Khảo nghiệm tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp quản

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo hướng chuẩn nghề nghiệp ở các trường thpt thạch thất - hà nội (Trang 76 - 80)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.Khảo nghiệm tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp quản

đã đề xuất

Trên đây là sáu biện pháp quản lý cơ bản hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV ở các trường THPT Thạch Thất trong giai đoạn hiện nay. Do thời gian nghiên cứu có hạn và vị trí công tác của người nghiên cứu không cho phép thực nghiệm những biện pháp đã đề xuất, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 50 cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường THPT huyện Thạch Thất - TP. Hà Nội về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp trên. Mục đích của việc khảo nghiệm là thông qua ý kiến của 50 cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường THPT huyện Thạch Thất - TP. Hà Nội để có đánh giá và khẳng định về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

Để khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của sáu biện pháp nêu trên chúng tôi đã tiến hành như sau:

Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến.

Bước 2: Tiến hành lấy ý kiến ở 50 cán bộ quản lý và GV trong 4 trường THPT huyện Thạch Thất.

Bước 3: Phân tích kết quả điều tra và rút ra ý kiến chung về tính cấp thiết và tính khả thi của sáu biện pháp quản lý mà luận văn đề xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 6. kết quả đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Số TT

Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng GV Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần thiết Cần thiết Chƣa cần thiết Rất khả thi Khả thi Chƣa khả thi 1

Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT Thạch Thất từ nay đến 2015

44% 52% 4% 44% 54% 2%

2

Bổ xung kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của các trường THPT trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu, bồi dưỡng và tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định chuẩn hóa

52% 48% 0% 46% 54% 0%

3

Tăng cường trách nhiệm, quyền hạn của hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn trong công tác bồi dưỡng giáo viên.

48% 48% 4% 42% 56% 2%

4

Đổi mới nội dung, lựa chọn hình thức bồi dưỡng giáo viên cho phù hợp và hiệu quả

60% 40% 0% 42% 56% 2%

5 Chú trọng hình thức tự học, tự

bồi dưỡng của giáo viên. 62% 48% 0% 60% 40% 0% 6 Tăng cường kiểm tra việc thực

hiện hoạt động bồi dưỡng giảng viên của các tổ chuyên môn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn vào bảng trên có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

a. Về tính cấp thiết của các biện pháp

Kết quả điều tra cho thấy hầu hết cán bộ quản lý nhà trường và GV được hỏi ý kiến đều thống nhất cao về tính cấp thiết của cả sáu biện pháp mà luận văn đề xuất. Trong 6 biện pháp đưa ra thì các biện pháp thứ 4 và thứ 5 được đánh giá là có tính cấp thiết cao nhất. Điều đó chứng tỏ để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng của GV trong các trường THPT Thạch Thất hiện nay vấn đề đổi mới nội dung, lựa chọn hình thức bồi dưỡng giáo viên cho phù hợp và hiệu quả đang là vấn đề đặt ra hàng đầu. Mặt khác qua ý kiến điều tra cũng cho thấy hình thức tự bồi dưỡng của GV có vai trò đặc biệt quan trọng và phù hợp với điều kiện thực tiễn của người GV hiện nay.

b. Về mức độ khả thi của các biện pháp.

Qua tổng hợp các ý kiến cho thấy có sự nhất trí cao trong việc đánh giá về tính khả thi của sáu biện pháp đưa ra. Từ đó cho thấy những biện pháp trên là phù hợp với thực tiễn và điều kiện khách quan, chủ quan của các nhà trường THPT và đội ngũ GV của huyện Thạch Thất hiện nay.

Cũng qua ý kiến tổng hợp cho thấy trong sáu biện pháp trên thì các biện pháp 1,2,3,5 được đánh giá là có tính khả thi cao nhất, các biện pháp còn lại cũng được đánh giá có tính khả thi rất cao. Số ý kiến đánh giá ở mức chưa khả thi ở một số biện pháp có tỷ lệ rất thấp (từ 2-4%).

Tóm lại: qua thăm dò ý kiến của 50 cán bộ quản lý và GV các trường THPT huyện Thạch Thất cho thấy cả sáu biện pháp quản lý chúng tôi đưa ra là phù hợp, có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Nếu hiệu trưởng các trường THPT của huyện thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các biện pháp trên chắc chắn sẽ nâng cao được hiệu quả công tác bồi dưỡng GV, sớm chuẩn hóa đội ngũ GV theo quy định chuẩn hóa của Bộ GD&ĐT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3, dựa trên kế hoạch tổng thể xây dựng, phát triển đội ngũ GV THPT của huyện Thạch Thất và của thành phố Hà Nội; căn cứ vào quy định chuẩn GV của Bộ GD&ĐT, thực trạng chất lượng đội ngũ GV. Luận văn đã xác định bốn nguyên tắc xây dựng các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng GV theo hướng chuẩn hóa. Trong số sáu biện pháp quản lý đưa ra, những biện pháp 1,2,3,5 - qua thăm dò ý kiến của 50 cán bộ quản lý các nhà trường THPT và GV được đánh giá là có tính cấp thiết và tính khả thi cao nhất.

Những biện pháp quản lý còn lại đều được đánh giá cao về tính cấp thiết và tính khả thi, trong đó chỉ có 2 - 4% ý liến cho rằng các biện pháp 4,6 chưa cấp thiết và không có tính khả thi cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo hướng chuẩn nghề nghiệp ở các trường thpt thạch thất - hà nội (Trang 76 - 80)