3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.6.1. Các yếu tố không phải là độc tố
+ Kháng nguyên O, K, H:
Kháng nguyên O là yếu tố giúp vi khuẩn chống lại khả năng phòng vệ của vật chủ, phát triển trong tế bào tổ chức, chống lại sự thực bào của đại thực bào (Morris và cs, 1976)[65].
Khi thay đổi số lượng và chất lượng các hợp chất của kháng nguyên O sẽ dẫn đến sự thay đổi tính chất gây bệnh của vi khuẩn. Thành phần 9, 12 ở kháng nguyên O của vi khuẩn S. enteritidis được thay bằng thành phần 1, 4,
12 sẽ làm cho vi khuẩn không còn độc nữa, nhưng nếu trả lại thành phần cũ vi khuẩn lại có độc lực. Thí nghiệm tương tự cũng được làm với S. cholerae suis và S. typhimurium.
Kháng nguyên H: không có ý nghĩa trong việc tạo ra miễn dịch phòng bệnh, không quyết định yếu tố độc lực, nhưng kháng nguyên H có ý nghĩa bảo vệ vi khuẩn không bị tiêu diệt trong quá trình thực bào. Chúng giúp vi khuẩn nhân lên trong tế bào gan, thận và cả tế bào đại thực bào (Weinstein và cs, 1984)[79].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo Lê Văn Tạo (1993)[39] trên mỗi tế bào vi khuẩn Salmonella có từ 2 đến 400 Fimbriae, với chức năng là giúp vi khuẩn bám dính vào tế bào
nhung mao ruột non để gây bệnh
Kháng nguyên K tạo hàng rào bảo vệ giúp vi khuẩn chống lại tác động ngoại cảnh và hiện tượng thực bào (Nguyễn Như Thanh, 2001)[42].
+ Yếu tố bám dính:
Theo Lê Văn Tạo (1993)[39] trên mỗi tế bào vi khuẩn Salmonella có từ 2 đến 400 Fimbriae, với chức năng là giúp vi khuẩn bám dính vào tế bào
nhung mao ruột non để gây bệnh
Khả năng bám dính của vi khuẩn là yếu tố gây bệnh quan trọng, là bước đầu tiên của quá trình gây bệnh của vi khuẩn đường ruột, đó là quá trình liên kết vững chắc giữa bề mặt của vi khuẩn với bề mặt của tế bào vật chủ. Quá trình bám dính: Trước hết, vi khuẩn liên kết với từng phần của bề mặt tế bào; tiếp theo là quá trình hấp phụ và cuối cùng là quá trình tương tác giữa yếu tố bám dính của vi khuẩn (đó là phân tử Fimbriae type I) với điểm tiếp
nhận trên bề mặt của tế bào (Nguyễn Như Thanh, 2001)[42].
Đỗ Trung Cứ và cs (2003)[6] cho biết 100% các chủng S. typhimurium phân lập từ lợn bị Phó thương hàn đều có khả năng bám dính trên bề mặt tế bào Vero với tỷ lệ cao (từ 70,76% - 93,48%), tương đương với khả năng bám dính của chủng S. typhimurium chuẩn.
+ Khả năng xâm nhập:
Vi khuẩn xâm nhập được vào trong tế bào biểu mô ruột là bước cần thiết của quy trình gây bệnh. Sự xâm nhập của Salmonella vào tế bào biểu mô ruột là một quá trình tổng hợp gồm nhiều yếu tố tham gia.
Sau khi tiếp cận tế bào vật chủ, vi khuẩn Salmonella tác động làm tăng hàm lượng Ca++
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cấu trúc, hình dạng các sợi actin, biến đổi màng tế bào, dẫn đến hình thành giả túc bao vây tế bào vi khuẩn dưới dạng các không bào chứa vi khuẩn. Sau đó,
Salmonella được xâm nhập vào trong tế bào, tồn tại, tiếp tục phát triển nhân lên với số lượng lớn và phá vỡ tế bào vật chủ, sản sinh enterotoxin, làm xuất hiện quá trình tiêu chảy của vật chủ. Các hạch viêm tích nước, biểu hiện viêm hạch có thể là hệ quả của đáp ứng xâm nhiễm của Salmonella (Frost và cs,
1997)[59].
Theo Barrow và cs (1999) gene Plasmid không những tham gia trong quá trình xâm nhập, mà chúng còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống sót và tồn tại của vi khuẩn bên trong tế bào vật chủ (trích theo Đỗ Trung Cứ và cs, (2003)[6]).
+ Khả năng tổng hợp sắt của Salmonella:
Đây khả năng quan trọng của Salmonella, là yếu tố làm suy yếu khả
năng chống đỡ của vật chủ do thiếu sắt và đồng thời giúp vi khuẩn tăng nhanh về số lượng. Vi khuẩn Salmonella có phản ứng với sự thay đổi cơ chế chu
chuyển sắt; khi quá trình tổng hợp sắt bị ức chế, chúng sẽ chuyển toàn bộ protein mang, điều phối sắt lên bề mặt của vi khuẩn làm cho khả năng hấp thụ sắt tăng cường một cách tích cực.
+ Khả năng kháng kháng sinh:
Việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc kháng sinh để phòng, trị bệnh, kích thích tăng trưởng gia súc, gia cầm, xử lý môi trường… đã tạo ra nhiều giống vi khuẩn có khả năng kháng thuốc, giúp vi khuẩn tồn tại rất lâu trong cơ thể người, vật nuôi và môi trường.
Kneckner và cs (1997)[63] cho rằng ở những vi khuẩn đã có sẵn yếu tố gây bệnh lại cộng thêm khả năng kháng kháng sinh sẽ tăng tính chất gây bệnh của vi khuẩn lên gấp bội. Salmonella là một thí dụ trong các giống vi khuẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đó. Ở những vi khuẩn đã có sẵn những yếu tố gây bệnh lại có thêm khả năng kháng kháng sinh sẽ tăng tính chất gây bệnh của vi khuẩn lên gấp bội.
Khả năng kháng kháng sinh của Salmonella có thể thay đổi, phụ thuộc
vào địa phương và thời điểm làm kháng sinh đồ, loại vật nuôi.
Theo Tô Liên Thu (2004)[44] các chủng Salmonella phân lập từ thịt gà kháng lại các loại kháng sinh thông thường như Streptomycin, Ampicillin, Tetracyclin với tỷ lệ cao. Nhiều chủng Salmonella có đặc tính đa kháng, có những chủng kháng lại 8 loại kháng sinh.
Phùng Quốc Chướng (2005)[10] cho biết tại Đăk Lăk, khi làm kháng sinh đồ với Salmonella phân lập từ gia súc, giai đoạn 1993 - 1995, mức độ kháng thuốc của Salmonella còn ít; giai đoạn 1996 - 1998 tỷ lệ các chủng Salmonella kháng thuốc có chiều hướng tăng, cao nhất là đối với Penicillin
(56,66%), Streptomycin (53,33%), Sulfaguanidin (36,66%), Ampicillin (26,66%); giai đoạn 1999 - 2003, Salmonella có tỷ lệ kháng với Ampicillin
lên tới 93,75%…