Kết quả hoạt động của NHTMCP Công Thương Chi nhánh Thái Bình thời gian qua

Một phần của tài liệu hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh thái bình (Trang 53 - 63)

- Tổng nợ xấu: Đâylà chỉ tiêu phản ánh giá trị tuyệt đối của toàn bộ các khoản nợ xấu của ngân hàng Chỉ tiêu này chưa cho biết tỷ trọng của nợ có khả năng thu hồ

2.1.2Kết quả hoạt động của NHTMCP Công Thương Chi nhánh Thái Bình thời gian qua

THỰC TRẠNG HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH THÁI BÌNH

2.1.2Kết quả hoạt động của NHTMCP Công Thương Chi nhánh Thái Bình thời gian qua

thời gian qua

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Thái Bình với sự nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn đã chủ động đưa ra những định hướng phù hợp trong từng giai đoạn biến động của thị trường để luôn duy trì mức tăng trưởng nguồn vốn huy động ở

mức khá qua các năm. Với chính sách khách hàng nhạy bén, luôn quan tâm đến lợi ích của khách hàng nên chi nhánh ngày càng thu hút được số lượng khách hàng lớn, giữ vững vị trí là một trong những ngân hàng đứng đầu toàn tỉnh.

Thời gian gần đây, chi nhánh đã mạnh dạn đã áp dụng rất nhiều biện pháp mới để tăng trưởng nguồn vốn như tăng cường công tác tiếp thị, đổi mới thị trường, đổi mới các phòng giao dịch đồng thời với việc nâng cao chất lượng phục vụ nhanh, gọn, nhẹ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt, là ngân hàng đã áp dụng triệt để tiện ích của khoa học kỹ thuật trong quá trình cung ứng dịch vụ khiến cho việc thanh toán, các thủ tục gửi, rút tiền, chuyển đổi ngoại tê…luôn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng từ đó tạo được lòng tin và sự tín nhiệm nơi khách hàng. Kết quả là tổng nguồn vốn tăng trưởng một cách vững chắc với tốc độ cao, đạt mức bình quân 16%/năm. Năm 2011 đạt 2.956.818 triệu VNĐ tăng 26.6% so với năm 2010, năm 2012 đạt 3.765.946 triệu VNĐ, tăng 26.35% so với năm 2011, 9th đầu năm 2013 tổng số huy động được 4.153.827 triệu VND tăng 10,3% so với năm 2012. Đây là kết quả cho thấy định hướng đúng đắn cũng như những giải pháp kịp thời và nỗ lực rất lớn của chi nhánh trong điều kiện nền kinh tế khó khăn như thời gian qua.

Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn

Đơn vị: triệu VNĐ

Chỉ tiêu Đơn vị: Triệu đồng Đơn vị: % tăng trường

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 9th đầu năm 2013 Năm 2011 Năm 2012 9th đầu năm 2013 Tổng vốn huy động 2.399.30 7 2.956.818 3.765.946 4.135.82 7 23,2 27,4 9,8

I.Tiền gửi dân cư 2.071.14

4 2.594.501 2.704.865

3.311.29

5 25,3 4,3 22,4

1.Tiền gửi tiết kiêm 2.044.94

4 2.561.501 2.665.065

3.258.65

4 25,3 4,0 22,3

2.Tiền gửi thanh toán 26.200 33.000 39.800 52.641 26,0 20,6 32,3

II.Tiền gửi của TCKT 312.955 351.349 576.507 569.811 12,3 64,1 -1,2

III.Phát hành giấy tờ có

giá 15.208 10.968 484.574 254.721 -27,9

4318,

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010-2013)

Biểu đồ 2.1: Huy động vốn của chi nhánh năm 2010- 9th đầu năm 2013

Có thể thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng tương đối đều đặn, luôn duy trì ở mức trên 20% năm. Năm 2012, nguồn vốn huy động tăng 27,4% so với năm 2011; 9th đầu năm 2013, huy động vốn tăng 19,8% so với cả năm 2012

Cũng theo biểu đồ ở trên, chúng ta có thể thấy rằng tiền gửi dân cư luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu huy động vốn của chi nhánh, khoản mục này được duy trì tương đối ổn định qua các năm và có sự tăng trưởng khá trong năm 2013.. Trong cơ cấu tiền gửi dân cư, tiết kiệm vẫn chiếm một tỷ trọng chủ yếu, đều đặn duy trì ở mức 98%. Tiền gửi thanh toán chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng hơn 1%.

Bảng 2.2: Phân loại huy động vốn

Đơn vị: triệu VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 9th đầu năm 2013

Số liệu Tỷ trọng (%) Số liệu Tỷ trọng (%) Số liệu Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng vốn huy động 2.399.307 100 2.956.818 100 3.765.94 6 100 4.153.827 100

Phân loại theo loại tiền huy động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-VNĐ 1.848.046 77 2.494.851 84 3.230.460 86 3.447.676 83

- Ngoại tệ 551.261 23 461.967 16 535.486 14 706.105 17

Phân loại theo đối tượng huy động

-KH Doanh nghiệp 255.335 10,6 300.978 10,2 537.054 14,3 627.227 15,1

-KH dân cư 2.060.071 85,9 2.572.470 87 3.149.563 83,6 3.418.599 82,3

-Khác 83.901 3,5 83.370 2,8 79.329 2,1 108.001 2,6

Phân loại theo kỳ hạn

-Không kỳ hạn 269.977 11,3 327.670 10,8 375.185 10 407.075 9,8

-Kỳ hạn dưới 12th 1.766.928 73,6 2.373.586 78,2 2.995.738 79,5 3.235.831 77,9

-Kỳ hạn từ 12th trở lên 362.483 15,1 335.663 11 395.023 10,5 510.920 12,3

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh CN Thái Bình năm 2010- 9th đầu năm 2013)

Qua bảng phân loại nguồn vốn huy động trên, chúng ta có thể thấy cơ cấu nguồn vốn huy động bằng nội tệ tăng nhanh và đều đặn qua các năm. Năm 2011 nguồn vốn huy động bằng nội tệ tăng 35% so năm 2010, năm 2012 tăng 705.609 triệu VND (tăng 37,7%) so với năm 2011. Trong khi đó lượng tiền huy động bằng ngoại tệ có dấu hiệu giảm xuống, năm 2011 huy động bằng ngoại tệ chỉ có 461.967 triệu VNĐ, chỉ bằng 83.8% của năm 2010. Năm 2012 lượng ngoại tệ huy động có tăng nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2010, ở mức 535.486 triệu VND, tăng 73.519 triệu VND so với năm 2011. 9th đầu năm 2013, nguồn vốn này tiếp tục tăng nhẹ, đạt 706.105 triệu đồng.

Sự biến động này được thể hiện khá rõ trong cột tỷ trọng cơ cấu loại tiền huy động. Tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ luôn chiếm khoảng từ 14-23% trong tổng nguồn huy động. Cùng với đó là sự tăng trưởng đều đặn của tỷ trọng tiền gửi bằng VNĐ ở mức 77% năm 2010, 84% năm 2011 và 86% năm 2012. Nguyên nhân của tình trạng này là do trong năm 2012, giá ngoại tệ USD liên tục rớt giá so với giá chính thức của ngân hàng khiến xu hướng nắm giữ đầu tư ngoại tệ dưới dạng tiết kiệm của người dân giảm mạnh. Mặt khác, nền kinh tế trong nước cũng đã dần đi vào ổn định, lạm phát được kiểm soát nên người dân có sự tin tưởng nhất định đối với tiền đồng.

Theo đối tương huy động, tỷ trọng vốn huy động nhiều nhất vẫn là từ nhóm khách hàng dân cư, luôn chiếm trên 83% tổng nguồn huy động. Tuy nhiên năm 2012, tỷ trọng này có xu hướng giảm, từ 86,6% năm 2010 xuống còn 83,6% năm 2012. Nguyên nhân có thể là do chính sách lãi suất được quy định của NHNN đã ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng gửi tiền, vì vậy trong thời gian tới chi nhánh cần chú ý có nhiều chính sách linh hoạt hơn để duy trì tỷ lệ tăng trưởng ở nhóm khách hàng này.

Theo tiêu chí kỳ hạn huy động, kỳ hạn 12th

trở xuống vẫn duy trì tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn huy động và có dấu hiệu tăng dần. Năm 2010, chiếm 73,6%, năm 2011 chiếm 78,2%, năm 2012 ở mức 79,5% và 9th đầu năm 2013 chiếm 77,9% tổng nguồn huy động. Trong khi đó kỳ hạn trên 12th

và tiền gửi không kỳ hạn là tương đương nhau, chiếm tương nhỏ và ít có sự dao động.

2.1.2.2 Tình hình cho vay

Bảng 2.3 . Doanh số cho vay – thu nợ

Đơn vị: triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2010 Tăng trưởng (%) Năm 2011 Tăng trưởng (%) Năm 2012 Tăng trưởng (%) 9th đầu năm 2013

I.Doanh số cho vay 520.454 -0,78% 516.393 +47,8% 763.568 +5,5% 805.358

- Ngắn hạn 489.961 +4% 509.525 +47% 749.127 +2,7% 728.905

- Trung dài hạn 30.493 -77.5% 6.868 +110% 14.441 +430% 76.453

II.Doanh số thu nợ 849.179 -49,5% 428.835 +41,5% 606.565 5,8% 641.602

-Ngắn hạn 455.271 -7.3% 422.230 +31% 553.665 14,2% 631.872

-Trung dài hạn 393.908 -98.3% 6.605 +700% 52.900 -81,6% 9.730

Doanh số thu nợ/Doanh số

cho vay 1,632 0,830 0,794 0,797

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010- 9th đầu năm 2013)

Doanh số cho vay của chi nhánh vẫn tăng trưởng đều đặn và khá ổn định qua các năm. Năm 2011 đạt 516.393 triệu VND, giảm 0,78% so với năm 2010. Năm 2012, doanh số cho vay tăng trưởng mạnh mẽ đạt 763.568 triệu VND, tăng 47,8% so năm 2011. Nguyên nhân do năm 2010, 2011 các ngân hàng cạnh tranh nhau trong cuộc đua lãi suất, tăng trưởng tín dụng, mở rộng thị phần nên doanh số cho vay tăng trưởng rất lớn. 9th đầu năm 2013, dư nợ cho vay tăng trưởng nhẹ 5,5% so với năm 2012, ở mức 805.308 triệu VND Nguyên nhân của sự tăng trưởng nhỏ này là do chính sách thắt chặt tín dụng, hạn chế cho vay của các ngân hàng trong điều kiện nợ xấu hệ thống lớn khiến doanh số cho vay giảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh số thu nợ của chi nhánh cũng luôn đạt mức khá cao. Chỉ có năm 2011, doanh số thu nợ giảm 49,5% so với năm 2010, chỉ đạt 428.835 triệu VND. Năm 2012 và 2013 doanh số thu nợ được duy trì ổn định hơn. Tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay là 0,794 năm 2012, và 0,8 ở 9th đầu năm 2013. Đây là một dấu hiệu cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh Thái Bình tương đối lành mạnh.

Bảng 2.4: Phân loại dư nợ Chi nhánh Thái Bình

Đơn vị: triệu VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 9th đầu năm 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) (%) (%) Tổng dư nợ 2.100.804 100 2.454.252 100 2.933.357 100 3.238.511 100

Phân loại theo thời hạn

Dư nợ ngắn

hạn 1.364.405 64,9 1.589.326 64,8 1.910.148 65,1 2.107.952 65.2

Dư nợ trung và

dài hạn 736.403 35,1 864.926 35,2 1.023.209 34,9 1.130.559 34,9

Phân loại theo thành phần kinh tế

DNNN 11.217 0,53 16.120 0,66 11.584 0,39 7.282 0,2

DN ngoài NN 1.179.847 56,16 1.420.920 57,90 1.787.746 60,95 1.897.500 58,6

DN tư nhân 34.779 1,66 34.600 1,41 45.161 1,54 37.003 1,1

Cá thể 860.493 40,96 980.067 39,93 1.087.798 37,08 1.154.500 35,6

Khác 14.468 0,69 2.545 0,10 1.069 0,04 142.226 4,4

Phân loại theo ngành kinh tế

Nông nghiệp 65.000 3,09 286.050 11,66 282.000 9,61 278836 8,61 Chế biến 308.640 14,69 515.251 20,99 712.896 24,30 761050 23,50 Xây dựng 38.363 1,83 53.835 2,19 45.000 1,53 54407 1,68 Vận tải 109.248 5,20 68.247 2,78 54.000 1,84 80963 2,50 TMDV 1.008.942 48,03 927.343 37,79 1.126.459 38,40 1238730 38,25 Bất động sản 570.610 27,16 603.526 24,59 713.002 24,31 824525 25,46

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010 - 9th đầu năm 2013)

Dư nợ tín dụng của chi nhánh Thái Bình tăng lên khá nhanh, cho đến năm 2013 đã tăng 180% so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng liên tục tăng và ở mức khá cao. Năm 2011, tổng dư nợ cho vay đạt 2.454.252 tăng 353.448 triệu VND tương ứng tăng 16,8% so với năm 2010. Năm 2012, tăng 479.105 triệu VND tương

ứng tăng 19,5% so với năm 2011. Năm 2013, tăng 305.164 triệu VND tương ứng tăng 10,4% so với năm 2012. Kết quả đạt được là nỗ lực lớn của Chi nhánh trong việc tìm kiếm, tiếp cận khách hàng mới và triển khai kịp thời những gói hỗ trợ lãi suất theo chủ truơng của ngân hàng Công Thương cho các đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng, thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng và luôn sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua những khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng.

Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và không có sự biến động trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh qua các năm. Cụ thể, tỷ trọng cho vay ngắn hạn năm 2011 là 64,7% và 65,1% trong năm 2012 và 65,2% của 9th đầu năm 2013. Cơ cấu khách hàng của ngân hàng rất ổn định chứng tỏ chi nhánh cân đối cơ cấu về kỳ hạn cho vay để đảm bảo tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn không vượt mức tối đa theo qui định. Trong giai đoạn này nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn các doanh nghiệp giảm đầu tư vào các lĩnh vực chứa đụng rủi ro cao như bất động sản và chứng khoán như các năm trước, tập trung chủ yếu đầu tư tài sản cố định, hơn nữa khách hàng vay vốn của chi nhánh chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vay vốn chủ yếu để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động.

Theo thành phần kinh tế, các khoản cho vay đối với nhóm khách hàng DNNN chiếm một tỷ trọng vay không đáng kể ở mức khoảng 0,5%. Dư nợ tín dụng của các khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng chủ yếu trong cơ cấu cho vay của chi nhánh và có sự tăng trưởng nhẹ từ năm 2010 – 2013. Tỷ lệ cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng dần hằng năm điều này chứng tỏ ngân hàng đã thực hiện tốt công tác tiếp cận khách hàng mới, đưa ra chính sách lãi suất phù hợp… từ đó mở rộng thị phần, tăng hiệu quả kinh doanh. Đi cùng với đó là sự sụt giảm không đáng kể của trong tỷ trọng cho vay của nhóm khách hàng cá thể, từ 41% năm 2010, 39,9% năm 2011 và 37,1% năm 2011 và 35,6% trong 9th đầu năm 2013.

Theo ngành kinh tế, dư nợ tín dụng trong nhóm ngành thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tín dụng của chi nhánh, tuy có sự giảm đáng kể năm 2011 ở mức 37,8% so với tỷ lệ 48% năm 2010 nhưng đến năm 2012, tỷ

trọng này cũng đã tăng nhỏ, chiếm 38,5% tổng dư nợ năm 2012. Kế đến là ngành bất động sản cũng chiếm một tỷ trọng tương đối và ít có biến động. Nhóm ngành này chiếm 27,2% năm 2010 và duy trì ở mức khoảng 24% các năm 2011 và 2012. Trong khi đó, tỷ trọng cho vay ngành chế biến có xu hương tăng trưởng khá nhanh từ 14% năm 2011 đến năm 2012 đã đạt 24%. Tỷ trọng thấp nhất thuộc về ngành xây dựng và vận tải. Sự tăng trưởng khá cao qua các năm được nhìn nhận ở nhóm ngành nông nghiệp từ mức 3,1% năm 2010 lên mức 11,6% năm 2011, tuy sau đó giảm nhẹ vào năm 2012. 9th đầu năm 2013, tỷ trọng dư nợ của các nhóm ngành trên tổng dư nợ không có nhiều biến động so với năm 2012.

2.1.2.3 Các hoạt động khác

Ngoài hoạt động huy động vốn và cho vay, chi nhánh cũng thực hiện khá tốt các hoạt động thanh toán trong và ngoài nước. Đối với hoạt động thanh toán trong nước, chi nhánh đã triển khai hệ thống ATM rộng khắp, số lượng phát hành thẻ năm 2012 đạt hơn 2800 thẻ tăng 23% so với năm 2011 là 2.259 thẻ, và tăng 31% so với năm 2010 là 2135 thẻ. Bên cạnh đó, dịch vụ thanh toán quốc tế cũng là một trong những dịch vụ mũi nhọn của NH trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh, đáp ứng tối đa các nhu cầu chuyển và nhận tiền của khách hàng.

Bảng 2.5 : Kết quả các hoạt động khác của chi nhánh Thái Bình

Đơn vị: triệu VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 9th đầu năm 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh số TT Nhập khẩu 50.676 50.676 30.442 35.840

Doanh số TT Xuất khẩu 43.082 83.465 66.642 70.210

Doanh số mua ngoại tệ 75.588 88.200 85.142 83.195

Doanh số chi trả kiểu hồi 21.969 17.565 21.002 22.560

Doanh số thanh toán nhập khẩu của chi nhánh có mức tăng đáng kể từ năm 2011 so với năm 2010, tăng gần gấp đôi từ 43.082 tỷ lên 83.365 tỷ. Năm 2012 và 9th đầu năm 2013 lại chứng kiến sự sụt giảm tương đối đáng kể.

Trong khi đó, doanh số mua ngoại tệ và doanh số chi trả kiểu hồi được duy trì đều đặn qua các năm và không có sự biến động lớn.

2.1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Những năm qua Chi nhánh Thái Bình đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định. Điều này được thể hiện qua số liệu về lợi nhuận của chi nhánh các năm.

Bảng 2.6: Lợi nhuận chi nhánh Thái Bình

Đơn vị: triệu VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 9

th năm 2013

Lợi nhuận 158 tỷ 228 tỷ 160 tỷ 134 tỷ

Tăng trưởng

so năm trước -16,3% +44,43% -29,8% -16,5%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2010-9th đầu 2013)

Năm 2011, lợi nhuận của chi nhánh là 228 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2010 (158 tỷ đồng) tương ứng với 44,43%. Năm 2012, lợi nhuận tiếp tục giảm xuống còn 160 tỷ VNĐ, chỉ bằng 70% lợi nhuận của năm 2011 và tương đương với lợi nhuận của năm 2010. Lợi nhuận 9th đầu năm 2013 có một sự tăng trưởng khả quan hơn so với năm 2013, ghi nhận là 134 tỷ, tương đương với 83,75% so với cả năm 2012

Một phần của tài liệu hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh thái bình (Trang 53 - 63)