Những nghiên cứu về sinh trưởng của cây chè khi trồng mới

Một phần của tài liệu nghiên cứu trồng mới trong cải tạo các nương chè già, cằn cỗi tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 27 - 30)

* Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây chè:

Thời kỳ cây chè con (thời kỳ kiến thiết cơ bản) là thời kỳ sau khi chè trồng xong, qua chăm sóc, đốn tạo hình, bắt đầu bước vào thời kỳ thu hoạch (thời kỳ sản xuất kinh doanh). Trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây chè chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, dinh dưỡng,...

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy trồng xen cây họ đậu và cây thân gỗ làm cây chè bóng có thể giúp cây chè sinh trưởng tốt hơn. Kết quả nghiên cứu của Lê Văn Khoa (1993) [10] Khi trồng xen trong 2-3 năm đầu có tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dụng làm hạ thấp nhiệt độ ở lớp đất mặt trong mùa nắng nóng chè không bị chết do táp lá.

Kết quả nghiên cứu của Hà Ngọc Ngô (dẫn theo Đỗ Ngọc Quỹ 1980) [16] Khi trồng xen cốt khí trong nương chè đã làm giảm được 10-12% lượng nước chảy trên bề mặt, tăng lượng nước thấm vào đất từ 6-15%, lượng đất bị rửa trôi giảm từ 31-57%.

Đặng Đình Chấn (1981) [4] đã chứng minh: trồng cây phân xanh (cỏ Stylosanther – Gracilic) có tác dụng làm tăng chất dinh dưỡng N, P, K và hàm lượng mùn trong đất đáng kể so với đất trước khi trồng cây phân xanh. Hàm lượng mùn tăng từ 3,8% lên 5,38%, Đạm tăng từ 0,13% lên 0,18% và lân tăng từ 0,017% lên 0,1%...

Tác giả Lê Văn Khoa và Phạm Cảnh Thanh (1988) [11] kết luận khi trồng xen cây cốt khí giữa hai hàng chè và cây keo lá tràm trên đường lô và đường bình độ có tác dụng làm tăng chất dinh dưỡng trong đất so với chè

trồng thuần, hàm lượng chất hữu cơ trong đất tăng 26%, N tăng 43%, P2O5

tăng 40%, K2O tăng 50%.

Những ưu điểm của cây cốt khí đã được tác giả Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1992) [26] đánh giá: đây là loại cây phân xanh rất thích hợp trong việc cải tạo và bảo vệ đất, không chỉ ở vùng đồi mà ngay cả ở vùng đất thấp, bờ mương và trong gia đình.

Theo Đỗ Ngọc Quỹ và Đỗ Ngọc Oanh (2006) [20] ở Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản không trồng cây bóng mát cho nương chè. Ngược lại ở Ấn Độ, Srilanka và Đông Phi đều trồng cây che bóng cho chè ở vùng thấp.

Khi nghiên cứu về mật độ cây che bóng cho chè tác giả Nguyễn Văn Thiệp (2006) [22] đã kết luận: Nếu thời tiết khô hạn kéo dài, nương chè được trồng cây che bóng với mật độ 170 – 230 cây/ha và độ che phủ cho nương chè 20 – 30%, nương chè có độ ẩm cao nhất. Nhưng nếu tăng mật độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cây che bóng, độ ẩm đất có xu hướng giảm hoặc những nương chè không trồng cây che bóng, độ ẩm đất cũng giảm.

Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Bình (2002) [2] cho rằng: Ở mật độ cây

muồng lá nhọn 170 cây/ha, mức che phủ 35%, năng suất búp giống chè PH1

đạt cao nhất. Khi mật độ cây che bóng càng tăng sẽ làm giảm kích thước mô dậu, độ dày biểu bì, mật độ khí khổng và số lục lạp trong mô dậu ít, năng suất giảm.

Theo Đinh Thị Ngọ (1996) [15] cành lá cây cốt khí khi trồng xen được vùi vào đất làm phân bón có những ưu điểm như khi bón phân chuồng. Do có tỷ lệ C/N trong thân cây thấp (tỷ lệ đạm cao) nên giúp cho quá trình phân giải nhanh, sau thời gian vùi 1 – 2 tháng có thể cung cấp chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng nói chung và cây chè nói riêng.

Theo Đỗ Ngọc Quỹ (1980) [19] trồng cây phân xanh vừa có tác dụng che phủ đất, chống xói mòn, vừa có tác dụng làm cho đất tốt hơn, giảm bớt cỏ dại, cung cấp chất hữu cơ nâng cao độ phì cho đất.

Theo Chu Xuân Ái và cộng sự (1999) [1] khi trồng xen cây phân xanh trên đồi chè kiến thiết cơ bản và tận dụng chất xanh bón cho chè sẽ góp phần tăng năng suất và cải thiện được lý tính của đất. Theo tác giả với việc sử dụng cây phân xanh thay thế phân chuồng vừa cải tạo tính chất đất vừa tăng năng suất cây chè.

Trong những biện pháp giữ ẩm, biện pháp tủ gốc bằng chất hữu cơ là biện pháp hiệu quả nhất. Vì vậy, với những nương chè khi trồng mới nên tiến hành trồng xen các loại cây phân xanh họ đậu vừa có tác dụng cải tạo đất chống xói mòn và sẽ có một lượng chất hữu cơ đáng kể để tủ gốc chè giữ ẩm khi trồng mới và suốt thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Đối với chè sản xuất kinh doanh hàng năm lượng cành lá chè được đốn vào cuối năm là rất lớn. Theo tác giả Đàm Lý Hoa (2002) [27] lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chất xanh cây chè để lại do đốn hàng năm từ 2,5 – 6 tấn/ha. Vì vậy biện pháp giữ lại toàn bộ cành lá chè tại nương chè sẽ là biện pháp giữ ẩm hữu hiệu nhất đối với nương chè sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu trồng mới trong cải tạo các nương chè già, cằn cỗi tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)