trên 20 tuổi
Như đã phân tích ở Bảng 4.3, các nương chè có độ tuổi trên 20 chiếm 53,33% tổng diện tích chè hiện có trên địa bàn ba xã Quảng Chu, Như Cố và Yên Đĩnh của huyện Chợ Mới. Trong đó 100% diện tích này là giống chè Trung Du được trồng bằng hạt trong điều kiện thâm canh thấp nên đã bị mất khoảng nhiều, sức sinh trưởng cũng như khả năng cho năng suất đã suy giảm rõ rệt. Qua điều tra đặc điểm của một số nương chè trên 20 tuổi tại ba xã Quảng Chu, Như Cố, Yên Đĩnh chúng tôi thu được kết quả ở Bảng 4.5. Nhìn vào Bảng 4.5 ta thấy: Chiều cao cây trung bình ba xã của các nương chè trên 20 tuổi bằng 85,92cm, trong đó chiều cao cao các nương chè ở xã Yên Đĩnh cao nhất (đạt 89,07cm), thấp nhất ở xã Như Cố (đạt 83,56cm). Độ rộng tán của ba xã biến động trong khoảng từ 104,8cm (xã Như Cố) đến 121,3cm (Xã Yên Đĩnh). Tầng tán chè trung bình các nương chè trên 20 tuổi của ba xã tương đối mỏng. Độ dày tầng tán trung bình ba xã chỉ đạt 10,47cm. Tầng tán chè mỏng, bộ lá chừa ít dẫn đến hiệu suất quang hợp không cao. Đây là một trong những yếu tố hạn chế năng suất, chất lượng của các nương chè trên 20 tuổi. Tỷ lệ mất khoảng của các nương chè trên 20 tuổi ở ba xã tương đối cao. Các nương chè trên 20 tuổi ở xã Như Cố có tỷ lệ mất khoảng trung bình lên đến 47,1%, trong khi đó con số này trung bình của ba xã là 43,10%. Tỷ lệ mất khoảng cao dẫn đến khả năng cho năng suất của các nương chè trên 20 tuổi cũng bị hạn chế. Chính vì vậy năng suất trung bình của các nương chè trên 20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tuổi của ba xã chỉ đạt 35,83 tạ búp tươi/ha/năm (thấp hơn nhiều so với năng suất bình quân của cả nước).
Bảng 4.5. Đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của nương chè trên 20 tuổi Chỉ tiêu Tên xã Cao cây (cm) Rộng tán (cm) Độ dày tầng tán (cm) Tỷ lệ mất khoảng (%) Năng suất búp (tạ tươi/ha/năm) Quảng Chu 85,12 112,4 9,5 43,3 33,4 Như Cố 83,56 104,8 10,2 47,1 41,5 Yên Đĩnh 89,07 121,3 11,7 38,9 32,6 TB 85,92 112,83 10,47 43,10 35,83