- Giống Cotugnia Diamare, 1893:
1.2.5. Bệnh tích của gà bị bệnh sán dây
Đỗ Hồng Cường và Nguyễn Thị Kim Thành (1999) [3] đã mổ khám 511 con gà, trong đó có 305 gà Ri và 206 gà Lơgo tại các hộ gia đình thuộc khu vực Hà Nội thấy: sán dây tìm thấy ở đàn gà đều ký sinh nhiều ở phần ruột non, nơi tập trung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Trên niêm mạc ruột, ở
chỗ sán ký sinh xuất hiện điểm xuất huyết. Trong lòng ruột chứa đầy chất nhầy, mùi thối.
Ở gà chết do bệnh sán dây cấp tính, niêm mạc ruột non sưng và có màu đỏ
máu. Lúc này chưa phát hiện được sán trưởng thành. Trên tiêu bản chất nhày niêm mạc, người ta phát hiện được nhiều đầu sán dây.
Theo Lê Hồng Mận và Xuân Giao (2001) [19]: sán dây ký sinh ở gà thường gặp 5 loài chủ yếu là: R. tetragona, R. echinobothrida, R. cesticillus, Davainea proglottina, R. botini. Sán bám vào ruột non nhờ giác bám gây tổn thương thành ruột, tạo điều kiện cho nhiễm trùng thứ phát (E.coli, Salmonella…) có thể gây xuất huyết và viêm ruột, tiêu chảy, phân thải ra kèm theo nhiều dịch nhầy. Nhiều trường hợp niêm mạc ruột non bị phủ bởi màng nhầy màu vàng, có thể thấy sán nằm cuộn
ởđó.
Trong bệnh sán dây R. echinobothrida mãn tính, trên niêm mạc ruột thấy có những chấm đen nhỏ. Từ những chấm đen này hình thành các nốt lõm ở trung tâm to bằng hạt kê. Trong chỗ lõm thấy có sán dây dài đến 10 - 15 mm. Đôi khi trên các chỗ lõm miệng phễu của niêm mạc ruột non thấy rõ các nút chất vữa màu vàng nâu. Trong quá trình bệnh tiến triển, tiếp tục phát hiện được các nốt loét có đường kính 8 - 10 mm. Tại các vị trí biến đổi trên niêm mạc ruột, thấy rõ các u hoặc các nốt màu vàng, mặt cắt cứng và vôi hoá nhẹ. Trên miếng cắt mô học các u này thường thấy các đầu gai của sán R. echinobothrida được bao bọc bởi khối chất hoại tử
(Samad M. A. và cs, 1986 [143], Negesse T., 1993 [116], Đỗ Hồng Cường và Nguyễn Thị Kim Thành, 1999 [3]).
Khi gà nhiễm sán dây Raillietina spp., bệnh tích giải phẫu ởđường ruột giống bệnh lao gia cầm. Tuy nhiên, trong bệnh lao, các nốt lao không những chỉ có trong ruột mà còn có trong gan và trong lá lách (Đỗ Hồng Cường và Nguyễn Thị Kim Thành, 1999 [3], Ashnafi H. và Eshetu Y., 2004 [166], Kumar P. R. và cs, 2007 [97]).
Nguyễn Xuân Bình và cs (2004) [1] khi mổ khám gà bị nhiễm sán dây thấy niêm mạc đường tiêu hoá viêm và xuất huyết điểm (do sán bám vào thành ruột). Trên niêm mạc ruột dễ dàng thấy sán dây.
Nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh sán dây tới một số chỉ tiêu huyết học của gà tại 3 huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Đông Anh - Hà Nội, Nguyễn Thị Kim Thành và cs (2006) [28] thông báo rằng: các chỉ tiêu huyết học (hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố) của gà ở khu vực Hà Nội có sự thay đổi theo giống và theo tính biệt (trống, mái): số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố của gà bị nhiễm sán
dây giảm đi rõ rệt nhưng số lượng bạch cầu lại tăng. Sự biến đổi này cũng xảy ra tương tựđối với nhóm gà bị nhiễm sán dây ở 2 lứa tuổi khác nhau.
Nguyễn Hùng Nguyệt và cs (2008) [22] cho biết: sán dây ký sinh trong ruột gà gây ra các tác động cơ giới, sán trưởng thành dùng giác bám bám vào niêm mạc ruột gà gây tổn thương, xuất huyết, loét niêm mạc. Nếu số lượng sán dây ký sinh nhiều có thể gây tắc ruột, thủng ruột, từ đó gây viêm phúc mạc. Mổ
khám gà chết thấy xác gầy rạc, lông bết, phân dính ướt ở lông phía dưới hậu môn. Dọc theo ruột có rất nhiều sán dây ký sinh, niêm mạc ruột viêm, chất chứa trong ruột có màu nâu hồng.