Giống chè TRI777

Một phần của tài liệu nghiên cứu trồng mới trong cải tạo các nương chè già, cằn cỗi tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 32 - 83)

* Nguồn gốc: Giống chè TRI777 có nguồn gốc từ chè Shan Chồ Lồng,

Mộc Châu, được người Pháp nhập vào Srilanca năm 1937. Qua quá trình chọn

lọc, giống chè TRI777 đã được công nhận thành giống quốc gia của Srilanca.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Đặc điểm:

- Hình thái: Giống chè TRI777 thuộc biến chủng chè Shan, thân gỗ nhỡ, lá có mầu xanh đậm, lá dài, chóp lá nhọn, búp có tuyết

- Khả năng sinh trưởng: Giống chè TRI777 có khả năng cho năng suất khá, chống chịu tốt, góc độ phân cành thấp, tán tương đối rộng.

- Chất lượng: Giống chè TRI777 thuộc biến chủng chè Shan, có hương

thơm mạnh, thích hợp làm nguyên liệu chế biến chè xanh.

* Mức phổ biến: Giống TRI777 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn cho khu vực hóa năm 1989.

Hình 2: Một phần diện tích thí nghiệm 3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu

3.2.1. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2010.

3.2.2. Địa điểm nghiên cứu

- Các thí nghiệm được bố trí tại thôn Khuổi Chủ, xã Như Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nghiên cứu điều tra được thực hiện trên địa bàn 3 xã Quảng Chu, Như Cố, Yên Đĩnh – huyện Chợ Mới – tỉnh Bắc Kạn.

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Điều tra hiện trạng sản xuất chè

* Điều tra điều kiện tự nhiên

* Điều tra hiện trạng sản xuất chè của huyện Chợ Mới

- Điều tra, phân loại các nương chè của huyện Chợ Mới theo tuổi chè. - Điều tra, phân loại các nương chè của huyện Chợ Mới theo cơ cấu giống. - Điều tra đặc điểm sinh trưởng và năng suất của một số nương chè trên 20 tuổi.

3.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cải tạo nương chè già cỗi

3.3.2.1. Nghiên cứu kỹ thuật đốn trong cải tạo các nương chè già , cằn cỗi bằng phương pháp trồng thay thế.

3.3.2.2. Nghiên cứu thời vụ trồng thích hợp đối với cây chè con trồng mới trên nương chè già, cằn cỗi đã cải tạo. trên nương chè già, cằn cỗi đã cải tạo.

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Điều tra các điều kiện tự nhiện, kinh tế xã hội của huyện Chợ Mới theo phương pháp thu thập thông tin từ các nguồn: Cục Thống kê, Đài khí tượng thủy văn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Mới…

Điều tra hiện trạng sản xuất chè bằng phương pháp điều tra toàn diện, phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện và Cán bộ Nông Lâm Nghiệp các xã, thị trấn trong huyện. Điều tra theo phương pháp điều tra đáng giá nhanh nông thôn RRA (Rapid Rural Appraisal) và điều tra có sự tham gia của người dân PRA (Participatory Rural Appraisal).

3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (Complete Random Block Design) với 3 lần nhắc lại, sơ đồ thí nghiệm được bố trí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bằng phần mềm IRRISTAT 5.0, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 30 m2 (mỗi ô thí

nghiệm rộng 4 hàng chè, chiều dài 5,77m).

* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp đốn nương chè cũ đến sinh trưởng của nương chè cũ và của cây chè con trồng mới.

- Mô tả thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí trên nương chè già cỗi. Cây chè con trồng mới được trồng theo quy trình hiện hành (446/2001/TCN).

- Công thƣ́c thí nghiệm: 5 công thức

CT1: Đốn phớt (Đốn cách vết đốn cũ 3-5cm)

CT2: Đốn lửng (Đốn cách mặt đất 60-65cm)

CT3: Đốn đau (Đốn cách mặt đất 40-45cm)

CT4: Đốn trẻ lại (Đốn cách mặt đất 12-15cm) CT5: Phá bỏ hoàn toàn nương chè cũ (đ/c)

- Giống chè trồng mới : Giống chè TRI 777 được trồng giữa hai hàng chè cũ.

Tiêu chuẩn cây giống đem trồng:

 Chiều cao cây 25-30cm.

 Đường kính gốc từ 3-5mm.

 Có từ 6-8 lá thật, thân hóa nâu>1/2.

 Sạch sâu bệnh.

-Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

Dải bảo vệ I CT2 CT4 CT3 CT1 CT5 II CT1 CT3 CT4 CT5 CT2 III CT5 CT4 CT2 CT3 CT1 Dải bảo vệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thời vụ trồng đến sinh trưởng và phát triển của cây chè co n trồng mới trên nương chè già , cằn cỗi đã đốn cải tạo.

- Mô tả thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí trên nương chè già cỗi đốn lửng (đốn cách mặt đất 60 – 65cm). Cây chè con trồng mới được trồng theo quy trình hiện hành (446/2001/TCN).

- Công thức thí nghiệm: 5 công thức CT1: Vụ Xuân - trồng tháng 3

CT2: Vụ Xuân - trồng tháng 4 CT3: Vụ Thu - trồng tháng 7 CT4: Vụ Thu - trồng trồng tháng 8 CT5: Vụ Thu - trồng tháng 9 (đ/c)

- Giống chè trồng mới: TRI777

Tiêu chuẩn cây giống đem trồng:

 Chiều cao cây 25-30cm.

 Đường kính gốc từ 3-5mm.

 Có từ 6-8 lá thật, thân hóa nâu>1/2.

 Sạch sâu bệnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

Dải bảo vệ

I CT1 CT4 CT3 CT5 CT2

II CT5 CT1 CT3 CT4 CT2

III CT1 CT3 CT2 CT4 CT5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

+ Mỗi ô thí nghiệm chọn 10 cây, cố định để theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển.

+ Đối với nương chè cũ:

- Theo dõi tỷ lệ sống sau đốn: theo dõi vào các thời điểm 6 tháng và 12 tháng sau khi đốn.

- Theo dõi chiều cao cây: Dùng thước đo từ mặt đất đến bề mặt tán vào sau khi đốn cải tạo và tháng 12 hàng năm trước khi đốn

- Theo dõi độ rộng tán: Dùng thước đo chỗ rộng nhất vào sau khi đốn cải tạo và tháng 12 hàng năm trước khi đốn.

- Độ dầy tầng tán: Đo từ vết đốn cuối năm đến vị trí cao nhất mặt trên của tán, đo một lần vào tháng 11.

- Theo dõi tình hình sâu bệnh hại: Rầy xanh, nhện đỏ, Bọ cánh tơ, Bọ xít muỗi.

 Rầy xanh: Dùng khay nhôm hoặc men kích thước 35x25x5cm dưới đáy

có tráng một lớp dầu hỏa (hoặc nước xà phòng đặc) đặt nghiêng 450

dưới gậm, rìa tán chè dùng tay đập mạnh 3 đập, sau đó đếm số rầy trong khay. Mỗi công thức điều tra 5 điểm, mỗi điểm điều tra 3 khay:

 Bọ cánh tơ: Hái 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 20 búp cho vào túi nilon đem

về phòng đếm số bọ cánh tơ trên từng búp và tính: Số cây sống

Tỷ lệ sống (%) = x 100 Tổng số cây lấy mẫu

Tổng số bọ cánh tơ Số con/búp =

Tổng số búp lấy mẫu (100) Tổng số rầy điều tra Số con/khay = Tổng số khay điều tra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

 Bọ xít muỗi: Mỗi ô thí nghiệm hái 100 búp chè tại 5 điểm, sau đó đếm số

búp bị hại:

 Nhện đỏ: Mỗi ô thí nghiệm hái 100 lá chè tại 5 điểm, sau đó đếm số nhện:

- Theo dõi số lứa hái và năng suất:

 Số lứa hái: theo dõi số lứa hái thực tế trong năm.

 Năng suất: theo dõi năng suất thực tế tính ra tạ tươi/ha.

+ Đối với cây chè con trồng mới: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Theo dõi chiều cao cây: Dùng thước đo từ cổ rễ đến chỗ cao nhất của tán. - Theo dõi đường kính gốc: đo cách mặt đất 5 cm (chỗ có đánh dấu để tránh hiện tượng mưa làm vùi lấp, đo bằng thước kẹp).

- Theo dõi độ rộng tán: lấy trung bình chiều rộng nhất.

- Theo dõi số cành cấp 1: Theo dõi số cành cấp 1 bằng phương pháp đếm thủ công. - Theo dõi tỷ lệ sống:

3.4.4. Phương pháp phân tích số liệu

- Số liệu được xây dựng thành cơ sở dữ liệu trong phần mềm Microsoft Excel 2007.

- Phân tích thống kê được tiến hành theo hướng dẫn của Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng (Đỗ Ngọc Oanh và CS, 2004) và sử dụng phần mềm thống kê IRRISTAT 5.0.

Số cây sống

Tỷ lệ sống (%) = x 100 Tổng số cây lấy mẫu

Tổng số búp bị hại %búp bị hại = Tổng số búp lấy mẫu (100) Tổng nhện điều tra Con/lá = Tổng số lá điều tra (100)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phần thứ tư

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả điều tra hiện trạng sản xuất chè huyện Chợ Mới

4.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Chợ Mới

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Chợ Mới là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Bắc Kạn, được thành lập từ tháng 8/1998 trên cơ sở tách một phần phía Nam của huyện Bạch Thông. Chợ Mới có diện tích trên 606 km2

, nằm ở vị trí trung tâm giữa Thái Nguyên và Bắc Kạn, dọc theo quốc lộ 3 nên có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.

4.1.1.2. Điều kiện đất đai, địa hình

* Đất đai: Chợ Mới là một huyện miền núi, cũng giống như các huyện miền núi khác, đồi núi chiếm một phần lớn diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới 76,87% tổng diện tích đất tự nhiên của Chợ Mới. Đất trồng cây hàng năm chỉ chiếm 6,06% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất trồng lúa chỉ chiếm 3,86%. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của vùng đồng bằng. Cũng theo bảng 4.1, hiện nay Chợ Mới còn 10,91% tổng diện tích đất tự nhiên chưa sử dụng, trong đó chủ yếu là diện tích đồi núi. Đất trên huyện Chợ Mới gồm mốt số loại chủ yếu sau:

- Đất Feranit vàng đỏ trên phiến thạch sét (FQs) diện tích gần 7984ha. Đây là loại đất có diện tích lớn, thích hợp với phát triển cây công nghiệp: chè, hồi, quế.

- Đất Feranit vàng nhạt trên sa thạch (Fs) diện tích là 4260ha, có tầng đất mỏng, đá lẫn tỷ lệ cao nên giành cho phát triển lâm nghiệp.

- Đất Feranit đỏ vàng trên đá biến chất (FQj) có diện tích 740ha, có thể phát triển cây lâm nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đất Feranit đỏ vàng trên đá biến chất (Fj) có diện tích 707ha. - Núi đá, sông suối: 409,6ha.

- Các loại đất phù sa, sông suối (Pb) đất dốc tụ trồng lúa nước, đất Feranit biến đổi do trồng lúa (Lf) với tổng diện tích 1170ha. Các loại đất này chủ yếu giành cho trồng lúa 1 vụ hoặc 2 vụ/năm.

Bảng 4.1. Cơ cấu đất đai của huyện Chợ Mới

TT Loại đất Diện tích Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 60.716,1 100,00 1 Đất nông nghiệp 5.448,7 8,97 1.1 Đất trồng cây hàng năm 3.682,1 6,06 - Đất trồng lúa 2.343,2 3,86 - Đất trồng cây hàng năm khác 1.338,9 2,21

1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.558,4 2,57 1.3 Đất đồng cỏ 47,7 0,08 1.4 Đất mặt nước 160,5 0,26 2 Đất lâm nghiệp 46.672,0 76,87 - Đất rừng tự nhiên 31.971,2 52,66 - Đất rừng trồng 14.700,8 24,21 3 Đất chuyên dùng 1.629,2 2,68 4 Đất ở 343,6 0,57 5 Đất chưa sử dụng 6.622,6 10,91 - Đất bằng chưa sử dụng 232,9 0,38

- Đất đồi núi chưa sử dụng 4.604,5 7,58

- Đất chưa sử dụng khác 1.785,2 2,94 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Địa hình: Nhìn chung địa hình huyện Chợ Mới bị chia cắt mạnh, nằm ở độ cao từ 80 - 600m so với mực nước biển. Tuy nhiên, phần lớn loại đất vàng đỏ trên phiến thạch sét (FQs) đều phân bố ở vùng có độ cao thấp, thuận lợi cho phát triển vùng nguyên liệu chè.

4.1.1.3. Điều kiện khí hậu

Bảng 4.2. Diễn biến thời tiết tại huyện Chợ Mới trong ba năm từ 2008 - 2010

Tháng, năm Nhiệt độ (Độ C) Độ ẩm (%) Lƣợng mƣa (mm) 2008 2009 2010 2008 2009 2010 2008 2009 2010 1 13,5 12,6 17,2 83,0 79,3 80,0 6,8 5,5 68,1 2 12,4 20,1 19,8 78,0 85,3 78,0 44,4 14,3 1,7 3 19,8 19,3 21,0 85,0 81,0 78,0 28,2 18,6 14,9 4 23,5 22,7 22,7 87,0 85,0 85,0 133,2 161,6 89,0 5 25,6 24,7 27,4 85,0 86,0 83,0 68,8 370,5 88,4 6 26,9 27,2 28,3 88,0 85,3 84,0 359,2 218,3 237,9 7 27,2 27,0 28,4 89,0 88,3 85,0 416,3 303,3 242,0 8 27,3 27,7 27,2 89,0 83,7 87,0 299,0 141,7 186,2 9 25,6 26,4 27,1 87,0 83,7 87,0 278,2 137,5 97,5 10 24,6 23,9 23,6 88,0 83,3 78,0 137,4 12,1 3,1 11 18,6 18,2 19,2 84,0 74,7 79,0 141,1 1,6 0,5 12 15,5 17,0 17,2 83,0 77,3 81,0 3,2 1,3 54,7 TB 21,7 22,2 23,3 85,5 82,7 82,1 1.915,81 1.386,31 1.084,01

(1): Tổng lượng mưa cả năm (Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn, 2011)

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình ba năm từ năm 2008 - 2010 là 22,40C, nhiệt độ bình quân từ tháng 6 đến tháng 9 ở khoảng 270C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trong vòng 3 năm là 12,60C. Trong thời gian nghiên cứu đề tài, nhiệt độ trung bình của các tháng từ tháng 01/2009 đến tháng 09/2010 đều ở mức cao, thích hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển đạt năng suất cao. Tổng tích ôn bình quân năm là 5.8500C, ít có sương muối, bình quân 0,3 ngày/năm vào tháng 12 và tháng 01.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình 3 năm từ năm 2008 – 2010 là 83,43%, tương đối thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Ẩm độ trung bình các năm đều trên 82%, tuy nhiên kết quả theo dõi 3 năm cho thấy ẩm độ không khí trung bình các năm có chiều hướng giảm. Điều này cho thấy mức độ phức tạp của diễn biến thời tiết ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng.

Lƣợng mƣa: Lượng mưa trung bình qua ba năm theo dõi đạt 1.462mm/năm từ năm 2008 đến nay lượng mưa qua các năm giảm dần, tình trạng khô hạn kéo dài, lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 8. Từ bảng số liệu trên cho thấy từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 4 năm 2010 lượng mưa rất thấp, hạn hán kéo dài ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây chè con trồng mới trên nương chè cải tạo.

Nhận xét: Điều kiện tự nhiên như trên là phù hợp với yêu cầu sinh trưởng, phát triển của cây chè, có thể phát triển vùng chè nguyên liệu, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến chè theo quy mô công nghiệp với công suất từ 10 - 15 tấn búp tươi/ngày, kết hợp với chế biến quy mô hộ gia đình phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

4.1.2. Kết quả điều tra phân loại các nương chè

4.1.2.1. Kết quả phân loại các nương chè theo độ tuổi

Việc phân loại các nương chè theo độ tuổi nhằm xác định được các biện pháp kỹ thuật hợp lý để tác động nâng cao hiệu quả sản xuất chè. Kết quả điều tra phân loại các nương chè Bảng 4.3 cho thấy: Diện tích các nương chè trên 20 tuổi của ba xã Quảng Chu, Yên Đĩnh và Như Cố chiếm tới 52,22% tổng diện tích chè. Trong đó tỷ lệ này ở xã Quảng Chu lớn nhất với 62,64% diện tích nương chè đã được trồng cách đây 20 năm. Tỷ lệ chè trên 20 tuổi trong ba xã điều tra thấp nhất với 27,14% tổng diện tích chè của xã. Đây là những nương chè Trung du, được trồng bằng hạt đã cằn cỗi, sức sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trưởng, khả năng cho năng suất và chất lượng đã giảm đáng kể. Diện tích các nương chè dưới 10 tuổi đang cho năng suất cao, ổn định chỉ chiếm 30,52% tổng diện tích chè của ba xã điều tra. Tỷ lệ các nương chè dưới 10 tuổi ở xã Như Cố cao nhất với 52,56% tổng diện tích, xã Quảng Chu có tỷ lệ này thấp

Một phần của tài liệu nghiên cứu trồng mới trong cải tạo các nương chè già, cằn cỗi tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 32 - 83)