Hoàn thiện hạch toán chi phí bán hàng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường cơ khí Hà Nội (Trang 86 - 88)

III. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm

2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành

2.1. Hoàn thiện hạch toán chi phí bán hàng

Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường cơ khí Hà Nội có một cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm gần cổng công ty do phòng kế hoạch kinh doanh quản lý. Những chi phí của cửa hàng này gồm: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ, các chi phí khác... được kế toán tập hợp và hạch toán vào TK642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”. Cách hạch toán này tuy không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cuối cùng của Công ty nhưng lại phản ánh sai lệch về mặt bản chất chức năng và nội dung của những chi phí phát sinh. Theo em đây là những chi phí phục vụ cho hoạt động bán hàng nên nó cần được hạch toán vào TK641 “Chi phí bán hàng”. Công ty cũng không nên hạch toán các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động bán hàng vào TK1422 “Chi phí chờ kết chuyển” mà nên tập hợp hết vào TK641. Việc sử dụng TK1422 để tập hợp chi phí bán hàng sẽ giúp Công ty có thể điều chỉnh chi phí bán hàng được kết chuyển vào TK911 cho phù hợp với từng kỳ do TK1422 có thể để số dư cuối kỳ nhưng lại không đúng với quy định của Bộ Tài chính.

Do đó, khi phát sinh những chi phí phục vụ cho hoạt động bán hàng căn cứ vào các chứng từ có liên quan, kế toán ghi:

Có TK 334, 338: Chi phí nhân viên bán hàng.

Có TK 152, 153: Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ cho hoạt động bán hàng.

Có TK 214: Chi phí khấu hao TSCĐ của cửa hàng. Có TK 111, 112, 331: Chi phí phải trả bằng tiền khác.

Từ đó, trong Bảng kê số 5, kế toán tập hợp cho các TK241 “Chi phí đầu tư XDCB”, TK641 “Chi phí bán hàng”, TK642 “chi phí quản lý doanh nghiệp” và lập Sổ cái cho TK641 chứ không lập cho TK1422.

Tại Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường cơ khí kế toán không thực hiện hạch toán giảm giá đối với hàng bán vì khoản này đã được phòng kế hoạch kinh doanh tính thẳng vào giá bán cho khách hàng. Như vậy trong quá trình bán sản phẩm Công ty đã quan tâm đến lợi ích của khách hàng. Tuy nhiên, nhìn vào đây ta không thể phân biệt được đâu là giá bán thực tế của sản phẩm đâu là tiền thưởng cho khách hàng mua với số lượng lớn, đâu là khoản giảm giá cho hàng kém phẩm chất hoặc do lỗi khác của doanh nghiệp. Vì vậy Công ty nên tách các khoản giảm giá do hàng kém chất lượng, bớt giá và hồi khấu để theo dõi riêng. Các khoản này được xác định theo phần trăm giá bán thông thường tuỳ thuộc vào chất lượng sản phẩm, số lượng mà khách hàng mua trong một lần hoặc một năm. Việc hạch toán như vậy sẽ giúp Công ty theo dõi sát sao hơn tình hình chất lượng sản phẩm khi bán cho khách hàng, đồng thời khuyến khích khách hàng mua nhiều sản phẩm của Công ty để được hưởng giảm giá, bớt giá, hồi khấu.

Đối với các khoản giảm giá do hàng kém phẩm chất, bớt giá, hồi khấu theo chế độ hiện hành, kế toán ghi:

Nợ TK532: Số giảm giá khách hàng được hưởng. Nợ TK3331: Thuế GTGT tương ứng.

Có TK131: Trừ vào số tiền phải thu của khách hàng. Cuối kỳ, kết chuyển sang TK511 toàn bộ số giảm giá ghi: Nợ TK511: Doanh thu bán hàng.

Có TK532: Giảm giá bán hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường cơ khí Hà Nội (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w