-Hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ
Một trong những vấn đề cần hoàn thiện của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là việc chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp mới thành lập.
Trường hợp khách hàng không thể đáp ứng yêu cầu về báo cáo tài chính (cung cấp báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất) thì ngân hàng cần xây dựng các chỉ tiêu riêng dành cho đối tượng khách hàng này để đảm bảo tất cả các khách hàng đều được phân loại dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng trên cả tiêu chí định tính và định lượng.
-Xây dựng quy trình thẩm định tài sản bảo đảm
Cần thiết phải có một quy trình thẩm định tài sản bảo đảm trên cơ sở quy định cụ thể, chi tiết danh mục tài sản bảo đảm được chấp nhận, phân loại theo tài sản bảo đảm như bất động sản, phương tiện giao thông, máy móc thiết bị, hàng hóa….
Thứ hai, cần quy định các tiêu chí nhằm xác định giá trị tài sản đảm bảo môt cách khách quan, đồng nhất và đáp ứng yêu cầu thận trọng trên quan điểm tối thiểu hóa rủi ro, cụ thể.
Xem xét quy định bộ phận chuyên trách trong công tác định giá tài sản bảo đảm, đảm bảo nguyên tắc khách quan, độc lập. Trong trường hợp tài sản có tính kỹ thuật đặc thù, phức tạp cần quy định cụ thể với thuê cơ quan định giá. Quy trình thẩm định tài sản bảo đảm cũng cần quy định chi tiết các thủ tục, giấy tờ nhằm đảm bảo tính pháp lý đối với tài sản thế chấp, cầm cố tại Ngân hàng Công Thương, tránh trường hợp khi xử lý tài sản bảo đảm gặp nhiều khó khăn do tính pháp lý chưa đảm bảo. Đồng thời cần quy định rõ ràng thời gian tối đa đối với công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm đặc biệt chú trọng đến quy định về quản lý tài sản bảo đảm là hàng hóa, động sản khác.
-Giám sát việc triển khai và ứng dụng xếp hạng tín dụng trong hoạt động để giảm thiểu rủi ro nhằm đảm bảo hệ thống xếp hạng tín dụng không ngừng được hoàn thiện và nâng cao chất lượng, đòi hỏi nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo hệ thống vận hành có hiệu quả. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ các quy định xếp hạng tín dụng, đảm bảo chất lượng thông tin đầu vào nhằm ngăn ngừa những sai sót do vô tình hay cố ý đánh giá khách hàng theo ý kiến chủ quan của một, hay nhóm người, làm sai lệch kết quả xếp hạng, dẫn đến các quyết định cho vay không chuẩn.
KẾT LUẬN
Với đặc thù của ngân hàng là ngành kinh doanh nhiều rủi ro, ngân hàng nào không chấp nhận rủi ro thì không có lợi nhuận do vậy những khoản nợ xấu là một phần tất yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đi đôi với việc các ngân hàng ngày càng đối mặt với tỷ trọng rủi ro nợ xấu ngày càng lớn. Do đó các ngân hàng phải luôn luôn sẵn sàng tâm thế chấp nhận rủi ro trong phạm vi nhất định để có thể tồn tại và phát triển. Tình trạng nợ xấu tồn tại trong hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Công Thương nói riêng đã khiến tình hình tài chính các ngân hàng trở nên yếu kém, tác động trực tiếp đến khả năng tài chính của ngân hàng làm suy giảm khả năng cạnh tranh và vị thế của ngân hàng. Chính bởi vậy, công tác hạn chế và xử lý nợ xấu trong các ngân hàng là vô cùng quan trọng, trở nên ngày càng cấp thiết, là nhiệm vụ cấp bách trước mắt cũng như lâu dài của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Các ngân hàng công tác xử lý và thu hồi nợ xấu là hoạt động nghiệp vụ thông thường cần có sự tập trung đặc biệt.
Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác hạn chế và xử lý nợ xấu. Luận văn đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra:
Thứ nhất, hệ thống hóa các lý luận cơ bản về nợ xấu, các nguyên nhân phát
sinh và công tác hạn chế và xử lý nợ xấu trong các ngân hàng thương mại.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng nợ xấu và công tác hạn chế và phòng ngừa nợ
xấu của ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Thái Bình qua đó phân tích đánh giá các kết quả đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của những nhược điểm đó để có cơ sở xây dựng các giải pháp trong công tác hạn chế và xử lý nợ xấu.
Thứ ba, luận văn đã đề ra một số các giải pháp để hoàn thiện công tác hạn
chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Công Thương Thái Bình đồng thời với 85
một số kiến nghị với chính phủ, NHNN và ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nhằm giúp công tác hạn chế và xử lý nợ xấu ngày càng được hoàn thiện và hiệu quả.
Em xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo, PGS.TS Nguyễn Hữu Tài và các thầy cô giáo Viện Ngân hàng – Tài chính đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kiến thức để em có thể hoàn thành luận án này./.