Phương pháp xác định thời gian phân huỷ đốt và thời gian sống của phôi 6 móc trong trứng sán dây ở phân, đất

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng và biện pháp phòng trị bệnh sán dây ở gà thả vườn tại tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 54)

- Giống Cotugnia Diamare, 1893:

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PH ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.4.2. Phương pháp xác định thời gian phân huỷ đốt và thời gian sống của phôi 6 móc trong trứng sán dây ở phân, đất

ca phôi 6 móc trong trng sán dây phân, đất

* Phương pháp thu nhn đốt sán t phân gà mi thi:

Dùng phương pháp lắng cặn Benedek và phương pháp mổ khám để phân lập và thu nhận một số lượng lớn đốt sán già từ phân gà mới thải và từ gà bị sán dây. Sử dụng những đốt sán này để bố trí các thí nghiệm.

* Thí nghim 1: Theo dõi thi gian phân huỷđốt, gii phóng trng sán và thi gian sng ca phôi 6 móc trng trong phân (trường hp đốt và trng sán lưu cu trong phân, chưa gp ký ch trung gian)

- Lô 1: gồm 5 mẫu, mỗi mẫu là hỗn hợp phân của 30 gà nhiễm sán dây (có 30 - 50 đốt/lần thải phân). Mỗi mẫu được đặt vào một khay có kích thước 30 x 20 x 10 cm, dán nhãn ghi ngày, tháng bắt đầu thí nghiệm, để mẫu ở điều kiện nhiệt độ

và ẩm độ không khí bình thường.

- Lô 2: bố trí như lô 1, chỉ khác là các mẫu phân luôn được duy trì trong trạng thái ẩm ướt.

+ Mỗi ngày lấy 3 - 5 gam phân từ mỗi mẫu, xét nghiệm bằng phương pháp lắng cặn Benedek để xác định thời gian phân huỷđốt sán.

+ Sau khi đốt sán đã phân huỷ hết, cứ 3 ngày lấy 3 - 5 gam phân từ mỗi mẫu, xét nghiệm trứng sán dây bằng phương pháp Fulleborn để xác định thời gian sống của phôi 6 móc trong trứng (phôi chết khi trứng biến dạng, phôi 6 móc chuyển thành màu đen).

Thí nghiệm được bố trí trong các mùa: Xuân, Hè, Thu, Đông; lặp lại 2 lần.

* Thí nghim 2: Theo dõi thi gian phân huỷ đốt, gii phóng trng sán và thi gian sng ca phôi 6 móc trng trong lp đất b mt (trường hp đốt và trng sán dây phát tán ra đất, chưa gp ký ch trung gian)

Phương pháp xác định và duy trì độ ẩm đất: xác định độ ẩm của đất trước khi thí nghiệm theo tài liệu của Lê Văn Khoa và cs (1996) [6]. Độẩm của đất được xác định bằng cách: lấy 100 gam đất, sấy ở 1050C cho đến khi khối lượng giữa các lần cần không đổi thì dừng lại và tính ẩm độ theo công thức:

Wt (%) = (a/b) x 100

Trong đó: a: Lượng nước mất sau khi sấy b: Khối lượng đất trước khi sấy Wt: Độẩm của đất (%).

Cho đất ở mỗi độẩm vào 4 lô thí nghiệm, mỗi lô gồm 2 khay (kích thước 30 x 20 x 10 cm) thành một lớp dày khoảng 1,5 - 2 cm (lô I: đất có ẩm độ < 10 %; lô II: đất có ẩm độ 10 % - 20 %; lô III: đất có ẩm độ 20 % - 30 %; lô IV: đất có ẩm độ

30 % - 40 %).

Khay 1 ở mỗi lô dùng để xác định thời gian phân huỷ đốt, khay 2 để xác

định thời gian tồn tại của trứng sán dây trong đất). Dùng các thanh gỗ mỏng ngăn

đất trong mỗi khay thành 32 ô nhỏ. Mỗi ô đặt 5 - 7 đốt sán dây vào giữa lớp đất và

được coi là một mẫu xét nghiệm. Hàng ngày kiểm tra độ ẩm đất ở các khay bằng phương pháp cảm quan và duy trì độ ẩm đất theo từng lô trong suốt thời gian thí nghiệm (dùng bình phun sương bổ sung nước để duy trì độẩm cần thiết).

Mỗi ngày lấy đất có đốt sán ở một ô trong khay 1 để xác định thời gian phân huỷđốt sán trong đất bằng phương pháp lắng cặn Benedek.

Sau khi đốt sán ở khay 1 đã phân huỷ hết, cứ 3 ngày lấy đất có trứng sán dây

ở một ô trong khay 2 để xác định thời gian sống của phôi 6 móc trong trứng sán dây bằng phương pháp Fulleborn.

Thí nghiệm được bố trí trong các mùa: Xuân, Hè, Thu, Đông; lặp lại 2 lần.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng và biện pháp phòng trị bệnh sán dây ở gà thả vườn tại tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)