Nội dung công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá

Một phần của tài liệu tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty tnhh xây dựng thành sơn (Trang 67 - 87)

sản phẩm trong Công ty tnhh xây dựng Thành Sơn

Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kì được chia thành 4 khoản mục chi phí sau:

* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là giá trị toàn bộ các nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình sử dụng trong quá trình sản xuất xây lắp.

* Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí về tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất (không phân biệt trong danh sách hay thuê ngoài).

* Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ các chi phí về vật liệu, nhân công và các loại chi phí có liên quan đến sử dụng máy thi công

* Chi phí sản xuất chung: là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung cho bộ phận sản xuất thi công, bao gồm:

- Chi phí nhân viên: bao gồm chi phí nhân viên quản lý đội (lương và các khoản trích theo lương) cùng các khoản trích theo lương của người lao động.

- Chi phí vật liệu: bao gồm giá trị các loại vật liệu dùng ở tổ đội xây lắp dùng cho quản lý và phục vụ sản xuất

- Chi phí vật liệu : bao gồm giá trị các loại công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất như: găng tay, quần áo bảo hộ lao động, cốp pha,…

- Chi phí khấu hao TSCĐ: là giá trị khấu hao toàn bộ số TSCĐ phục vụ sản xuất chung của tổ, đội xây lắp.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các chi phí thuê ngoài phục vụ cho sản xuất thi công như tiền điện, nước,..

- Chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi phí khác bằng tiền phát sinh trong phạm vi đội

a, Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trong giá thành sản phẩm xấy lắp, chi phí NVL là khoản mục chi phí trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong một công trình. Vì vậy đòi hỏi công tác KT chi phí NVL trực tiếp phải đảm bảo chính xác, đúng và đầy đủ, điều này đặc biệt quan trọng việc xác định lượng chi phí thực tế tiêu hao trong khi thi công và nó ảnh hưởng đến tính chính xác của giá thành sản phẩm xây lắp. Nguyên vật liệu công ty sử dụng đa dạng về chủng loại, được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau nên công tác hạch toán nguyên vật liệu luôn được tiến hành thường xuyên.

*Chứng từ sử dụng

- Giấy đề nghị tạm ứng ứng - Phiếu nhập kho.

- Phiếu xuất kho.

- Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán lẻ. - Phiếu chi, Giấy báo có…

*Tài khoản sử dụng

Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.

*Quy trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Khi một đội được giao nhiệm vụ thi công một công trình, mỗi bộ phận của đội sẽ được giao từng phần việc cụ thể dưới sự chỉ đạo của đội trưởng đội xây dựng công trình. Sau khi tiến hành phân tích, bóc tách dự án đội xây dựng lập bảng kế hoạch mua vật tư dựa trên khối lượng xây dựng và tiến độ thi công dự toán và gửi

lên phòng kỹ thuật của công ty để phòng kỹ thuật duyệt, xem xét kế hoạch mua vật tư của đội so với khối lượng xây dựng, sau đó trình lên Giám Đốc. Giám Đốc sau khi xem xét thấy hợp lý sẽ gửi lên phòng kế toán tài chính để các đội công trình có căn cứ xin tạm ứng tiền mua vật tư. Sau khi hoàn thành các thủ tục xem xét, có xác nhận của phòng kế hoạch kỹ thuật, kế toán trưởng và giám đốc, kế toán viết phiếu chi cho tạm ứng tiền. ( Kèm theo phục lục 1 trang 1)

Kế toán tiền mặt căn cứ vào phiếu yêu cầu tạm ứng đã được ký duyệt lập phiếu chi. Phiếu chi được lập thành 3 liên: liên 1 lưu tại quyển, liên 2 người yêu cầu giữ, liên 3 chuyển cho thủ quỹ, để thủ quỹ chi tiền và ghi sổ quỹ. Sau đó lại chuyển về kế toán tiền mặt vào sổ nhật ký chung, sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 111, 141. Từ giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi kế toán công ty hạch toán:

Nợ TK 141 – Chi tiết anh Đồng kỹ thuật Có TK 111:

19.000.000 đ. 19.000.000 đ.

Khi mua hàng có hóa đơn GTGT (biểu số 2.2). Do xí nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên hoá đơn mua vật tư là hoá đơn GTGT và phần thuế GTGT được bóc tách khỏi chi phí công trình,được hạch toán vào tài khoản 133_Thuế GTGT được khấu trừ.

Giá nhập: Vì nguyên vật liệu mà công ty sử dụng đều được mua ngoài nên giá nhập thực tế được tính theo công thức:

Giá nhập thực tế =

Giá mua trên hóa đơn (chưa có thuế) +

Chi phí thu mua nguyên vật liệu -

Các khoản giảm giá Trong đó chi phí thu mua NVL bao gồm: Chi phí bốc dỡ, chi phí vận chuyển, chi phí thuê kho, thuê bãi, lưu kho, lưu bãi, chi phí cho nhân viên thu mua và các chi phí thu mua khác. ( Kèm theo phục lục 1 trang 2)

Nhân viên thống kê đội, thủ kho công trình, kỹ thuật xây dựng kiểm nghiệm chất lượng vật tư. Thủ kho tiến hành kiểm tra số lượng vật tư và lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập làm 2 liên, một liên thủ kho giữ làm căn cứ ghi vào thẻ kho, còn một liên gửi cho phòng kế toán cùng với HĐ kiêm phiếu nhập kho để thanh toán tiền mua vật tư ( Kèm theo phục lục 1 trang 3)

Sau khi nhận chứng từ trên, kế toán kiểm tra và thanh toán. Cụ thể, kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 152: Nợ TK 133: Có TK 141: 17.130.000 1.713.000 18.843.000

Nghiệp vụ hạch toán này được ghi vào sổ nhật ký chung, từ nhật ký chung vào sổ cái các tài khoản trên.

Khi đội sản xuất có nhu cầu xuất vật tư. Đội sản xuất căn cứ vào kế hoạch, yêu cầu sản xuất để xác định nhu cầu vật tư. Khi có nhu cầu, đội sẽ có “Phiếu yêu cầu vật tư, phụ tùng” ghi rõ số lượng, chủng loại và mục đích lý do sử dụng vật tư ( Kèm theo phục lục 1 trang 4)

Phiếu yêu cầu vật tư, phụ tùng là căn cứ để thực hiện việc xuất vật liệu công cụ, dụng cụ và ghi phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được viết thành 3 liên: một liên giữ lại ở phòng vật tư, một liên cho đối tượng sử dụng mang xuống kho, một liên giao cho phòng kế toán ( Kèm theo phục lục 1 trang 5). Nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp Nhập trước xuất trước, tức là vật liệu nào được nhập vào kho trước thì sẽ được xuất kho trước, nguyên vật liệu thuộc lô hàng nào thì sẽ tính theo giá nhập của lô đó.

Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán tập hợp chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí trên sổ tài khoản 621 chi tiết công trình Cầu Quán Hầu QL1

Nợ TK 621 Có TK 152

17.130.000 17.130.000

Trường hợp NVL xuất thẳng đến CT không qua kho nghiệp vụ hạch toán như sau: Nợ TK 621

Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331,…

Căn cứ vào các phiếu này, kế toán vật tư kiểm tra tổng hợp, tiến hành lập bảng “Bảng kê xuất vật tư ”. ( Kèm theo phục lục 1 trang 6)

Các chứng từ này hàng tháng được các kế toán đội phân loại tập hợp theo từng công trình, hạng mục công trình cụ thể kèm theo bảng kê chứng từ nộp lên

phòng kế toán. Sau khi nhận được các chứng từ gửi về từ kế toán đội, kế toán tiến hành kiểm tra chứng từ gốc sau đó trình cho kế toán trưởng và giám đốc duyệt rồi tiến hành nhập chứng từ vào máy theo hình thức ghi sổ Nhật ký chung. Sau khi nhập xong dữ liệu vào máy thì phần mềm kế toán sẽ tự động vào sổ Nhật ký chung( Kèm theo phục lục 2 trang 1), sổ chi tiết TK 621 ( Phục lục 2 trang 2), Sổ cái TK 621( Kèm theo phục lục 2 trang 3).

b, Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

Lao động là yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất, do đó chi phí nhân công trực tiếp không chỉ là 1 bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm xây lắp mà còn liên quan trực tiếp tới đời sống của người lao động, đây là yếu tố hàng đầu của chính sách xã hội mà đơn vị sử dụng lao động có nghĩa vụ với người lao động mà mình quản lý sử dụng.

Do hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình nên ngoài lao động trong biên chế, Công ty còn sử dụng rất nhiều lực lượng lao động thuê ngoài tại các địa phương nơi công trình diễn ra. Phương thức này có ưu điểm là giảm được chi phí di chuyển lao động cho công ty, đời sống sinh hoạt của công nhân cũng thuận lợi hơn.

* Chứng từ sử dụng

Bảng chấm công.

Bảng thanh toán tiền lương. Phiếu chi …

* Tài khoản sử dụng

Để phản ánh CPNCTT, kế toán sử dụng tài khoản 622.

* Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty.

Chi phí công nhân trực tiếp của công trình Cầu Quán Hầu bao gồm: Tiền lương công nhân trực tiếp trong danh sách và tiền lương công nhân thuê ngoài. Do công trình ở xa công ty, để giảm thiểu mọi chi phí trong công ty, công ty tiến hành thuê ngoài công nhân trực tiếp lao động có ký kết hợp đồng ngắn hạn với công ty (hợp đồng dưới 3 tháng).

* Đối với công nhân thuê ngoài

Đại diện Công ty sẽ ký hợp đồng thuê ngoài với tổ trưởng tổ lao động thuê ngoài kèm theo hợp đồng là danh sách lao động trong đội.Trong hợp đồng giao khoán với nhân công thuê ngoài phải ghi rõ số lượng thực tế phải hoàn thành, số tiền lương được hưởng theo công việc đã làm, đơn giá lương cho một công việc và thời gian hoàn thành. ( Kèm theo phục lục 1 trang 7)

Dựa vào công việc nhận khoán, đội trưởng tiến hành giao công việc và đôn đốc lao động trong đội thực hiện thi công phần việc được giao, đảm bảo đúng tiến độ và đúng yêu cầu kỹ thuật. Khi khối lượng công việc được hoàn thành bộ phận tư vấn giám sát sẽ tiến hành nghiệm thu công việc và xác nhận vào biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành. ( Kèm theo phục lục 1 trang 8)

Tổ trưởng có nhiệm vụ theo dõi ngày công lao động và lập bảng chấm công làm căn cứ để thanh toán tiền lương cho người lao động. ( Kèm theo phục lục 1 trang 9)

Cuối tháng căn cứ vào hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu khối lượng thanh toán khối lượng công việc, bảng chấm công kế toán đội tiến hành tính lương cho từng người và lập bảng thanh toán lương cho công nhân. ( Kèm theo Phục lục 1 trang 10)

Lương khoán của công nhân thuê ngoài được xác định theo công thức sau:

Lương khoán CN

thuê ngoài = Công làm việcThực tế x Đơn giá

Trong đó:

• Số ngày làm việc thực tế trong tháng được lấy trên bảng chấm công.

• Đơn giá 1 công căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, hợp đồng làm khoán để tính ra.

Đơn giá 1

công = Tổng giá trị hợp đồng làm khoán

* Đối với công nhân trong danh sách

Lương phải trả 1 công nhân =

Lương cơ bản

26

Lương thực nhận = lương phải trả cho công nhân – các khoản khấu trừ lương

Trong đó:

Lương cơ bản = lương tối thiểu x Hệ số lương

Lương tối thiểu áp dụng tại công ty: 830.000 ( Kèm theo phục lục 1 trang 11) Ví dụ: Tiền lương phải trả cho anh Nguyễn Đình Dương tháng 8 như sau:

Hệ số lương: 2,71 , ngày công thực tế: 26(ngày) Lương cơ bản: 2,71 * 830.000 = 2.249.300 (đ)

Lương thời gian = 2.249.300 / 26 * 26 = 2.249.300(đ) Phụ cấp: 510.000

Tổng lương: 2.759.300 Các khoản khấu trừ lương:

BHXH (7%) : 2.249.300 * 7% = 157.451 BHYT(1,5%) : 2.249.300 * 1,5% = 33.740 BHTN(1%) : 2.249.300 * 1% = 22.490

Vậy số tiền lương anh Nguyễn Đình Dương thực nhận là: 2.759.300 - 191191 = 2.558.109(đ)

các công nhân khác tính tương tự như trên. (Kèm theo phục lục 1 trang 12)

Cuối tháng tập hợp bảng thanh toán lương của các đội gửi lên thì kế toán tiền lương kiểm tra lại các chứng từ gốc rồi trình cho kế toán trưởng và giám đốc duyệt sau đó mới tiến hành tổng hợp trên Excel và chỉ nhập số liệu tổng hợp vào máy. Và máy sẽ tự động kết xuất các sổ sách theo yêu cầu theo hình thức Nhật ký chung

( Kèm theo phục lục 2 trang 4, Sổ chi tiết 622 trang 5, Sổ cái trang 6)

Nợ TK 622(QH): 70.984.038 Có TK 334: 70.984.038 - Định khoản các khoản khấu trừ lương: Nợ TK 334: 3.523.500

Có TK 338: 3.523.500

- 3383: 41.452.941 x 7% = 2.901.706 - 3384: 41.452.941 x 1,5% = 621.794 - 3389: 41.452.941 x 1% = 414.529

c, Kế toán chi phí sử dụng máy thi công.

Tại công ty chi phí sử dụng máy thi công bao gồm các yếu tố chi phí sau: - Chi phí nguyên nhiên liệu (6232) : Bao gồm chi phí nhiên liệu và các vật liệu khác dùng cho máy thi công

- Chi phí nhân công lái xe, máy (6231): Bao gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương trả cho công nhân trực tiếp điều khiển và phục vụ máy thi công - Chi phí công cụ, dụng cụ (6233): Bao gồm giá trị của những công cụ, dụng cụ có liên quan đến hoạt động của máy thi công

- Khấu hao máy thi công(6234)

- Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền (6277): như chi phí thuê sửa chữa máy thi công, chi phí điện nước cho máy thi công…..

Máy thi công phục vụ cho một công trình kế toán sẽ tập hợp toàn bộ các chi phí máy thi công liên quan đến công trình đó.

Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) của bộ phận công nhân vận hành máy trong danh sách công nhân biên chế, công ty không hạch toán vào chi phí sử dụng máy thi công mà hạch toán vào tài khoản 627 (chi phí sản xuất chung).

* Chứng từ sử dụng

-Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho -Hơn đơn giá trị gia tăng

-Bảng thanh toán lương -Bảng khấu hao TSCĐ, …

* Tài khoản sử dụng.

Để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công kế toán công ty sử dụng tài khoản 623 chi tiết khoản mục chi phí sử dụng máy thi công

* Quy trình hạch toán chi phí sử dụng máy thi công - Hạch toán nguyên vật liệu xuất dùng cho máy thi công

Chi phí vật liệu dùng cho máy thi công được hạch toán giống như chi phí sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp: vật liệu chủ yếu là nhiên liệu xuất dùng để chạy máy

như dầu mazut, dầu diesel, mỡ bôi trơn…Căn cứ để hạch toán là các phiếu xuất kho nhiên liệu, hóa đơn mua hàng bảng kê vật tư cho máy thi công. ( Kèm theo phục lục 1 trang 13)

Thủ kho tiến hành kiểm tra số lượng vật tư và lập phiếu nhập kho. Khi có phiếu yêu cầu của cán bộ kỹ thuật đội cần nguyên vật liệu phục vụ cho máy thi công. Kế toán tiến hành lập phiếu xuất kho vật tư. Đồng thời ghi vào bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu mở chi tiết cho từng công trình.( Kèm theo phục lục 1 trang 14, 15)

Chi phí vật tư xuất dùng cho bộ phận máy thi công tháng 8 là: 18.018.937. Kế toán tiến hành định khoản như sau:

Nợ TK 6232 Có TK 152

18.018.937 18.018.937

- Đối với chi phí nhân công lái máy thi công.

Chi phí nhân công hạch toán vào TK6231 là CPNC trực tiếp điều khiển máy thi công. Không hạch toán vào TK này các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công.

Từ bảng chấm công kế toán tính ra tiền lương phải trả cho mỗi công nhân và lập bảng tổng hợp thanh toán lương ( Kèm theo phục lục 1 trang 16)

* Cách tính lương của công nhân phục vụ máy thi công

Lương phải trả cho công nhân lái máy =

Lương thời gian - Lương giờ làm việc + Phụ cấp

Lương thực nhận = Lương phải trả - các khoản khấu trừ Trong đó:

HSL * LTT

Lương thời gian = * Công 26

Lương giờ làm việc = số giờ làm việc * đơn giá 1 giờ Đơn giá 1 giờ: 4000 (đ)

Một phần của tài liệu tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty tnhh xây dựng thành sơn (Trang 67 - 87)