- Giống Cotugnia Diamare, 1893:
N ền chuồng nuôi Xung quanh chuồn gV ườn chăn thả
Kết quảở bảng 3.6 và biểu đồ 3.5 cho thấy: tỷ lệ mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng nuôi và mẫu đất bề mặt khu vực vườn chăn thả ô nhiễm đốt và trứng sán dây thấp hơn so với mẫu nền chuồng (9,37 % và 5,76 % so với 19,18 %). Tuy nhiên, cả 3 khu vực lấy mẫu này đều là những nơi có ký chủ trung gian sống và phát triển, từđó gà có nguy cơ nhiễm cao do gặp và nuốt ký chủ trung gian.
Về tỷ lệ nhiễm giữa các địa phương, chúng tôi thấy rằng, ở các huyện: Định Hoá, Võ Nhai, Đại Từ, Phú Lương có tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh sán dây ở khu vực nuôi gà là cao nhất, sau đó đến huyện Phú Bình, thị xã Sông Công và huyện Phổ
Yên, thấp nhất là huyện Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên. Kết quả này phù hợp với kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà mà chúng tôi đã trình bày ở
các nội dung trước.
Từ kết quả trên chúng tôi thấy, để giảm tỷ lệ nhiễm sán dây ở gà thả vườn, người chăn nuôi gà cần thực hiện thường xuyên công tác vệ sinh ở cả nền chuồng nuôi, xung quanh chuồng và vườn chăn thả, định kỳ thay đệm lót và ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh học để diệt trứng sán dây.
3.1.2.2. Thời gian đốt sán phân huỷ giải phóng trứng sán dây và thời gian sống của phôi 6 móc sống của phôi 6 móc
* Thời gian phân huỷđốt, giải phóng trứng sán dây trong phân:
Kết quả xác định thời gian phân huỷ đốt, giải phóng trứng sán dây trong phân được trình bày ở bảng 3.7.
Qua bảng 3.7 cho thấy: khi tiến hành thí nghiệm kiểm tra thời gian đốt sán dây bắt đầu phân huỷ và phân huỷ hết ở lô thí nghiệm I (phân khô tự nhiên) và II (phân ướt) thực hiện trong 4 mùa, lặp lại trong 2 năm đều cho kết quả:
- Đối với các mùa khác nhau: thời gian đốt sán đầu tiên bắt đầu phân huỷ
ngắn nhất vào mùa Hè (2,8 - 4,2 ngày), sau đó đến mùa Xuân (3,2 - 4,4 ngày) và mùa Thu (3,2 - 4,6 ngày), dài nhất là vào mùa Đông (4,0 - 5,6 ngày). Thời gian đốt sán cuối cùng phân huỷ hết cũng ngắn nhất vào mùa Hè (4,8 – 6,0 ngày), dài nhất là vào mùa Đông (6,4 - 8,4 ngày).