Ảnh hưởng của một số phương pháp đốn đến độ rộng tán cây chè con trồng mớ

Một phần của tài liệu nghiên cứu trồng mới trong cải tạo các nương chè già, cằn cỗi tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 56 - 83)

trồng mới trên nương chè cải tạo

Giai đoạn từ khi trồng đến ba tháng: cũng giống các chỉ tiêu sinh trưởng khác, độ rộng tán của cây chè con trong giai đoạn này hầu như không có thay đổi so với khi trồng. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.12 cho thấy hầu hết tất cả các công thức tham gia thí nghiệm đều không có sự sai khác về độ rộng tán so với CT đối chứng, ngoại trừ CT4 có độ rộng tán bằng 17,43cm – thấp hơn CT đối chứng 2,10cm.

Giai đoạn từ ba tháng đến sáu tháng sau trồng: Giai đoạn này bộ tán chè bắt đầu phát triển nhanh hơn. Độ rộng tán chè ở tất cả các CT đều tăng so với giai đoạn trước đó. Độ rộng thấp nhất ở CT3 (23,30cm) và cao nhất ở CT đối chứng. Tất cả các CT thí nghiệm đều có độ rộng tán thấp hơn CT đối chứng. Điều này chứng tỏ ảnh hưởng của các phương pháp đốn khác nhau đến sinh trưởng tán cây chè con trồng mới trên nương chè cải tạo trong giai đoạn này đã rõ rệt hơn giai đoạn trước.

Giai đoạn từ sáu tháng đến chín tháng sau trồng: Độ rộng tán của cây chè con ở các CT thí nghiệm thấp nhất ở CT1 và tăng dần theo thứ tự từ CT1 (28,97cm) đến CT5 (36,70cm). Tất cả các CT đều có độ rộng tán chè thấp hơn CT đối chứng. Tốc độ sinh trưởng bộ khung tán cũng khác nhau giữa các CT. Bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khung tán sinh trưởng nhanh nhất ở CT đối chứng với tốc độ tăng 10,47cm trong vòng ba tháng. Các CT còn lại có tốc độ tăng trưởng từ 5,23cm (CT1) đến 8,20cm (CT4). Điều này chứng tỏ ảnh hưởng của các CT đốn nương chè cũ khác nhau có ảnh hưởng ngày càng rõ rệt đến sinh trưởng của bộ tán cây chè con trồng mới trên nương chè cải tạo.

Bảng 4.12. Ảnh hƣởng của một số phƣơng pháp đốn đến độ rộng tán của cây chè con trồng trên nƣơng chè cải tạo bằng biện pháp trồng thay thế

Stt Chỉ tiêu Công thức Độ rộng tán sau trồng (cm) 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 1 Đốn phớt 18,60 23,73 28,97 35,87 2 Đốn lửng 19,63 23,67 29,23 35,50 3 Đốn đau 18,27 23,30 30,63 36,97 4 Đốn trẻ lại 17,43 24,40 32,60 37,97 5 Phá bỏ hoàn toàn (đ/c) 19,53 26,23 36,70 41,40 - LSD05 1,28 1,37 1,86 2,39 - CV(%) 3,6 3,0 3,1 3,4

Giai đoạn chín tháng đến mười hai tháng sau trồng: Độ rộng tán của CT đối chứng vẫn cao nhất với giá trị bằng 41,40cm tại thời điểm mười hai tháng sau trồng. Các CT thức khác có độ rộng tán sinh trưởng bình thường và không có CT nào sinh trưởng đột biến. Độ rộng tán của tất cả các CT thí nghiệm vẫn thấp hơn CT đối chứng ở mức độ tương đối rõ ràng.

Nhận xét: Các phương pháp đốn nương chè cũ khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng bộ khung tán của cây chè con trồng mới trên nương chè cải tạo. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không giống nhau ở các thời điểm khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4.2.2.4. Ảnh hưởng của một số phương pháp đốn đến số cành cấp 1 của cây chè con trồng mới trên nương chè cải tạo

Cành cấp 1 là cành được mọc ra từ thân chính của cây chè. Số cành cấp 1 là một trong những chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng của cây chè con trồng mới. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.13 cho thấy:

Giai đoạn từ khi trồng đến ba tháng: Giai đoạn này sinh sự phân cành của tất cả các CT đều chưa mạnh. Tại thời điểm ba tháng sau trồng, chỉ có CT1 có số cành cấp 1 thấp hơn CT đối chứng còn lại tất cả các CT tham gia thí nghiệm đều không có sự sai khác về số cành cấp 1 so với CT đối chứng. Điều này chứng tỏ rằng ảnh hưởng của các phương pháp đốn nương chè cũ đến số cành cấp 1 của cây chè con trồng mới trên nương chè cải tạo ở giai đoạn này là không lớn.

Bảng 4.13. Ảnh hƣởng của các phƣơng pháp đốn đến số cành cấp 1 của cây chè con trồng mới trên nƣơng chè cải tạo

Stt Chỉ tiêu Công thức Số cành cấp 1 sau trồng (cành) 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 1 Đốn phớt 1,13 3,27 5,23 8,63 2 Đốn lửng 1,17 3,03 5,67 8,50 3 Đốn đau 1,10 3,43 6,03 9,60 4 Đốn trẻ lại 1,20 3,63 7,20 9,87 5 Phá bỏ hoàn toàn (đ/c) 1,33 3,83 7,67 10,10 - LSD05 0,18 0,63 0,45 1,25 - CV(%) 7,9 9,7 3,8 7,1

Giai đoạn từ ba tháng đến sáu tháng sau trồng: Sau giai đoạn đầu bén rễ hồi xanh, đến giai đoạn này sinh trưởng thân cành của cây chè con đã mạnh hơn giai đoạn trước. Tại thời điểm sáu tháng sau trồng, tất cả các CT đều có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

số cành cấp 1 trong khoảng 3,03 đến 3,83 cành. CT đối chứng có số cành cấp 1 nhiều nhất với 3,83 cành. Chỉ có CT2 có số cành cấp 1 thấp hơn CT đối chứng. Tất cả các CT còn lại đều không có sự sai khác về số cành cấp 1 so với CT đối chứng.

Giai đoạn từ sáu tháng đến chín tháng sau trồng: Sinh trưởng thân cành của cây chè con trồng mới trên nương chè cải tạo giai đoạn này tương đối mạnh. Tại thời điểm chín tháng sau trồng, CT đối chứng có số cành cấp 1 nhiều nhất với 7,67 cành cấp 1/cây. CT1 có số cành cấp 1 ít nhất là 5,23 cành. Số cành cấp 1 tăng dần theo thứ tự từ CT1 (5,23 cành) đến CT5 (7,67 cành). Tất cả các CT tham gia thí nghiệm đều có số cành cấp 1 ít hơn CT đối chứng. Điều này chứng tỏ ảnh hưởng của các phương pháp đốn nương chè cũ khác nhau đến số cành cấp 1 của cây chè con trồng mới trên nương chè cải tạo trong giai đoạn này là tương đối rõ rệt.

Giai đoạn chín tháng đến mười hai tháng sau trồng: Số cành cấp 1 tại thời điểm mười hai tháng sau trồng nhiều nhất ở CT đối chứng với 10,10 cành cấp 1/cây, thấp nhất ở CT2 với 8,50 cành cấp 1 trên cây. Trong các CT tham gia thí nghiệm, CT1 và CT2 có số cành cấp 1 thấp hơn CT đối chứng. Còn lại CT3 và CT4 không có sự sai khác về số cành cấp 1 so với CT đối chứng. Kết quả nghiên cứu chứng tỏ rằng ảnh hưởng của các phương pháp đốn nương chè cũ khác nhau đến số cành cấp 1 của cây chè con trồng mới trên nương chè cải tạo tại giai đoạn này không còn rõ rệt như giai đoạn trước.

4.2.2.5. Ảnh hưởng của một số phương pháp đốn đến tỷ lệ sống của cây chè con trồng mới trên nương chè cải tạo

Tỷ lệ sống của cây chè con sau trồng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố ánh sáng và độ ẩm. Các phương pháp đốn nương chè cũ khác nhau có ảnh hưởng đến độ ẩm đất và ánh sáng đối với cây chè con trồng mới trên nương chè cải tạo. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.14 cho thấy:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Giai đoạn từ khi trồng đến ba tháng sau trồng: Tỷ lệ sống của cây chè con trồng mới trên nương chè cải tạo cao nhất ở CT1 (96,70%), thấp nhất ở CT đối chứng (90,53%). Chỉ có CT4 là không có sự sai khác về tỷ lệ sống so với CT đối chứng, tất cả các CT còn lại đều có tỷ lệ sống cao hơn CT đối chứng. Kết quả này chứng tỏ các phương pháp đốn nương chè cũ khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây chè con trồng mới trên nương chè cải tạo.

Bảng 4.14. Ảnh hƣởng của các phƣơng pháp đốn đến tỷ lệ sống của cây chè con trồng mới trên nƣơng chè cải tạo

Stt Chỉ tiêu Công thức Tỷ lệ sống sau trồng (%) 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 1 Đốn phớt 96,70 96,03 95,70 95,37 2 Đốn lửng 95,03 94,37 93,77 93,60 3 Đốn đau 94,10 93,37 93,13 92,53 4 Đốn trẻ lại 91,63 90,90 90,47 89,83 5 Phá bỏ hoàn toàn (đ/c) 90,53 86,57 85,97 85,30 - LSD05 1,79 2,08 1,92 2,37 - CV(%) 1,0 1,2 1,1 1,4

Giai đoạn từ ba tháng đến sáu tháng sau trồng: sau ba tháng đầu bén rễ hồi xanh, sang giai đoạn này cây chè con trồng mới bị chết thêm không đáng kể. Tỷ lệ sống của cây chè con tại thời điểm sáu tháng sau trồng ở tất cả các CT tham gia thí nghiệm đều giảm rất ít. Tại thời điểm sáu tháng sau trồng, CT1 vẫn có tỷ lệ sống cao nhất là 96,03%. Tỷ lệ sống giảm dần theo thứ tự từ CT1 (96,03%) đến CT5 (86,57%). Tất cả các CT tham gia thí nghiệm đều có tỷ lệ sống cao hơn CT đối chứng.

Giai đoạn sáu tháng đến chín tháng sau trồng: kết quả theo dõi tỷ lệ sống tại thời điểm chín tháng sau trồng, tất cả các CT tham gia thí nghiệm đều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có tỷ lệ sống tưởng đối cao. Chỉ có CT đối chứng có tỷ lệ sống sau trồng dưới 90% (85,97%), các CT còn lại đều có tỷ lệ sống trên 90%. Tỷ lệ sống của tất cả các CT tại thời điểm chín tháng sau trồng đều cao hơn CT đối chứng.

Giai đoạn chín tháng đến mười hai tháng sau trồng: Tại thời điểm mười hai tháng sau trồng, số lượng cây chè con trồng mới gần như không thay đổi so với giai đoạn trước đó. Tỷ lệ sống được bảo đảm ở tất cả các CT tham gia thí nghiệm so với thời điểm sáu tháng sau trồng. Tỷ lệ sống vẫn cao nhất ở CT1 (95,37%) và giảm dần theo thứ tự từ CT1 đến CT5 (85,30%). Tỷ lệ sống của tất cả các CT tham gia thí nghiệm đều cao hớn CT đối chứng.

Nhận xét: Các phương pháp đốn nương chè cũ khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây chè con trồng mới trên nương chè cải tạo. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng ở từng giai đoạn khác nhau cũng không giống nhau. Các phương pháp đốn càng sâu thì tỷ lệ sống của cây chè con càng thấp. Ngược lại, các phương pháp đốn càng nông thì tỷ lệ sống của cây chè con càng cao.

4.2.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng phát triển của cây chè con trồng trên nương chè cải tạo phát triển của cây chè con trồng trên nương chè cải tạo

4.2.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chiều cao cây chè con trồng mới trên nương chè cải tạo nương chè cải tạo

Thời vụ trồng quyết định các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng,... Chính vì thế, chiều cao cây chè con trồng ở các thời vụ khác nhau cũng không giống nhau. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.15 cho thấy:

Giai đoạn từ khi trồng đến ba tháng sau trồng: giai đoạn này sinh trưởng chiều cao của cây chè con trồng mới trên nương chè cải tạo rất chậm. Đây là giai đoạn bén rễ hồi xanh của cây chè mới trồng. Nhìn vào bảng 4.15 ta thấy, tất chiều cao cây của tất cả các CT tham gia thí nghiệm đều không có sự sai khác so với CT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đối chứng. Kết quả này chứng tỏ các thời vụ trồng khác nhau không ảnh hưởng đến chiều cao của cây chè con trồng mới trên nương chè cải tạo.

Giai đoạn từ ba tháng đến sáu tháng sau trồng: Sau giai đoạn ba tháng đầu bén rễ hồi xanh, sinh trưởng chiều cao của cây chè con ở giai đoạn này đã tăng nhanh chóng. Tại thời điểm sáu tháng sau trồng, CT1 có chiều cao cây cao nhất bằng 45,17cm – tăng 14,17cm trong vòng ba tháng. CT5 (CT đối chứng) có chiều cao cây thấp nhất bằng 38,17cm (tăng 7,60cm so với ba tháng trước đó). Trong tất cả các CT tham gia thí nghiệm, chỉ có CT3 không có sự sai khác về chiều cao cây so với CT đối chứng. Tất cả các CT còn lại đều có chiều cao cây cao hơn CT đối chứng. Điều này chứng tỏ các phương pháp đốn nương chè cũ khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao của cây chè con trồng mới.

Bảng 4.15. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến chiều cao cây chè con trồng mới trên nƣơng chè cải tạo

Stt Chỉ tiêu

Công thức

Chiều cao cây sau trồng (cm)

3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 1 Vụ Xuân (T3) 31,00 45,17 56,53 64,93 2 Vụ Xuân (T4) 31,47 45,57 59,60 68,03 3 Vụ Thu (T7) 31,03 39,30 49,83 61,27 4 Vụ Thu (T8) 32,73 42,50 53,60 60,17 5 Vụ Thu (T9) (đ/c) 30,57 38,17 46,27 54,40 - LSD05 2,44 1,93 2,14 2,77 - CV(%) 4,1 2,4 2,1 1,5

Giai đoạn từ sáu đến chín tháng sau trồng: Tốc độ sinh trưởng chiều cao cây của các CT trong giai đoạn này đã giảm so với giai đoạn trước. Chiều cao cây của cây chè con tại thời điểm chín tháng sau trồng cao nhất ở CT2 (59,60cm), thấp nhất ở CT đối chứng (46,27cm). Chiều cao cây của tất cả các CT tham gia thí

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệm ở thời điểm này đều cao hơn CT đối chứng. Kết quả thu được cho thấy, ảnh hưởng của các phương pháp đốn nương chè cũ đến sinh trưởng chiều cao của cây chè con trồng mới trên nương chè cải tạo ở giai đoạn này đã rõ rệt hơn giai đoạn trước.

Giai đoạn từ chín tháng đến mười hai tháng sau trồng: chiều cao cây ở thời điểm mười hai tháng sau trồng cao nhất ở CT 2 (68,03cm), thấp nhất ở CT5 (CT đối chứng – 54,40cm). Tất cả các CT tham gia thí nghiệm đều có chiều cao cây cao hơn CT đối chứng.

Nhận xét: Thời vụ trồng cây chè con trên nương chè cải tạo có ảnh hưởng đến sinh trưởng. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không giống nhau ở các giai đoạn sinh trưởng. Giai đoạn ba tháng sau trồng, các phương pháp đốn chưa ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao của cây chè con. Ở các giai đoạn tiếp theo ảnh hưởng của các phương pháp đốn rõ rệt hơn. Trong các CT tham gia thí nghiệm thì CT1 và CT2 có sinh trưởng chiều cao của cây chè con mạnh hơn cả. Điều này cho thấy, chiều cao cây chè con sẽ sinh trưởng tốt nếu được trồng vụ Xuân.

4.2.3.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến đường kính gốc của cây chè con mới trồng trên nương chè cải tạo mới trồng trên nương chè cải tạo

Các thời vụ trồng khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây chè con, trong đó đường kính gốc là một trong những chỉ tiêu sinh trưởng chịu ảnh hưởng. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng chè đến đường kính gốc của cây chè con để tìm ra được thời vụ trồng hợp lý đối với nương chè cải tạo. Kết quả nghiên cứu ở Bảng 4.16 cho thấy:

Giai đoạn từ khi trồng đến ba tháng sau trồng: Sinh trưởng đường kính gốc của cây chè con trong giai đoạn này không đáng kể. Đường kính gốc gần như không có thay đổi so với cây chè con đem trồng. Tuy vậy đường kính gốc tại thời điểm ba tháng sau trồng của một số CT vẫn có sự sai khác so với CT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đối chứng. Đường kính gốc của CT2 và CT4 lớn hơn CT đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các CT còn lại không có sự sai khác về đường kính gốc so với CT đối chứng. Kết quả này cho thấy: các thời vụ trồng khác nhau có ảnh hưởng đến đường kính gốc của cây chè con trồng mới trên nương chè cải tạo, mặc dù mức độ ảnh hưởng không lớn.

Bảng 4.16. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến đƣờng kính gốc của cây chè con trồng mới trên nƣơng chè cải tạo

Stt Chỉ tiêu Công thức Đƣờng kính gốc sau trồng (mm) 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 1 Vụ Xuân (T3) 3,27 3,83 4,87 6,23 2 Vụ Xuân (T4) 3,80 4,30 5,13 6,50 3 Vụ Thu (T7) 3,17 3,93 4,93 5,83

Một phần của tài liệu nghiên cứu trồng mới trong cải tạo các nương chè già, cằn cỗi tại huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 56 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)