- Giống Cotugnia Diamare, 1893:
1.2.6. Phương pháp chẩn đoán bệnh sán dây gà
Để chẩn đoán bệnh do sán dây gà gây ra, có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng, tuy nhiên phần lớn những gà mắc bệnh thường không có biểu hiện đặc trưng và khó phân biệt, vì vậy phải kết hợp với xét nghiệm phân tìm đốt sán.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [12], (2011) [13]:
- Đối với gà còn sống: nếu số lượng đốt sán trong phân nhiều thì có thể trực tiếp tìm đốt sán trong phân. Trường hợp gà nhiễm nhẹ, chỉ có ít đốt sán thì xét nghiệm phân tìm đốt sán và mảnh đốt bằng phương pháp lắng cặn Benedek (1943), cho cặn lên đĩa Petri màu đen tìm đốt sán dưới kính lúp. Có thể dùng phương pháp Fulleborn tìm trứng sán khi đốt sán già vỡ ra. Hầu hết trứng sán dây gà có hình hơi tròn, được bao bọc bởi nhiều lớp vỏ. Giữa trứng có phôi 6 móc, phôi hình bầu dục. Cần chú ý là, có khi trong ruột gà có sán dây ký sinh nhưng không tìm thấy trứng vì sán dây gà thuộc bộ Cyclophyllidea, tử cung hình túi khép kín nên sán không đẻ
trứng mà đốt sán già rụng và theo phân ra ngoài.
Khi sán dây chưa thành thục, đốt sán già chưa thải theo phân ra ngoài, có thể điều trịđể chẩn đoán (gọi là chẩn đoán bằng điều trị).
- Đối với gà đã chết hoặc những con nghi mắc bệnh còn sống có thể mổ
khám để kiểm tra bệnh tích và tìm sán trưởng thành.
Phương pháp chẩn đoán chủ yếu là kiểm tra phân gà, phát hiện các đốt sán dây bằng cách lắng cặn và dội rửa liên tục (phương pháp Benedek). Mổ khám gà nghi nhiễm sán, thu thập và định loại sán cũng là phương pháp đơn giản cho phép xác
định chính xác các loài sán, tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây (Phạm Sỹ Lăng và Phan
Địch Lân, 2002 [15]).
Dưới kính hiển vi điện tử có thể phân biệt dễ dàng giác bám và đầu của 5 loài sán dây: Cotugnia polyacantha, R. echinobothrida, R. tetragona, R. tunetensis
và R. cesticillus (Ba C. T. và cs, 1995 [167]).
Theo Chu Thị Thơm và cs (2006) [34], căn cứ vào đặc điểm của đốt sán già và vật chủ thường ký sinh để xác định loài sán dây như: Cotugina proglotina đốt trưởng thành có cơ quan sinh dục kép (có lỗ sinh dục ở cả 2 bên); R. echinobothrida
có vết nối liền đầu và cổ rõ rệt, vòi có 2 hàng móc; R. tetragona giác bám hình bầu dục, vị trí lỗ sinh dục đổ sang bên cạnh của đốt; R. cesticillus ở đốt già tử cung phân ra thành các nang trứng, mỗi nang chứa một trứng…
Mu L. và cs (2009) [111] phân biệt hình thái của 2 loài sán dây R. echinobothrida
và R. tetragona nhiễm phổ biến ở gà: sán dây R. echinobothrida trưởng thành thường ngắn hơn R tetragona. Loài R. echinobothrida mút cổ ngắn, buồng trứng trông giống như cái lá, trứng không có ranh giới rõ, mỗi nang trứng thường chỉ có một trứng. Còn loài R. tetragona cổ dài và mỏng, buồng trứng trông như hoa, mỗi nang trứng thường có 4 - 12 trứng.