho cán bộ ngân hàng trong quá trình thẩm định, xét duyệt khoản vay, gây rủi ro nợ xấu cho ngân hàng. Có những trường hợp khách hàng chây ỳ, cố tình không trả nợ khiến việc thu

hồi nợ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, dẫn đến nợ xấu gia tăng, đặc biệt là nợ đã được xử lý bằng quỹ DPRR được hạch toán ngoại bảng.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Chất lượng cán bộ ngân hàng chưa cao

Trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng còn chưa đồng đều, còn hạn chế về khả năng phân tích thông tin, thẩm định tín dụng. Trình độ của các cán bộ quản lý rủi ro tín dụng cũng như vai trò của phòng tín dụng tại chi nhánh trong kiểm soát rủi ro và quản lý nợ xấu chưa cao. Đa phần đội ngũ cán bộ còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế hoặc ít có thời gian trải qua công tác tại bộ phận quan hệ khách hàng nên có sự lúng túng nhất định trong phân tích, thẩm định và giám sát cho vay. Việc quản lý nợ xấu về được đề cập đến như chức năng nhiệm vụ của phòng tín dụng tuy nhiên trên thực tế chỉ dừng lại ở mức theo dõi, báo cáo chứ chưa có sự tham gia vào quá trình xử lý nợ.

- Chính sách tín dụng: Thời gian năm 2011 do chạy theo chỉ tiêu về lợi nhuận, tăng trưởng tín dụng cao nên chi nhánh đã thực hiện kế hoạch cho vay ồ ạt để đạt được chỉ tiêu mà dẫn đã đến một số quyết định cấp tín dụng chỉ dựa trên tài sản đảm bảo mà thiếu đánh giá về phương án vay vốn và tình hình tài chính của khách hàng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu của chi nhánh cao năm 2011

- Quy trình với tài sản đảm bảo chưa được xây dựng đầy đủ. Trong quá trình xét duyệt cho vay, việc đánh giá tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp chưa sát thực, phụ thuộc phần lớn vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng trong khi cán bộ tín dụng không có đủ kiến thức chuyên môn trên nhiều lĩnh vực khác nhau nên việc đánh giá đôi khi thiếu chính xác. Mặt khác, chưa có một chuẩn mực nhất định về định giá tài sản đảm bảo cụ thể đối với từng loại tài sản như bất động sản, hàng hóa, máy móc, thiết bị…gây ảnh hưởng đến công tác xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu. Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tế và chưa có sự phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm cũng như tiến trình xử lý cụ thể đối với các khoản nợ xấu phát sinh vì thế ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả xử lý nợ xấu.

Những phân tích trên đây về thực trạng nợ xấu đã cho thấy những thành quả mà Chi nhánh đã đạt được và bất cập còn tồn tại trong thời gian qua. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng với cùng với sự nhận thức thấu đáo vai trò của công tác hạn chế và xử lý nợ xấu, những ưu nhược điểm và nguyên nhân của những hạn chế đó chắc chắn công tác hạn chế và xử lý nợ xấu tại Chi nhánh Thái Bình sẽ ngày một hiệu quả hơn

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh thái bình (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w