Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường cơ khí Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Công ty Máy và Thiết bị công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp tiền thân là phân xưởng dụng cụ của Công ty Cơ khí Hà Nội.
Ngày 25-03-1968 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng ký Quyết định số 74QĐ/KB2 thành lập Nhà máy Dụng cụ cắt gọt thuộc Bộ Cơ khí Luyện kim.
Ngày 17-08-1970 Nhà máy Dụng cụ cắt gọt được đổi tên thành Nhà máy Dụng cụ số 1.
Theo chủ trương thành lập lại những doanh nghiệp nhà nước để các doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao hơn, ngày 12-07-1995 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng đã ký Quyết định số 702 QĐ/ BCN đổi tên Nhà máy Dụng cụ số 1 thành Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường cơ khí Hà Nội thuộc Tổng Công ty Máy thiết bị công nghiệp - Bộ Công nghiệp nặng.
Tên giao dịch tiếng anh của Công ty là Cutting and Measuring tools Co.
Địa chỉ giao dịch của Công ty là 26 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường cơ khí Hà Nội là một Công ty sản xuất công nghệ có quy mô lớn bao gồm nhiều phân xưởng sản xuất. Qui trình sản xuất của Công ty vừa mang tính liên tục lại vừa mang tính riêng biệt nhưng tất cả đều lấy tiêu chí chất lượng và uy tín làm mục tiêu để phát triển.
Bên cạnh đó Công ty luôn chú trọng nâng cao hiệu năng quản lý thông qua việc tổ chức chặt chẽ hệ thống các phòng ban, qui định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban đồng thời cũng có những thay đổi về cơ cấu cho phù hợp với những biến đổi tất yếu của đất nuớc.
Trong những năm thập kỷ 70, 80 mặc dù nền kinh tế đang trong thời kỳ bao cấp nhưng Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch của Bộ Công nghiệp giao cho, các chỉ tiêu kinh tế năm nay cao hơn năm trước cả về chỉ tiêu số lượng cũng như chỉ tiêu chất lượng.
Cuối những năm thập kỷ 80 do nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường nên Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn. Công ty hoạt động kém hiệu quả, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ chậm dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ công nghệ còn thấp, máy móc thiết bị sử dụng đều cũ kỹ, lạc hậu làm cho chất lượng sản phẩm sản xuất ra kém, trong khi đó giá thành lại quá cao không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Trước tình hình đó từ những năm 1995 Công ty đã mạnh dạn thay thế một số một số thiết bị cũ, đầu tư các công nghệ tiên tiến của Nhật, Đức, Nga, Trung Quốc... nghiên cứu cải tiến mẫu mã, đa dạng phong phú về chủng loại, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm cho phù hợp.
Mặt khác do trong nền kinh tế thị trường các chỉ tiêu kinh tế không còn do cấp trên giao, không được bao cấp về nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, Công ty đã tích cực tìm kiếm đơn đặt hàng, mở rộng quan hệ làm ăn với các công ty khác, chủ động tìm kiếm bạn hàng nhằm cải tiến khâu tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt là trong những năm gần đây sản phẩm của Công ty không những đứng vững ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang một số nước khác đặc biệt là Nhật.
Với việc cải tiến đầu tư trong sản xuất, cải cách lại cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý, Công ty đã tự khẳng định được vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài nước, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong cơ chế thị trường đi vào ổn định và ngày càng phát triển vững chắc. Năm 1999 sản phẩm của Công ty đã tiêu thụ trong nước đạt 79% và xuất khẩu sang Nhật đạt 21%. Thu nhập bình quân đầu người trong Công ty ngày càng tăng, năm 1995 chỉ đạt 428 nghìn đồng/ người nhưng đến năm 2001 thu nhập bình quân mỗi đầu người trong Công ty đã đạt 780 nghìn đồng/ người. Bên cạnh đó Ban Giám đốc còn luôn quan tâm đến cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân trực tiếp sản xuất như sửa sang nhà xưởng, cải tạo môi trường không khí trong lành trong khu vực nhà máy, có chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật thích đáng nhằm giúp cho người lao động tận tụy làm việc nâng cao năng suất lao động...
Hiện nay thị trường kinh doanh chủ yếu của Công ty là trong nước do giá cả phù hợp và chất lượng không thua kém hàng ngoại nhập, các sản phẩm Công ty làm ra đã thoả mãn nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và thực hiện tốt chức năng kinh tế do Nhà nước giao cho. Bên cạnh đó để đảm bảo cho sự phát triển không ngừng Công ty đã và đang tìm kiếm bạn hàng nước ngoài để mở rộng thị trường tiêu thụ và từng bước nâng cao uy tín của mình.
Kết quả hoạt động của Công ty qua các năm: ST
T
Tên chi tiêu ĐVT 1998 1999 2000 2001 2002
1 Giá trị tổng sản lượng Trđ 10670 10981 11354 11500 12000
2 Doanh thu Trđ 15665 15446 18000 19580 20000
3 Nộp ngân sách Trđ 628 602 680 790 776
4 Lãi Trđ 200 195 234 300 258
6 Vốn Trđ 7986 8000 8474 8874 9000
2.
Đặ c đ i ể m t ổ ch ứ c b ộ máy qu ả n lý:
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
Giám đốc Phó GĐ kỹ thuật Phó GĐ sản xuất Phó GĐ kinh doanh Kế toán trưởng Phòng công nghệ Phòng cơ điện Phòng KCS Phòng thiết kế cơ bản Thư viện Phòng thiết kế Px khởi phẩm Px cơ khí I Px cơ khí II Px dụng cụ Px cơ điện Px mạ Px nhiệt luyện Px bao gói Kho đựng Trạm b.thế Đo lường Nghiệm thu Kiểm tra thép Kho xử lý P.vật tư P. hành chính Tr m y tạ ế Cửa hàng gt sp K kim khí K dầu hoá chất K tạp phẩm Phòng tài vụ P kế hoạch KD Kho thành phẩm P tổ chức lao động P bảo vệ
2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Là một đơn vị hạch toán độc lập nên bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo một cấp, áp dụng hình thức quản lý trực tuyến kết hợp với quản lý chức năng.
Ban lãnh đạo gồm: Giám đốc Công ty, Phó Giám đốc kỹ thuật, Phó Giám đốc kinh doanh, Phó Giám đốc sản xuất. Ban Giám đốc lãnh đạo trực tiếp tới từng phân xưởng, theo dõi giám sát sự thực hiện của tất cả các phòng ban. Trong đó Giám đốc Công ty là thủ trưởng duy nhất của Công ty đứng đầu bộ máy quản lý và chịu trách nhiệm hoàn toàn về bộ máy quản lý. Ngoài việc uỷ quyền trách nhiệm cho Phó Giám đốc, Giám đốc Công ty còn trực tiếp quản lý thông qua các trưởng phòng như: Phòng Tài vụ, Phòng Kế hoạch kinh doanh, Phòng Tổ chức lao động...
- Phòng Cơ điện: gồm 11 người có nhiệm vụ quản lý kĩ thuật các máy móc thiết bị của các phân xưởng, lập kế hoạch sửa chữa các sai sót, hỏng hóc về mặt cơ và điện nhằm đảm bảo hiệu quả tối đa của các máy móc hiện có.
- Phòng Thiết kế: gồm 8 người với nhiệm vụ chính là thiết kế những sản phẩm mới, hiệu chỉnh những sản phẩm cũ theo kế hoạch sản xuất. Những cán bộ của phòng thiết kế vừa phải cải tiến các sản phẩm vốn có của Công ty vừa phải sáng tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu hiện tại của thị trường.
- Phòng Công nghệ: gồm 12 người có nhiệm vụ lập quy trình công nghệ cho sản xuất, căn cứ vào yêu cầu của sản phẩm và đặc điểm công nghệ của Công ty để chi tiết quy trình công nghệ. Đồng thời chuẩn bị dụng cụ phương tiện để gia công từ khâu đầu đến khâu cuối để đảm bảo chất lượng.
- Phòng Thiết kế cơ bản: gồm 10 người phụ trách việc sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới các công trình nhỏ trong Công ty như: nhà gửi xe cho cán bộ công nhân viên... Bảo đảm an toàn lao động và cải thiện một phần điều kiện làm việc.
- Phòng KCS: gồm 15 người có nhiệm vụ kiểm tra từng nguyên công một từ khi thép cả cây được nhập kho đến khi thép ra sản phẩm. Việc kiểm tra được tiến hành cả về số lượng, chất lượng và thời gian cụ thể.
- Phòng Vật tư: bao gồm có 15 người làm nhiệm vụ cung ứng tất cả các loại vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất khi có lệnh của cấp trên, đồng thời lập kế hoạch dự trữ vật tư trong kho .
- Phòng Hành chính và trạm y tế: bao gồm có 22 cán bộ. Trong đó Phòng Hành chính thực hiện các công tác liên quan đến văn thư, quản lý con dấu... Còn các nhân viên của trạm y tế có trách nhiệm khám và chữa bệnh thường xuyên cho mọi công nhân viên của Công ty, đo lường và kiểm tra môi trường trong Công ty.
- Phó Giám đốc kinh doanh còn quản lý khối dịch vụ gồm trung tâm dịch vụ VTCN và cửa hàng cơ điện. Chúng đóng vai trò như là những cửa hàng giới thiệu, trưng bày và tiêu thụ sản phẩm cho Công ty.
- Phòng Tài vụ: Phòng gồm 7 người chia làm hai bộ phận chính là tổ tài vụ và tổ kế toán có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán, hạch toán kế toán của Công ty, phân tích, đánh giá, giám sát tất cả các hoạt động kinh doanh của Công ty và tiến độ sản xuất của các phân xưởng.
- Phòng Tổ chức lao động: chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về đội ngũ công nhân và cán bộ quản lý. Có kế hoạch về nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất thông qua đào tạo, bồi dưỡng thêm ...
- Thư viện: là nơi dự trữ các tài liệu kĩ thuật và nhiều tài liệu khác của Công ty như các tài liệu về thiết bị máy móc của các nước mà Công ty đang sử dụng...
- Tổ Bảo vệ gồm 3 người có nhiệm vụ bảo vệ mọi tài sản hữu hình của Công ty, đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian làm việc. Thực hiện tốt việc quản lý người ra vào công ty và hướng dẫn khách đến làm việc tại cơ quan.
Do qui trình công nghệ sản xuất phức tạp và yêu cầu độ chính xác cao nên lực lượng sản xuất của Công ty được chia thành 8 phân xưởng. Phân xưởng khởi phẩm tạo phôi ban đầu với nhiệm vụ chính là rèn, dập, cưa, cắt, tiện phá, hàn nối thép ban đầu rồi chuyển xuống phân xưởng cơ khí 1, phân xưởng cơ khí 2, phân xưởng dụng cụ và phân xưởng cơ điện. Ngoài nguồn cung cấp từ phân xưởng khởi phẩm các phân xưởng trên còn lấy từ các nguồn khác như thép tại kho...để tiến hành sản xuất. Phân xưởng cơ khí chuyên sản xuất các loại bàn ren, tarô, mũi khoan... Phân xưởng cơ khí 2 sản xuất các sản phẩm còn lại như: dao phay,dao xoáy, dao tiện lưỡi cưa... phân xưởng dụng cụ sản xuất các dụng cụ cắt, dụng cụ giá lắp phục vụ cho các phân xưởng khác. Phân xưởng cơ điện sản xuất các bộ phận, chi tiết thay thế cho các máy móc bị hư hỏng. Đây là quá trình làm thô, sau đó các sản phẩm được chuyển xuống phân xưởng nhiệt luyện để tôi cứng, ram, tẩy rửa... rồi được chuyển lại 4 phân xưởng trên để mài cho chính xác. Một số sản phẩm không cần độ chính xác cao thì sau quá trình làm thô được chuyển luôn xuống phân xưởng bao gói để đóng gói sản phẩm. Các sản phẩm
được đóng gói bằng gỗ hoặc bằng hộp bìa cát tông sau đó nhập vào kho thành phẩm.
3.
Đặ c đ i ể m t ổ ch ứ c công tác k ế toán:
3.1. Tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của Công ty hình thành và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của nhà máy. Hiện nay Công ty có 7 cán bộ kế toán, mỗi người phụ trách một phần hành kế toán riêng biệt và cuối mỗi kỳ kế toán trưởng sẽ tổng hợp để lập báo cáo tài chính. Ngoài ra Công ty còn tổ chức các nhân viên kinh tế tại từng phân xưởng.
Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng có nhiệm vụ giám đốc chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác kế toán, kiểm tra giám sát tình hình tài chính trong Công ty. Kế toán trưởng chịu sự quản lý của Ban Giám đốc và chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về mặt nghiệp vụ của cơ quan tài chính.
K toán trế ưởng Th ủ quỹ K toán ế tiêu th ụ s n ả ph m ẩ kqkd K toán ế t i s nà ả K toán chi phí ế s n ả xu t, ấ gtsp K toán ế v t li uậ ệ K toán ế ti n ề lương, BHXH, BHYT v à thanh toán K toán ế các ngu nồ
Nhân viên kinh t phân xế ưởng
Phòng Kế toán tài chính gồm hai bộ phận chính là: - Tổ tài vụ.
- Tổ kế toán.
Tổ tài vụ theo dõi các nghiệp vụ về cấp phát, thanh toán và tiêu thụ sản phẩm, ghi chép và phản ánh chúng vào hệ thống sổ sách của doanh nghiệp, gồm:
- Một kế toán thanh toán và các nguồn vốn: có nhiệm vụ hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong phạm vi đối tượng thanh toán như cán bộ công nhân viên của Công ty, các khách hàng... đồng thời tiến hành theo dõi việc dùng các nguồn vốn vào sản xuất, cuối năm có bảng giải trình lên cấp trên.
- Một kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ: có nhiệm vụ hạch toán tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá như: xác định giá vốn của hàng bán, xác định doanh thu bán hàng trong tháng...
- Một thủ quỹ làm nhiệm vụ cấp phát tiền theo lệnh của cấp trên như: chi tiền mua hàng theo phiếu chi hoặc thu tiền bán hàng theo hoá đơn bán hàng... Đảm bảo rằng số tiền trong quĩ luôn trùng khớp với số tiền trên sổ sách kế toán.
Tổ kế toán làm nhiệm vụ hạch toán, quyết toán tất cả các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Một kế toán tài sản: tổng hợp hạch toán kế toán mọi tài sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm cả TSCĐ, công cụ, dụng cụ ... ghi chép và tổng hợp số liệu về thời gian tăng giảm TSCĐ, tính toán phân bổ khấu hao TSCĐ hàng tháng vào chi phí sản xuất. ..
- Một kế toán vật tư: tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, nhập kho, xuất kho của từng vật tư, theo dõi tình hình dự trữ vật tư trong kỳ.
- Một kế toán tiền lương: có nhiệm vụ giám sát và kiểm tra quyết toán tiền lương, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ, thêm ca, BHXH, BHYT và các khoản phụ cấp khác...
- Một kế toán làm nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, theo dõi TK 621,TK 622,TK 627.
3.2. Hệ thống sổ kế toán:
Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán theo hình thức NKCT.
Hệ thống sổ sách kế toán của Công ty nói chung và hệ thống sổ sách của phần hành kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ là tương đối đầy đủ và tuân thủ mọi quy định của Bộ Tài chính.
Đối với phần hành kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ Công ty sử dụng các sổ sách sau: Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng, Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho thành phẩm, Sổ chi tiết CPBH và CPQLDN, Sổ chi tiết bán hàng, Bảng kê số 5, 8, 9, 11 và NKCT số 8, Sổ cái các