Nghiên cứu về kỹ thuật cải tạo nương chè già cỗi bằng phương pháp trồng

Một phần của tài liệu nghiên cứu trồng mới trong cải tạo các nương chè già, cằn cỗi tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 30 - 32)

trồng thay thế

Những năm 1990, Viện nghiên cứu Chè (Đỗ Văn Ngọc) đã phối hợp với Nông trường tháng 10 (Tuyên Quang) nghiên cứu kỹ thuật trồng mới nương chè bằng phương pháp trồng cải tạo, giống trồng mới được áp dụng là giống chè PH1 và TRI777. Sau thời gian 3 năm phá các cây chè giống cũ (giống Trung du quần thể) tạo nương chè giống mới, nhưng tình hình khi đó thị trường và sản xuất chè chưa có nhu cầu mở rộng diện tích, vì thế kỹ thuật này chưa được mở rộng. Những năm 1998 – 2004 trước yêu cầu của thực tế

sản xuất ở vùng chè Anh Sơn (Nghệ An) và các giống chè mới LDP1, LDP2

được áp dụng, trồng mới theo kỹ thuật trồng cải tạo được áp dụng rộng rãi có hiệu quả thiết thực trên qui mô lớn là giải pháp kỹ thuật có hiệu quả trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

việc mở rộng diện tích trồng các giống chè mới tại Nghệ An. Tuy nhiên kỹ thuật này vẫn chưa được nghiên cứu sâu và mới chỉ ở một số vùng địa lý nhất định. Vì vậy việc nghiên cứu để hoàn thiện để tìm ra các phương pháp đốn chè hợp lý nhất cho các chè cải tạo bằng phương pháp trồng thay thế là một yêu cầu cấp thiết.

Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu:

Các công trình nghiên cứu về kỹ thuật cải tạo nương chè già cỗi chủ yếu tập trung theo hướng hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác và nghiên cứu riêng rẽ. Các nghiên cứu đồng thời sinh trưởng của cây chè mới trồng trên nương chè cải tạo và năng suất nương chè cũ chưa sâu.

Các công trình nghiên cứu về kỹ thuật đốn tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng đốn đến năng suất của nương chè tuổi lớn đơn thuần. Chưa có nghiên cứu sâu về ảnh hưởng của các dạng đốn đến sinh trưởng của cây chè con trồng mới trên nương chè cải tạo bằng phương pháp trồng thay thế giống mới.

Trên cơ sở điều kiện sinh thái của Việt Nam, các nghiên cứu về thời vụ đã xác định được thời vụ trồng chè chung cho cả nước. Tuy nhiên những nghiên cứu thời vụ cụ thể cho các tiểu vùng khí hậu cụ thể chưa nhiều.

Do vậy, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu thêm về các kỹ thuật đốn và thời vụ trong cải tạo các nương chè cỗi bằng phương pháp trồng thay thế giống mới nhằm nâng cao hiệu quả đồng thời ổn định được đời sống cho người làm chè.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phần thứ ba

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu trồng mới trong cải tạo các nương chè già, cằn cỗi tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 30 - 32)