3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.6. Kết quả xác định kháng nguyên bám dính của vi khuẩn Salmonella
phân lập đƣợc
Để nghiên cứu khả năng gây bệnh của một số loài vi khuẩn, một trong những yếu tố được đánh giá có ý nghĩa quan trọng là khả năng bám dính vào tế bào của vật chủ, đây là bước quan trọng đầu tiên để thực hiện quá trình gây bệnh. Chúng tôi tiến hành xác định khả năng này qua phương pháp ngưng kết trực tiếp hồng cầu gà. Trong đó lấy kết quả dương tính khi
Tỷ lệ (%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngưng kết ở hiệu giá có độ pha loãng cao nhất. Kết quả nghiên cứu xác định khả năng ngưng kết của các chủng vi khuẩn Salmonella được thể hiện
trên bảng 3.9.
Bảng 3.9: Kết quả phản ứng ngƣng kết trực tiếp hồng cầu của các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập đƣợc
Độ PL CK Số chủng VK Số mẫu ngƣng kết Mức độ ngƣng kết Đối chứng + ++ +++ ++++ Âm tính n % n % n % n % n % n % n % 1/2 15 13 86,66 6 40,00 4 26,66 2 13,33 1 6,66 2 13,33 0 0 1/4 15 12 80,00 5 33,33 4 26,66 2 13,33 1 6,66 3 20,00 0 0 1/8 15 10 66,66 4 26,26 3 20,00 2 13,33 1 6,66 5 33,33 0 0 1/16 15 8 53,33 4 26,26 2 13,33 1 6,66 1 6,66 7 46,66 0 0 1/32 15 5 33,33 3 20,00 2 13,33 0 0 0 0 10 66,66 0 0 1/64 15 4 18,18 2 13,33 2 13,33 0 0 0 0 11 73,33 0 0 1/128 15 1 6,66 1 6,66 0 0 0 0 0 0 14 93,33 0 0 1/256 15 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 15 100,0 0 0
Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy trong 15 chủng vi khuẩn Salmonella phân
lập được từ vịt, ở hiệu giá 1/2 số chủng có khả năng ngưng kết là 13/15 chiếm 86,66% số chủng Salmonella phân lập được. Mức ngưng kết chiếm số lượng
cao nhất là 1 (+) với 6/15 chủng (40,00%), tiếp đó là các mức ngưng kết 2 (++) với 4/15 chủng (36,66%), mức ngưng kết 3 (+++) với 2/15 chủng (13,33%) và mức ngưng kết 4 (++++) số chủng 1/15 (6,66%). Mức ngưng kết và tỷ lệ giảm thấp ở hiệu giá 1/32, tổng số chủng ngưng kết còn 5/15 (33,33%), trong đó tập trung chủ yếu ở mức 1 (+) là 3/15 (20,00%) và mức 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(++) là 2/15 (13,33%). Với hiệu giá 1/64, số chủng có khả năng ngưng kết giảm còn 4/15 chủng (26,66%), trong đó ở mức ngưng kết 1 (+) và ở mức 2 (++) còn 2 chủng (13,33%). Tới hiệu giá 1/128 chỉ còn 1 chủng, trong đó 1 chủng ngưng kết ở mức 1 (+) là (6,66%). Khi nghiên cứu ở hiệu giá 1/256, không còn chủng ngưng kết ở hiệu giá này.
Theo Jones và Richardson (1981)[60] những vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hoá thì thường có khả năng bám dính cố định vào lớp niêm mạc của ruột bởi yếu tố bám dính (Fimbriae), sau khi đã bám dính, vi khuẩn xâm nhập vào các lớp tế bào tổ chức bên trong. Với độc lực, độc tố gây bệnh, vi khuẩn phá huỷ riềm bàn chải của niêm mạc ruột, gây rối loạn quá trình trao đổi muối, nước cùng các chất điện giải làm nước từ ngoài tổ chức trong cơ thể bị hấp thu nhiều vào ruột gây ra tiêu chảy.