Ảnh hưởng của các phương pháp đốn đến số lứa hái và năng suất của cây chè cũ

Một phần của tài liệu nghiên cứu trồng mới trong cải tạo các nương chè già, cằn cỗi tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 50 - 52)

chè cũ trên nương chè cải tạo

Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp đốn đến năng suất của nương chè cũ nhằm tìm ra một phương pháp đốn cho năng suất cao đồng thời tạo điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kiện cho cây chè con trồng mới trên nương chè cải tạo sinh trưởng tốt. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.9 cho thấy:

Năm thứ nhất sau đốn: Số lứa hái của các CT tham gia thí nghiệm biến động trong khoảng từ 0 (CT4) đến 6 (CT1) lứa/năm. Trong khi đó năng suất của các CT tham gia thí nghiệm biến động từ 0 (CT4) đến 32,6 tạ/ha/năm (CT1). Năng suất của các CT tham gia thí nghiệm tỷ lệ thuận với số lứa hái/năm của chúng. Nhìn chung năng suất của các CT tham gia thí nghiệm trong năm đầu tiên sau khi đốn không cao. So với CT đối chứng là phá bỏ hoàn toàn nương chè cũ thì ngoại trừ CT4 không cho thu hoạch, tất cả các CT còn lại đều vẫn cho thu hoạch trong năm đầu tiên sau đốn.

Bảng 4.9. Ảnh hƣởng của các phƣơng pháp đốn đến số lứa hái và năng suất của nƣơng chè cũ trên nƣơng chè cải tạo bằng biện pháp trồng thay thế

Stt Chỉ tiêu

Công thức

Năm thứ nhất sau đốn Năm thứ hai sau đốn

Số lứa hái trên năm (lứa/năm) Năng suất (tạ/ha/năm) Số lứa hái trên năm (lứa/năm) Năng suất (tạ/ha/năm) 1 Đốn phớt 6 32,6 7 35,7 2 Đốn lửng 4 25,3 7 43,5 3 Đốn đau 2 0,8 5 26,3 4 Đốn trẻ lại 0 0 2 11,8 5 Phá bỏ hoàn toàn (Đ/c) 0 0 0 0

Năm thứ hai sau đốn: Số lứa hái cũng như năng suất của các CT tham gia thí nghiệm đều tăng so với năm đầu tiên sau đốn. Trong đó đáng đáng chú ý là CT2, năng suất của CT2 đã tăng từ 25,3 tạ/ha/năm trong năm thứ nhất lên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đến 43,5% trong năm thứ hai (tăng 71,9%), số lứa hái đã tăng từ 4 lứa/năm lên 7 lứa/năm. CT4 trong năm đầu không cho thu hoạch nhưng đến năm thứ hai cũng đã bắt đầu cho thu hoạch hai lứa búp với năng suất 11,8 tạ/ha/năm. CT1 đạt năng suất cao nhất ở năm đầu tiên sau đốn nhưng đến năm thứ hai tốc độ tăng năng suất không cao. Năng suất của CT1 ở năm thứ hai sau đốn đạt 35,7 tạ/ha/năm (tăng 12,25%).

Nhận xét: Các phương pháp đốn khác nhau có ảnh hưởng rất rõ ràng đến số lứa hái cũng như năng suất của nương chè cũ trên nương chè cải tạo. CT2 cho năng suất của nương chè sau đốn tương đối khá, đồng thời mức độ tăng năng suất trong các năm sau đốn rất cao. CT1 cho năng suất nương chè năm đầu tiên sau đốn cao nhất, tuy nhiên tốc độ tăng năng suất trong các năm tiếp theo không cao. So với CT đối chứng (phá bỏ hoàn toàn nương chè cũ), tất cả các CT thí nghiệm đều cho thu hoạch búp nên vẫn duy trì được thu nhập cho người sản xuất trong thời gian đầu cải tạo nương chè già cỗi bằng phương pháp trồng thay thế giống mới vào giữa hai hàng chè cũ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu trồng mới trong cải tạo các nương chè già, cằn cỗi tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)