- Giống Cotugnia Diamare, 1893:
1.2.7. Điều trị và phòng bệnh sán dây cho gà
* Điều trị bệnh:
Chữa bệnh sán dây phải nhằm đạt ba yêu cầu:
+ Trước hết phải tiêu diệt sán dây: để tẩy sán dây cho gà phải dùng thuốc hướng ký sinh trùng, tức là độc với sán dây và không độc với ký chủ. Nên chọn thuốc có hiệu lực cao đối với sán dây, đồng thời ít độc đối với gà, giá thành hợp lý và dễ dùng nhất (cho uống dễ dàng cho toàn đàn).
+ Phải ngăn chặn để gà không tái nhiễm.
+ Tăng cường sức đề kháng của gà: cho ăn nhiều, đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Giữ vệ sinh tốt, chữa các triệu chứng.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [11], có thể tẩy sán dây cho gà bằng một trong các thuốc: Arecolin: 3 mg/kg TT, pha thành dung dịch 0,1 %, cho thuốc
vào thực quản bằng ống cao su, thuốc có hiệu quả điều trị cao. Hexachlorophen: 50 - 100 mg/kg TT, cho uống, hiệu quả đạt trên 90 %, nhưng sau khi cho uống thuốc 3 - 7 ngày sản lượng trứng giảm.
Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2002) [15] cho biết, các hóa dược đặc hiệu có tác dụng tẩy sán dây gà gồm:
+ Praziquantel: viên màu trắng xám, dùng liều 10 mg/kg TT gà có hiệu lực tẩy các loài sán dây cao và an toàn, tỷ lệ sạch sán có thểđạt 90 - 100 %. Thuốc trộn với thức ăn cho gà.
+ Niclosamide: dạng bột màu vàng hoặc viên nén, liều 200 mg/kg TT, trộn thức ăn, dùng liên tục 2 - 6 ngày, có hiệu lực tẩy sán tốt cho gà và an toàn. Tỷ lệ
sạch sán 90 - 95 %.
+ Oxfendazole: dạng bột màu vàng hoặc viên nén, dùng liều 10 mg/kg TT gà. Thuốc an toàn, tỷ lệ sạch sán 90 - 95 %.
+ Mebenvet: dạng bột trắng có 10 % Mebendazol, không tan trong nước. Liều dùng 60 mg/kg TT, trộn với thức ăn, cho gà ăn liện tục 7 ngày. Thuốc an toàn và tỷ lệ sạch sán 90 - 95 %.
+ Febentel: dạng bột hoặc viên nén, dùng liều 30 mg/kg TT. Thuốc an toàn, tỷ lệ sạch sán 90 - 95 %.
Theo Orlov F. M. và cs (1975) [23], thuốc trị sán dây tốt nhất cho gà là bột hạt cau với liều lượng 1 - 2 g/con. Ngoài ra có thể dùng chất chiết rễ cây dương sỉ đực cũng với liều lượng như trên.
Andrew P. và cs (1983) [49] cho biết, Praziquantel có tác dụng tẩy sán dây gà đạt hiệu quả cao. Kết quả nghiên cứu khi sử dụng Praziquantelđiều trị cho gà nhiễm sán dây Raillietina spp.ởẤn Độ cho thấy: khi dùng liều duy nhất 10 mg/kg TT với thuốc ở dạng viên và 0,15 ml/kg TT ở dạng lỏng cho hiệu quảđiều trị cao.
Trong nhiều năm liền, Pampori N. A. và cs (1984) [120], (1985) [121], (1987) [122] đã nghiên cứu sâu về men và chuyển hoá ở tế bào của sán dây Cotugnia digonopora. Tác giả đã sử dụng thuốc Mebendazole, Niclosamide và Praziquantel
nghiệm. Kết quả cho thấy, 3 loại thuốc này đã có tác dụng cô lập màng tế bào, tuy nhiên không làm thay đổi hoạt động của các enzym trong tế bào.
Praziquantelở dạng lỏng tiêm vào bắp có hiệu quảđiều trị tốt hơn, thuốc rất an toàn cho gà, hiệu quảđiều trị cao với tất cả các lứa tuổi của gà (Rajendran M. và Nadakal A. M., 1988 [133]).
Tại Hàn Quốc, Kee - Seon Eom và cs (1988) [94] đã sử dụng Praziquantel
cho gà nhiễm sán dây Raillietina spp. với liều 6 mg/kg TT, hiệu quả tẩy sán là 97,9 %; còn với liều > 6 mg/kg TT thì tẩy sạch hoàn toàn trong vòng 48 giờ. Thuốc rất an toàn cho gà ở tất cả các lứa tuổi.
Sử dụng Praziquantel điều trị cho gà nhiễm sán dây Raillietina spp. ở
Sudan, kết quả cho thấy: liều uống duy nhất với các mức 10; 7,5 và 5 mg/kg TT cho gà 7 ngày tuổi cho hiệu quả tẩy sán là 100 %; sử dụng liều 10; 5 và 2,5 mg/kg TT cho gà 17 ngày tuổi cho hiệu quả tẩy sán là 100 %; 97,1 % và 95 %. Thuốc không gây phản ứng với các liều lượng đã sử dụng dùng tẩy sán dây cho gà (Nurelhuda I. E. và cs, 1989 [117]).
Abdelsalam E. B. và Nourelhura E. M. (1988) [44] đã sử dụng Levamisole
với liều 2,5 mg/ kg TT tẩy sán dây R. tetragona cho gà con, đạt hiệu quả khá cao (80 % gà sạch sán).
Khi sử dụng Oxfendazole tẩy R. tetragona trên gà với liều 20; 10; 7,5; 5 và 2,5 mg/kg TT, cho uống, hiệu quảđiều trị sán non là 100 % ở liều 10 mg/kg TT và 7,5 mg/kg TT đối với sán trưởng thành. Nếu sử dụng liều gấp đôi (20 mg/kg TT) gà cũng không có phản ứng lâm sàng (Nurelhuda I. E. và cs, 1989 [118]).
David G. B. (2007) [67] đã tẩy sán dây Davainea proglottina cho gà bằng
Oxfendazole liều 7,5 mg/kg TT và Praziquantel với 3 liều: 5; 7,5; 10 mg/kg TT cho kết quả tẩy sạch 100 %.
Yazwinskia T. A. và cs (2007) [164] dùng Fenbendazoleđể tẩy cho đàn gà nhiễm sán dây R. cesticillus (tỷ lệ nhiễm là 40 %). Fenbendazoleđược bổ sung vào thức ăn cho gà trong 6 ngày liên tiếp với 4 mức liều: 30, 60, 120, 180 mg/kg TT,
hiệu quả điều trị tương ứng đạt 76 %, 73 %, 77 % và 95 %; với 2 mức liều: 60, 120 mg/kg TT cho ăn liên tiếp trong 3 ngày hiệu quả điều trị đạt 48 % và 51 %.
Fenbendazole không ảnh hưởng đến mùi vị và lượng thức ăn gà ăn vào, cũng không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Saeed A. M. (2007) [138], Tucker C. A. và cs (2007) [155] đã thử nghiệm tác dụng của Albendazole trên cơ thể sán dây R. tetragona và Lalchhandama K. (2010) [102] đã kiểm tra tác dụng của Albendazole trên cơ thể sán dây R. echinobothrida, kết quả cho thấy, thuốc đã làm thay đổi cấu trúc trên toàn bộ bề mặt, co rút toàn bộ
cơ thể sán, các giác bám bị bất hoạt. Kết quả thử nghiệm này cho thấy có thể sử
dụng Albendazole trong điều trị sán dây ở gà.
Khi sử dụng Albendazole với liều 25 mg/kg TT để tẩy sán dây R. tetragona
cho gà, dùng liên tục trong 3 - 7 ngày. Kết quả cho thấy, sau 7 ngày, với liều 25 mg/kg TT, 100 % gà sạch sán (Abdelrahman M. A. S., 2007 [43]).
Saeed A. E. M. và cs (2009) [139] gây nhiễm Cysticercoid của sán dây
R. tetragona cho 400 gà 21 ngày tuổi. Sau khi gây nhiễm 24 ngày, chia 400 gà thành 6 nhóm và sử dụng Praziquantel liều 20 mg/kg TT để điều trị, hiệu quả tẩy
đạt 40 %, 100 %, 100 %, 100 %, 74 % và 56 %; sau tẩy lần thứ nhất 3 ngày, tiếp tục sử dụng Praziquantel liều 20 mg/kg TT tẩy lần 2, hiệu quả tẩy đạt 50 % ở nhóm 1 và 100 % ở 5 nhóm gà còn lại. Thuốc Praziquantel không gây phản ứng với liều
đã sử dụng. Sau khi dùng thuốc, kiểm tra các chỉ số máu và làm phản ứng sinh hóa không thấy có sự biến đổi, không phát hiện thấy tồn dư của thuốc trong máu.
Ngoài ra, Tandon V. và cs (1997) [150], (2003) [151], Das B. và cs (2004) [60], [61], [62], (2006) [63], (2009) [64] đã sử dụng dịch chiết vỏ và rễ cây keo giậu (Flemingia vestita), làm giảm sự chuyển hoá glycogen 15 - 44 % và giảm hoạt
động của enzyme tổng hợp glycogen từ 36 - 59 %, giảm hoạt động của màng tế bào và giảm một số thành phần khác của sán dây R. echinobothrida, từ đó làm tê liệt sán, tác dụng điều trị gần tương tự nhưPraziquantel.
Arun K. Y. (2005) [50], Roy B. và cs (2007) [135], Lalchhandama K. (2009) [100], (2010) [103], Dasgupta S. và cs (2010) [65], [66] tiến hành thử nghiệm chất chiết từ vỏ cây keo Acacia oxyphylla (Leguminosae) với các nồng độ khác nhau đã có tác dụng làm bất hoạt sán dây R. echinobothrida, ở nồng độ cao làm tê liệt sán dây nhanh.
Roy B. và cs (2008) [136] [137] đã sử dụng chất chiết của cây Millettia pachycarpa trong điều trịR. echinobothrida, bước đầu cho hiệu quả tốt.
Một số tác giả khác đã tìm hiểu về cấu trúc, thành phần cơ thể của sán dây gà để tìm ra loại thuốc điều trị hiệu quả nhất (Vykhrestiuk N. P., 1984 [158], Balasubramanian M. P., 1984 [51], Pampori N. A., 1985 [121], Ba C. T. và cs, 1995 [167], Robert J. F., David G. B., 2007 [134]).
* Phòng bệnh:
Việc phòng trừ bệnh giun sán nói chung phải đạt được các yêu cầu sau: - Điều trị cho gà khỏi bệnh và đảm bảo cho ngoại cảnh không bị ô nhiễm mầm bệnh, tránh mầm bệnh nhiễm vào các con vật khác. Sau khi tẩy phải tiêu diệt tất cả sán và đốt sán được thải ra ngoài để ngăn ngừa mầm bệnh phát tán.
- Dùng thuốc đặc hiệu để tẩy sán dây.
- Định kỳ cho gà dùng thuốc tẩy để chống tái nhiễm, bội nhiễm.
Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [16] đã vận dụng học thuyết của Skrjabin K. I.
để đưa ra biện pháp phòng chống các bệnh giun sán nói chung. Tác giả cho rằng, biện pháp hữu hiệu để phòng trừ các bệnh giun sán là biện pháp phòng trừ tổng hợp, nghĩa là ở những vùng sinh thái nhất định đồng thời sử dụng nhiều biện pháp có hiệu quả đối với tất cả các giai đoạn phát triển của giun sán ở môi trường cũng như trong cơ thể ký chủ.
Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [7], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [11], Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [15] đều cho rằng: có thể áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh sán dây ở gà như sau:
- Định kỳ dùng thuốc tẩy sán dây cho gà.
- Tập trung phân gà để ủ diệt trứng sán dây. Cơ sở khoa học của phương pháp ủ phân là dựa vào hoạt động của hệ vi sinh vật yếm khí và hiếu khí phân giải và lên men các chất hữu cơ, làm tăng nhiệt độ của đống phân ủ lên rất nhiều. Ở
nhiệt độ này toàn bộ mầm bệnh giun sán bị tiêu diệt.
- Định kỳ vệ sinh chuồng trại, sát trùng tẩy uế chuồng trại và sân chơi. - Cách ly, nuôi gà con ở chuồng và sân chơi sạch sẽ.
- Áp dụng biện pháp diệt côn trùng môi giới như: phun thuốc diệt côn trùng (nhưng phải chú ý không gây độc cho gà), giữ sạch thức ăn và nguồn nước uống cho gà.
- Nuôi dưỡng gà theo khẩu phần phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, cần bổ sung đủđạm, khoáng và các vitamin A, D, E và vitamin nhóm B.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu, chứng minh hiệu quả của biện pháp phòng trừ tổng hợp đã nói ở trên.
* * *
Tóm lại, những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cho thấy:
Thành phần sán dây ký sinh ở gà thả vườn rất phong phú, trong đó những loài có vai trò gây bệnh quan trọng cho gà là: R. echinobothrida, R. tetragona, R. cesticillus, Davainea proglottina.
Trong quá trình ký sinh, sán dây lấy dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu qua toàn bộ bề mặt cơ thể. Trong cùng một lúc, ở những đốt thành thục của sán dây có thể sinh ra hàng chục triệu trứng, các đốt già đứt và thải trứng ra môi trường bên ngoài, từđốt cổ lại sản sinh ra các đốt mới.
Gà nhiễm sán dây rất phổ biến, một gà có thể nhiễm từ một đến nhiều loài sán, tỷ lệ nhiễm tăng theo lứa tuổi.
Ký chủ trung gian của sán dây gà rất phong phú (kiến, ruồi, ốc cạn, giun đất, bọ hung…).
Điều kiện thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng tới tình hình nhiễm sán dây ở gà. Gà nhiễm sán dây thường còi cọc, chậm lớn, thiếu máu, tỷ lệ đẻ giảm, rối loạn tiêu hóa.
Phương pháp chẩn đoán chủ yếu là kiểm tra phân gà, phát hiện các đốt sán dây bằng cách dội rửa liên tục (phương pháp Benedek). Mổ khám gà nghi nhiễm sán, thu thập và định loại sán cũng là phương đơn giản cho phép xác định chính xác các loài sán, tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây.
Có nhiều loại hóa dược có tác dụng điều trị sán dây cho gà thả vườn, nhưng nên sử dụng thuốc đặc hiệu để có hiệu lực cao nhất và an toàn cho gà.
Để phòng bệnh sán dây cho gà thả vườn nói riêng, bệnh ký sinh trùng ở đường tiêu hóa gà nói chung, cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU