Tác giả Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương (2000) [21] cho rằng việc đốn chè có những tác dụng sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Loại trừ các Cấp cành yếu, không có khả năng phát sinh và nuôi dưỡng búp mới.
- Tạo tán to, tăng mật độ cành và mật độ búp trên tán tạo điều kiện tốt để tăng sản lượng.
- Làm cho cây chè luôn trong trạng thái sinh trưởng sinh dưỡng, hạn chế sự ra hoa kết quả.
- Đốn chè còn có tác dụng thay thế một phần hoặc toàn bộ bộ khung tán cũ bằng bộ khung tán mới (đối với những nương chè già, cằn cỗi).
- Đốn chè làm cho cây chè có độ cao thích hợp vừa tầm hái và chăm sóc, tăng năng suất lao động.
Căn cứ vào tình hình sinh trưởng của chè, khả năng cho năng suất của nương chè, căn cứ vào tuổi chè, độ cao của cây chè tác giả Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương (2000) [21] đã đưa ra một số hình thức đốn sau:
* Đốn phớt:
Hình thức này được áp dụng cho các nương chè sinh trưởng bình thường, có khả năng cho năng suất, có độ cao thích hợp với quá trình canh tác.
Là hình thức đốn hàng năm nhằm loại trừ các cành nhỏ, cành tăm hương trên tán, xúc tiến sự phát sinh phát triển búp mới.
Kỹ thuật đốn: Đốn cao hơn vết đốn cũ 3 – 5 cm, đốn bằng. Dụng cụ đốn: Máy đốn hoặc dao.
* Đốn lửng:
Sau một số năm liên tục đốn phớt làm cho cây chè có chiều cao tăng dần, quá tầm hái, mật độ cành trên tán quá dầy, búp nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng.
Trường hợp cây chè vẫn cho năng suất khá nhưng do cây quá cao gây khó khăn cho việc thu hái và chăm sóc cũng tiến hành đốn lửng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kỹ thuật đốn: Đốn cao 60 – 65 cm và 70 – 75 cm (đối với nương chè vẫn cho năng suất khá nhưng quá cao), đốn tán bằng.
Dụng cụ đốn: Máy đốn hoặc dao.
* Đốn đau:
Những cây chè đã đốn lửng nhiều lần, cành nhiều mấu, cây phát triển kém, năng suất giảm rỏ rệt thì tiến hành đốn đau nhằm thay thế một phần bộ khung tán.
Kỹ thuật đốn: Đốn cách mặt đất 40 – 45 cm, đốn bằng tán, vết đốn phẳng, vát vào phía trong.
Dụng cụ đốn: Dùng dao sắc để đốn.
* Đốn trẻ lại:
Những nương chè già, cằn cỗi qua nhiều lần đốn đau, cây có hiện tượng thay tán (mầm vượt phát triển, thân cây bị sâu hại nặng, năng suất giảm rõ rệt thì tiến hành đốn trẻ lại nhằm thay thế toàn bộ khung tán cũ bằng bộ khung tán mới, kéo dài nhiệm kỳ kinh tế của nương chè.
Kỹ thuật đốn: Đốn cách mặt đất 10 – 15 cm, vết đốn nhẵn không dập nát. Dụng cụ đốn: Dao sắc.