Phương pháp nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng của bệnh sán dây Raillietina spp ở gà gây nhiễm

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng và biện pháp phòng trị bệnh sán dây ở gà thả vườn tại tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 57)

- Giống Cotugnia Diamare, 1893:

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PH ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.6.1. Phương pháp nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng của bệnh sán dây Raillietina spp ở gà gây nhiễm

Raillietina spp. gà gây nhim

Phương pháp gây nhim cho kiến Tetramorium caespitum bng trng sán dây Raillietina spp.

Bố trí 2 đợt gây nhiễm cho kiến vào mùa Hè năm 2010 (đây là thời gian kiến chưa cần dự trữ thức ăn). Do khó khăn trong việc nuôi kiến nhân tạo nên chúng tôi bố trí gây nhiễm cho kiến Tetramorium caespitum tại tổ. Chúng tôi đã chọn hộ gia

đình bà Vũ Thị Thưởng (xóm Tân Thái, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ) để bố trí thí nghiệm. Trong khu vực vườn của hộ này có nhiều đàn kiến loài Tetramorium caespitum. Đây là hộ nuôi gà thả vườn và đã để trống chuồng hơn 6 tháng chưa nuôi lại. Sau khi kiểm tra một số mẫu kiến ngẫu nhiên trong các đàn, thấy không nhiễm ấu trùng Cysticercoid, tiến hành gây nhiễm cho kiến bằng số lượng lớn trứng trong các đốt sán dây Raillietina spp. già bằng cách đặt số lượng lớn đốt sán ngay tại tổ kiến, trên đường đi lại của chúng. Sau 2 - 3 giờ kiến tha về tổ hầu hết sốđốt sán. Đặt các đốt sán tại tổ kiến trong 3 ngày liên tục. Sau khi gây nhiễm 24 ngày (kể từ ngày bắt đầu gây nhiễm), xét nghiệm tìm Cysticercoid trong kiến cho đến

khi tìm thấy Cysticercoid. Khi đã gây nhiễm cho kiến Tetramorium caespitum

thành công, chúng tôi thu thập kiến đã gây nhiễm để tiến hành thí nghiệm gây nhiễm cho gà.

B trí thí nghim gây nhim sán dây cho gà:

- Xác định số lượng kiến gà có thể nuốt không gây phản ứng: trước khi bố

trí gây nhiễm cho gà, chúng tôi đã thử cho 5 gà nuốt kiến để xác định số kiến cho 1 gà nuốt an toàn (không gây phản ứng), vì kiến có axit Formic trong cơ thể với pH rất thấp (pH = 2 - 3) [162] nên có thể gây trúng độc cho gà. Kết quả: số kiến có thể

cho 1 gà nuốt không gây phản ứng là 150 kiến, chia 3 lần, 50 kiến/lần/ngày, trong 3 ngày liên tục.

- Bố trí 2 đợt thí nghiệm gây nhiễm: mỗi đợt 10 gà 2 tháng tuổi (5 gà gây nhiễm và 5 gà đối chứng). Trước khi thí nghiệm, gà được tẩy giun sán và tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm. Nhốt mỗi gà vào 1 lồng riêng, trải lớp nilon xuống

đáy lồng để thuận tiện cho việc thu thập mẫu phân. Xét nghiệm lại phân trước khi thí nghiệm 3 ngày liên tục để chắc chắn gà không nhiễm sán dây và các giun sán

đường ruột khác.

- Ước tính số lượng ấu trùng dùng gây nhiễm (mỗi gà nuốt 120 - 150 kiến tương đương 800 - 1.500 ấu trùng Cysticercoid, chia làm 3 lần, mỗi ngày 1 lần). Gây nhiễm qua đường miệng. Ghi lại ngày gây nhiễm cho gà để theo dõi.

Sơđồ b trí thí nghim gây nhim sán dây cho gà

Đợt TN TN S Tui (tháng) Ging S lượng u trùng gây nhim/gà I GN 5 2 Gà Ri 800 - 1500 ĐC 5 2 Gà Ri - II GN 5 2 Gà Ri 800 - 1500 ĐC 5 2 Gà Ri -

Theo dõi thi gian gà bt đầu thi đốt sán để xác định thi gian hoàn thành vòng đời ca Raillietina spp.

Sau 15 ngày gây nhiễm, hàng ngày lấy 5 mẫu phân của mỗi gà để xét nghiệm tìm đốt sán trong phân. Ghi lại thời gian gà bắt đầu thải đốt sán và sốđốt sán/lần thải phân của từng gà trong mỗi ngày.

S lượng đốt sán thi theo thi gian trong ngày ca gà gây nhim:

Từ ngày thứ 30 sau gây nhiễm, theo dõi sự thải đốt sán của gà trong 5 ngày liên tục tại 3 thời điểm khác nhau trong ngày: sáng, chiều và tối. Mỗi buổi lấy 1 mẫu phân/gà. Ghi lại số lượng đốt sán của từng mẫu phân xét nghiệm trong từng thời điểm. Tính sốđốt sán/lần thải phân trung bình của mỗi buổi.

Phương pháp nghiên cu bnh lý, lâm sàng ca gà gây nhim sán dây:

* Quan sát triu chng lâm sàng ca gà gây nhim:

Quan sát và ghi lại biểu hiện lâm sàng của từng gà trong 2 tháng liên tục kể

từ khi gây nhiễm.

* Xét nghim máu để xác định mt s ch s máu ca gà nhim sán dây (do gây nhim) và gà kho (đối chng):

- Phương pháp ly mu:

Lấy mẫu máu ở tĩnh mạch cánh gà gây nhiễm sán dây và gà khoẻ. Mỗi gà lấy 3 mẫu máu vào 3 ống nghiệm vô trùng (mỗi ống khoảng 1 ml) có tráng chất chống đông (heparin). Bảo quản các mẫu máu trong bình lạnh và gửi đi xét nghiệm ngay trong ngày.

- Phương pháp xét nghim:

+ Số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố và tỷ khối hồng cầu

được xác định bằng máy ABX Micros.

+ Công thức bạch cầu được xác định bằng phương pháp Tristova: làm tiêu bản máu, nhuộm Giemsa, đếm số lượng từng loại bạch cầu và tính tỷ lệ phần trăm từng loại.

* Phương pháp xác định nhng biến đổi bnh lý đại th:

Mổ khám gà gây nhiễm sau 2 tháng, quan sát bằng mắt thường và kính lúp các phần ruột non, ruột già. Chụp ảnh vùng có bệnh tích điển hình.

2.4.6.2. Phương pháp nghiên cu mt sốđặc đim bnh lý, lâm sàng ca gà b bnh sán dây t nhiên các địa phương

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng và biện pháp phòng trị bệnh sán dây ở gà thả vườn tại tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)