Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh sán dây

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng và biện pháp phòng trị bệnh sán dây ở gà thả vườn tại tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 39)

- Giống Cotugnia Diamare, 1893:

1.2.4. Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh sán dây

Gà có triệu chứng rõ khi có nhiều sán dây ký sinh. Có thể thấy sán lòng thòng ở hậu môn gà, kiểm tra phân có đốt sán. Gà bị bệnh sán dây thường có biểu

hiện mệt mỏi, đi lại chậm chạp, ỉa chảy ít một, nhưng đi ỉa luôn và có sán theo ra, gà khát nước nên thường uống nhiều, xù lông, sã cánh, gầy yếu dần, có khi liệt chân, lên cơn động kinh. Nếu nhiễm nặng thì gà bỏ ăn, gầy rạc, kiệt sức rồi chết (Lê Đức Kỷ, 1984 [8], Calnek B. W. và cs, 1991 [58], Dakkak A. và Houadfi M. E., 1992 [168], Saif Y. M., 2003 [140], Brad R. L., 2007 [56], Nguyễn Thị Kim Lan, 2011 [13]).

Khi nghiên cứu về đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh sán dây gà, Nguyễn Thất và cs (1975) [30] cho biết: gà con bị nhiễm sán dây Davainea proglottina thường vào những ngày đầu sau khi được đưa ra sân chơi. Triệu chứng lâm sàng biểu hiện sau 15 - 20 ngày kể từ khi nhiễm bệnh. Sán dây ký sinh trong ruột gà, nhờ vòi và giác bám, chúng phá huỷ niêm mạc. Ngoài ra, những sán này còn tiết độc tố gây trúng độc cho gà.

Khi gà nhiễm nhiều sán thường gầy yếu, rối loạn tiêu hoá, kiết lị, có khi táo bón, ăn ít, khát nước, ủ rũ, niêm mạc hơi vàng nhạt, gà đẻ ít hoặc ngừng đẻ. Bệnh nặng gà rối loạn tiêu hoá, ăn ít hoặc bỏăn, khát nước, hô hấp tăng, kém hoạt động,

ủ rũ, lông xù.

Eisa A. M. (1976) [71] cho biết: gà thả vườn nuôi ở Sudan thường có tỷ lệ

nhiễm sán dây cao, những gà nhiễm nặng gầy yếu, lông xơ xác, kém ăn, tỷ lệđẻ giảm. Tại Ấn Độ, theo kết quả nghiên cứu của Bhowmik M. K. và cs (1982) [53]: gà nhiễm sán dây R. cesticillus tỷ lệ đẻ giảm, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, chất lượng thịt kém.

Tại Bangladesh, Samad M. A. và cs (1986) [143] đã nghiên cứu và cho biết: gà nhiễm sán dây R. echinobothrida có hàm lượng hemoglobin trong máu giảm, giảm protein huyết tương, nhưng tăng đáng kể số lượng bạch cầu, nhất là bạch cầu ái toan. Huque Q. M. E. và cs (1990) [87] cũng cho biết: hình thức nuôi gà thả

vườn tại Bangladesh rất phổ biến, gà thường nhiễm nhiều loại ký sinh trùng, đặc biệt là sán dây.

Theo Nguyễn Xuân Bình và cs (2004) [1], gà từ 2 tháng tuổi trở lên bị

nhiễm nhiều. Khi bị nhiễm, gà thường biểu hiện chậm lớn, giảm tính thèm ăn, xù lông, còi cọc, tiêu chảy và thiếu máu, niêm mạc xanh xao, nhợt nhạt. Ở gà đẻ thấy lông xơ xác và giảm đẻ trứng.

Chu Thị Thơm và cs (2006) [34] cho biết: khi gà bị nhiễm sán dây, nhiều con gầy yếu, rối loạn tiêu hoá, kiết lị, có khi táo bón, ăn ít, khát nước, rũ cánh, mệt mỏi, hồng cầu, huyết sắc tố giảm, niêm mạc hơi vàng nhạt, gà đẻ ít hoặc ngừng đẻ.

Gà bị nhiễm Raillietina spp. có triệu chứng đặc trưng là ỉa chảy, phân lẫn chất nhờn màu vàng, đôi khi lẫn máu, có cả đốt sán dây, mặc dù vẫn ăn nhưng gà cứ gầy đi, dấu đầu dưới cánh, không có phản ứng khi bắt. Gà xù lông, cánh sã, khát nước, thích uống nước lạnh. Khi cảm nhiễm nặng có thể có những cơn động kinh, gà bỏăn, gầy nhanh và chết (Dinev I., 2007 [68]).

Tại Zambia, các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: gà nhiễm sán dây rất chậm lớn, gà nhẹ cân hơn nhiều so với gà không nhiễm (Phiri I. K. và cs, 2007 [128]).

Kiểm tra máu của 28 gà nhiễm sán dây, Bhure D. B. và cs (2011) [54] thấy rằng: số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, thể tích trung bình của hồng cầu giảm; bạch cầu ái toan tăng. Gà gầy yếu, tăng trọng chậm, mào, tích nhợt nhạt.

Một số tác giả khác cũng thống nhất với các tác giả trên khi nghiên cứu về

triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh sán dây: gà chậm lớn, thiếu máu, rối loạn tiêu hoá (Phan Thế Việt, 1977 [37], Msanga J. F. và Tungaraza R., 1985 [113], Jansen J. và Pandy V. S., 1989 [90], He S. và cs, 1990 [82], Hussain A. và cs, 1990 [88], Fatihu M. Y. và cs, 1991 [76], Pandy V. S. và cs, 1992 [123], Wilson K. và cs, 1994 [160], Irungu L. W. và cs, 2004 [89], Junker K. và Boomker J., 2007 [92], Waghmare S. B. và cs, 2009 [159]).

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng và biện pháp phòng trị bệnh sán dây ở gà thả vườn tại tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)