Vai trò gây bệnh đường tiêu hoá của Salmonella

Một phần của tài liệu phân lập, xác định vai trò gây bệnh của salmonella typhimurium và salmonella enteritidis trên đàn vịt tại một số huyện thuộc tỉnh hưng yên và biện pháp phòng trị (Trang 31 - 113)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.7.Vai trò gây bệnh đường tiêu hoá của Salmonella

Salmonella là một vi khuẩn sống hoại sinh trong đường tiêu hóa, chứa

đựng các yếu tố gây bệnh khá phong phú, do vậy Salmonella là tác nhân gây

bệnh thường trực cho người và vật nuôi.

Ở nước ta cũng như trên thế giới, hội chứng viêm ruột tiêu chảy do

Salmonella gây ra ở gia súc rất phổ biến; có nhiều công trình khoa học làm rõ

vai trò của Salmonella trong hội chứng này.

Theo Phan Thanh Phượng (1988)[34] vi khuẩn Salmonella thường

xuyên có trong đường ruột lợn và trong những điều kiện chăn nuôi, quản lý làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm, chính vi khuẩn Salmonella trở thành

độc và phát triển mạnh mẽ gây viêm ruột, ỉa chảy.

Nguyễn Thị Nội và cs (1989)[28] khi điều tra tình hình nhiễm vi khuẩn đường ruột ở một số cơ sở chăn nuôi cho thấy có tới 82,8% đến 100% số lợn tiêu chảy có nhiễm Salmonella.

Ở Hà Lan, người ta phát hiện thấy 25% lợn khỏe có Salmonella. Ở

Anh, S.typhimurium nhiễm ở trâu, bò, đặc biệt là trâu, bò thương phẩm với tỷ lệ đến 30%. Trong các trại chăn nuôi trâu, bò ở Mỹ, sự có mặt của Salmonella là 16%. Ở Otario có 22% số trại chăn nuôi có Salmonella lưu hành (Radostits và cs, 1994)[72].

Lợn ở Hà Tây và Hà Nội nhiễm Salmonella vào khoảng 30-56%; khi bị viêm ruột tiêu chảy, thì tỷ lệ này tăng cao hơn khoảng 70-90% (Tạ Thị Vịnh và cs, 1996)[50].

Biến động nhiễm Salmonella ở lợn qua các lứa tuổi cho thấy ở lợn con từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm Salmonella 26,02%, lợn 3 - 4 tháng

tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất 34,03%. Ở những lợn lớn tuổi hơn tỷ lệ lại giảm dần: lợn 5 - 8 tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm khuẩn 16,17%; lợn 9 - 12 tháng tuổi 12,02%. Khi bị ỉa chảy, lợn bị bội nhiễm Salmonella khá rõ, vi khuẩn xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo Nguyễn Như Thanh (2001)[42] bình thường có thể phát hiện

Salmonella trong đường ruột của người, trâu, bò, lợn, gà, vịt... và một số động

vật khỏe mạnh. Trong điều kiện sức đề kháng của động vật bị giảm sút, vi khuẩn xâm nhập vào nội tạng và gây bệnh.

Đỗ Trung Cứ và cs (2004)[7] điều tra trong 3 năm cho biết tỷ lệ lợn từ 2 đến 4 tháng tuổi mắc bệnh tiêu chảy do Salmonella gây ra là 9,46%.

Xét nghiệm Salmonella ở trâu, bò tiêu chảy ở các tỉnh Thái Nguyên,

Hà Nội, Bắc Cạn, Hà Tây. Nguyễn Quang Tuyên (1996)[48] cho biết tỷ lệ nhiễm Salmonella ở gia súc tiêu chảy tăng gấp 3 lần so với gia súc khỏe.

Như vậy, vi khuẩn Salmonella đóng vai trò nhất định trong hội chứng

tiêu chảy ở các loài vật nuôi, trong đó có lợn các lứa tuổi, nhất là đối với lợn sau cai sữa.

1.3. Bệnh phó thƣơng hàn vịt

1.3.1. Căn bệnh

Bệnh Phó thương hàn (Salmonellosis) ở thuỷ cầm là một bệnh truyền nhiễm cấp hoặc mãn tính, bệnh gây ra bởi một hoặc nhiều giống vi khuẩn

Sallmonella. Vi khuẩn Salmonella phân bố rộng rãi trong tự nhiên. Gia súc, gia cầm và người thường bị nhiễm hoặc là nguồn mang vi khuẩn. Bệnh PTH vịt đóng vị trí quan trọng trên hai mặt là bệnh thường xuyên nổ ra, nhất là đối với vịt con, đôi khi gây tỷ lệ chết cao và thứ hai là bệnh gây nguy hiểm cho sức khoẻ cộng đồng bởi các chủng Salmonella. Bệnh Phó thương hàn ngan,

vịt phân bố khắp nơi trên thế giới.

Nhiều gia cầm chỉ bị nhiễm một chủng Salmonella nhưng một số khác

thì có thể bị nhiễm nhiều chủng một lúc. Các chủng vi khuẩn Salmonella khu trú thường xuyên trong ruột và manh tràng của vịt, ngan. Vịt, ngan ở mọi lứa tuổi đều mẫn cảm và có thể bị nhiễm Salmonella, nhưng biểu hiện lâm sàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thành bệnh thường ở thể mãn tính. S. pullorum và S. gallinarum là hai tác nhân gây bệnh PTH cho gia cầm nhưng lại có ý nghĩa trong bệnh Phó thương hàn vịt, ngan. Người ta đã ghi nhận vịt, ngan con nhiễm S. pullorum khi nhốt

chung với gà bị bệnh bạch lỵ nhưng bệnh không biểu hiện khuynh hướng lây truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Còn vi khuẩn S. gallinarum được ghi nhận trong một số trường hợp có thể gây bệnh tự nhiên làm thiệt hại lớn đối với vịt, ngan con 1 - 14 ngày tuổi. Nhưng nhiều người cho rằng vịt,ngan khó mắc bệnh do loại vi khuẩn này hơn gà. Còn vi khuẩn S. anatum thường gây chết đột ngột ở vịt, ngan con, nhưng đôi khi bệnh tiến triển ở thể mãn tính chỉ trong vài ngày. Các type Salmonella khác nguy hiểm hay gây bệnh cho

ngan, vịt là S. typhimurium, S. enteritidis, và ít ảnh hưởng hơn là các chủng S. panama, S. give..

Salmonella là vi khuẩn Gram âm, di động, không tạo nha bào, mọc tốt

trong môi trường nuôi cấy bình thường, Salmonella rất mẫn cảm với nhiệt độ và với hầu hết các loại thuốc tẩy trùng. ở nhiệt độ bình thường, vi khuẩn tương đối bền vững. Mầm bệnh xâm nhập chủ yếu qua thức ăn, nước uống. Một trong những đường truyền bệnh quan trọng là truyền dọc qua trứng. Rất nhiều nghiên cứu đã phát hiện thấy sự hiện diện của vi khuẩn Salmonella từ

lòng đỏ trứng vịt. Con đường lây truyền thứ hai là sự xâm nhiễm vi khuẩn

Salmonella qua vỏ trứng. Từ phân, Salmonella thường gây ô nhiễm vỏ trứng

trong quá trình đẻ hoặc từ ổ đẻ.(Nguyễn Như Thanh, 2001)[42].

1.3.2. Yếu tố truyền bệnh

Dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, nước uống, các loài gặm nhấm và chim là các yếu tố truyền bệnh. Vi khuẩn xâm nhập vào vật chủ chủ yếu qua đường tiêu hoá, mặt khác có thể qua đường hô hấp và trứng.(Hồ Văn Nam và cs, 1997)[25].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3.3. Đặc điểm dịch tễ học

Theo Bela Toth (1985)[47] vịt ở mọi lứa tuổi đều mẫn cảm với bệnh, song bệnh có biểu hiện lâm sàng thường gặp ở vịt con, vịt trưởng thành ít biểu hiện triệu chứng lâm sàng, vịt mang trùng và bài xuất vi khuẩn ra ngoài theo phân.

Đường truyền lây bệnh do Salmonella gây nên trên vịt chủ yếu qua

đường tiêu hoá. Thức ăn bị ô nhiễm, đặc biệt là thức ăn có nguồn gốc động vật như bột xương, bột cá, bột thịt...là một trong các nguyên nhân lây lan dịch bệnh. Kết quả điều tra của Phạm Hồng Ngân và cs, (1994)[26] cho thấy tỷ lệ nhiễm Salmonella từ các nguyên liệu thức ăn là khá cao và là nguyên nhân

gây nên một ổ dịch. Nhưng một trong những phương thức truyền lây quan trọng nhất của bệnh PTH vịt là truyền dọc - truyền trực tiếp qua trứng. Vi khuẩn Salmonella từ vịt mẹ, ổ đẻ, máy ấp, phân... xâm nhập vào trứng rồi

nhân lên trong phôi.

Vệ sinh môi trường kém, nước và thức ăn bị ô nhiễm, mật độ nuôi quá dày, stress do vận chuyển, thời tiết thay đổi đột ngột, vịt bị nhiễm ký sinh trùng hoặc bị các bệnh do virus gây ra đều là các yếu tố làm cho vi khuẩn

Salmonella có cơ hội xâm nhập và gây bệnh.

1.3.4. Quá trình gây bệnh

* Giai đoạn 1: Xâm nhập vào đường tiêu hoá

Vi khuẩn Salmonella có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô

hấp, tổ chức liên kết nhưng con đường chính là qua đường miệng và tập trung ở ruột. Xâm nhập vào ruột non, ruột già là giai đoạn đầu tiên và cần thiết cho quá trình gây bệnh. Quá trình này có sự tham gia tích cực của các thành phần trên bề mặt tế bào vi khuẩn đặc biệt là pili (Fimbriae). Fimbriae giúp tế bào vi khuẩn gắn vào điểm tiếp nhận trên tế bào biểu mô nhung mao ruột gây lên quá trình bệnh lý. Các yếu tố đề kháng không đặc hiệu như: dịch vị dạ dày,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khả năng nhu động của ruột non, màng nhầy, men Lysosyme và hệ vi khuẩn đường ruột có tác dụng ngăn cản quá trình bám dính của tế bào vi khuẩn lên tế bào biểu mô nhung mao ruột bằng cách che phủ các điểm tiếp nhận đặc hiệu đối với các yếu tố bám dính của vi khuẩn.(Bela Toth, (1985)[47].

* Giai đoạn 2: Tấn công các tế bào biểu mô ruột

Sau khi bám vào điểm tiếp nhận đặc hiệu, vi khuẩn Salmonella gây

lên các biến đổi màng tế bào biểu mô nhung mao ruột đặc biệt vùng hồi tràng và kết tràng rồi xâm nhập vào bên trong tế bào biểu mô. Vi khuẩn có khả năng nhân lên bên trong tế bào rồi lan sang tế bào bên cạnh hoặc bị bắt giữ bởi tế bào thực bào. Khả năng vi khuẩn sống sót và nhân lên bên trong tế bào thực bào là yếu tố quyết định hậu quả của quá trình bệnh. Cư trú bên trong tế bào, vi khuẩn có thể tránh được các tác động của kháng sinh, kháng thể và bổ thể. Để tồn tại vi khuẩn cần chống lại các yếu tố bất lợi bên trong tế bào đại thực bào như: các chất hoá học trung gian (O2 hoạt động, H2O2), pH thấp, lượng Fe2+

hạn chế trong tế bào. Quá trình viêm ruột dẫn đến phá huỷ thành mạch, biến đổi các tế bào biểu mô nhung mao ruột, thoái hoá hoại tử tế bào ruột, phá huỷ tế bào biểu mô gây lắng đọng fibrin dẫn đến phá huỷ thành ruột. Vi khuẩn còn tập trung tại các mảng payer thành ruột và gây biến đổi bệnh lý tại đó.(Timoney và cs, 1988)[77].

* Giai đoạn 3: Kích thích bài xuất dịch thể

Phản ứng viêm do quá trình xâm nhập tế bào ruột của vi khuẩn là một yếu tố quan trọng kích thích bài xuất dịch thể. Prostaglandins được giải phóng trong quá trình viêm đã hoạt hoá Adenylate cyclase - một enzyme có mặt trong màng tế bào biểu mô nhung mao ruột, chính enzyme này xúc tác chuyển hoá ATP thành AMPc. AMPc nội bào tăng lên dẫn đến quá trình bài xuất Na+

, Cl-, H2O ra khỏi tế bào vào xoang ruột. Song song với các quá trình trên các chất hoạt động thành mạch quản do phản ứng viêm tạo ra đã làm tăng tính thấm thành mạch dẫn đến bài xuất dịch thể (Timoney và cs, 1988)[77].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nội độc tố (Endotoxin) được giải phóng từ tế bào vi khuẩn gây phản ứng toàn thân như: sốt, xuất huyết, tăng số lượng bạch cầu trong máu, hạ huyết áp, giảm lượng đường glycogen trong gan, hạ đường huyết, rối loạn trung khu tuần hoàn và hô hấp, gây nên phản ứng shock (Timoney và cs, 1988)[77].

1.3.5. Triệu chứng

Ở vịt con: bệnh thường ở thể cấp tính biểu hiện triệu chứng: cánh sã,

lông xù, bỏ ăn, khát nước, ỉa chảy, phân màu trắng nhầy mùi thối khắm, lông vùng lỗ huyệt nhớp dính phân bết vào nhau, bụng sưng to do cục lòng đỏ chưa tiêu hết, ruột viêm làm cho vịt đau bụng kêu luôn mồm. Vịt dồn lại gần nguồn nhiệt, một số vịt biểu hiện triệu chứng viêm khớp, què chân.

Tỷ lệ chết phôi cao, vịt chết ngay trong lò ấp hoặc chết ngay trong những ngày đầu mới nở. Ở đàn vịt con bị bệnh Salmonellosis có hai cao điểm chết:

+ Tập trung vào tuần tuổi đầu: là những con nhiễm trùng từ mẹ, nhiễm trùng trong máy ấp nở.

+ Khoảng 18 - 20 ngày tuổi: là những con nhiễm trùng sau khi nở. Ở những đàn nuôi tập trung, mật độ nuôi quá dày, thức ăn mất cân đối về tỷ lệ các thành phần dinh dưỡng nhất là khẩu phần thiếu vitamin A, các yếu tố stress… càng làm cho bệnh phát triển mạnh. Triệu chứng bệnh thể hiện rõ và điển hình nhất là ở vịt con trong 2 tuần tuổi đầu tiên (Timoney và cs, 1988)[77].

Ở vịt lớn: con bệnh bỏ ăn, ủ rũ, xù lông, sã cánh, liệt chân và ỉa chảy

nặng, phân loãng nhiều nước bọt vàng như cám. Trong một số trường hợp có thể thấy vịt chết trên nền chuồng trước khi có những biểu hiện triệu chứng lâm sàng thường ít gặp, con bệnh thường ở trạng thái mang trùng, vi khuẩn cư trú ở buồng trứng, ống dẫn trứng, ổ khớp… Con vật viêm buồng trứng, viêm ruột làm cho bụng sưng to và có dáng đứng của chim cánh cụt. Vịt bệnh thiếu máu, gầy sút nhanh, tỷ lệ đẻ giảm hoặc ngừng hẳn, trứng thay đổi hình dạng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bị méo mó, đầu to đầu nhỏ giống quả đào, vỏ xù xì có vệt máu hoặc không có vỏ đá vôi, lòng đỏ lẫn máu. (Bela Toth, (1985)[47].

1.3.6. Bệnh tích

Ở vịt con: bệnh ở thể cấp tính thường không thể hiện bệnh tích rõ. Trường hợp bệnh kéo dài những tổn thương bệnh lý biểu hiện: xuất huyết tổ chức liên kết dưới da và tổ chức nhu mô các cơ quan nội tạng, các vùng hoại tử nhỏ lan tràn ở gan, tim, lách sưng to màu tím sẫm. Biến đổi đặc trưng nhất ở manh tràng với những ổ hoại tử và vết loét lan tràn, trực tràng cũng bị sưng lốm đốm điểm xuất huyết to bằng đầu mũi kim hoặc đầu đinh ghim. Đôi khi viêm màng ngoài tim, viêm túi khí, khớp đầu gối và khớp cánh viêm làm con vật què, liệt chân, sã cánh.

Ở vịt lớn: những tổn thương bệnh lỵ ít gặp trong các trường hợp cấp tính ở vịt trưởng thành. Bệnh tích thể hiện: xuất huyết lớp mỡ vành tim, gan, ruột non, manh tràng, ruột già, hậu môn… lách sưng to màu tím sẫm như quả mận chín, tim, gan có những ổ hoại tử lan tràn.

Trong trường hợp bệnh ở thể mãn tính: xác chết gầy, xoang bụng chứa nhiều dịch rỉ viêm. Vi khuẩn cư trú ở buồng trứng, ống dẫn trứng gây nên những biến đổi bệnh tích đặc trưng: buồng trứng viêm thoái hoá, trứng biến dạng, vỡ long đỏ gây viêm dính và hoại tử các cơ quan phủ tạng. Tuy nhiên, các trường hợp bệnh lý như mô tả ở trên thường ít gặp, phần lớn vịt chuyển sang trạng thái thể khoẻ mang trùng.

1.3.7. Chẩn đoán

Theo Timoney và cs (1988)[77] để chẩn đoán chính xác bệnh do

Salmonella gây ra trên vịt cần phải dựa vào nhiều phương pháp khác nhau.

Những phương pháp sau đây đang được áp dụng rộng rãi trong quá trình chẩn đoán bệnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.3.7.1. Chẩn đoán dịch tễ học

Bệnh thường xảy ra quanh năm và hay gặp ở vịt con từ những ngày đầu sau khi nở. Tỷ lệ chết phôi cao, tỷ lệ nuôi sống thấp là dấu hiệu đầu tiên nghi ngờ bệnh do Salmonella gây ra.

Căn cứ vào tính chất lưu hành bệnh quanh năm cũng như công tác điều tra, chăm sóc, quản lý, ô nhiễm môi trường, thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi… có thể giúp cho công tác chẩn đoán được tốt hơn.

1.3.7.2. Chẩn đoán lâm sàng

Dựa vào các triệu chứng, bệnh tích và biến đổi giải phẫu bệnh lý tổ chức đại thể để kết luận chẩn đoán sơ bộ ban đầu.

1.3.7.3. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm Chẩn đoán vi khuẩn học: Chẩn đoán vi khuẩn học:

- Phân lập vi khuẩn Salmonella trực tiếp từ phân, lách, chất chứa trong manh tràng… Phết kính nhuộm Gram rồi xem dưới kính hiển vi quan sát hình thái, tính chất bắt màu và các cấu trúc đặc biệt (lông, nha bào, giáp mô…) của vi khuẩn nếu có.

- Nuôi cấy vi khuẩn:

Nuôi cấy vào môi trường thích hợp: từ môi trường tăng sinh không chọn lọc BPW, bệnh phẩm được cấy chuyển sang môi trường tăng sinh chọn lọc MSRV (để kiểm tra sự di động của vi khuẩn Salmonella) và môi trường

Muller Kauffmann.

Đọc kết quả: trên môi trường MSRV vi khuẩn mọc lan ra xung quanh giọt canh khuẩn. Ở môi trường Muller Kauffmann hỗn dịch có thể biến đổi màu sắc.

Từ môi trường MSRV (lấy ở vị trí vi khuẩn lan xa nhất) ria cấy sang đĩa thạch Rambach, để tủ ấm 370C/18 - 24h. Khuẩn lạc Salmonella tròn trơn, nhẵn bóng, có màu đỏ hoặc hồng cánh sen. Sau đó từ ống tăng sinh Muller Kauffmann (trước khi lấy phải dùng máy lắc đều hỗn dịch trong ống) ria cấy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sang đĩa thạch XLT4. Cấy làm 3 đường cấy và thưa dần để tách khuẩn lạc

Một phần của tài liệu phân lập, xác định vai trò gây bệnh của salmonella typhimurium và salmonella enteritidis trên đàn vịt tại một số huyện thuộc tỉnh hưng yên và biện pháp phòng trị (Trang 31 - 113)